Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde, ngày 17/4 cho hay châu Âu hiện cần một tổ chức chuyên biệt có thể giúp tái cấp vốn các ngân hàng đang gặp khó khăn trong khu vực này.
Các cơ chế luật khác nhau tại mỗi nước trong Khu vực đồng euro (Eurozone) đã khiến các ngân hàng rơi vào một "vòng luẩn quẩn," gây tổn thương tài chính cho chính phủ các nước trong khu vực, trong khi những chính phủ đang có vấn đề về tài chính cũng khiến các ngân hàng phải chịu thiệt thòi.
Bà Lagarde nhấn mạnh IMF sẽ tiếp tục thúc giục chính phủ các nước Eurozone cho phép các quỹ bình ổn tài chính trong khu vực cho các ngân hàng vay trực tiếp, nhằm giải quyết sự liên đới giữa những ngân hàng cho vay và các rủi ro nhà nước. Bà đã đưa ra ý tưởng này hồi tháng 7/2011, nhưng không được chấp thuận.
Phát biểu tại trường Đại học Maryland ở Washington, bà Lagarde nói rằng châu Âu cần sự chia sẻ rủi ro xuyên biên giới lớn hơn nữa trong hệ thống ngân hàng. Vì vậy, trong ngắn hạn, một tổ chức trên toàn Eurozone có thể tiếp nhận cổ phần trực tiếp trong các ngân hàng có thể mang lại ích lợi. Tất cả những yếu tố trên đây nhằm phục vụ sự ổn định tài chính ở châu Âu.
Bên cạnh đó, bà Lagarde cũng nhấn mạnh khu vực này cần tăng cường sức mạnh ngân hàng, thông qua việc khôi phục mức đủ vốn để ngăn chặn tình trạng các ngân hàng gây tổn thương cho nhà nước bằng các khoản nợ lớn hơn; đồng thời, bà nhấn mạnh khôi phục lòng tin vào nợ nhà nước cùng góp phần hỗ trợ các ngân hàng.
Trong báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới 6 tháng một lần công bố ngày 17/4, IMF cũng đưa ra đề xuất tương tự rằng châu Âu cần nỗ lực hơn nữa trong việc tái cơ cấu vốn ngân hàng và sử dụng quỹ giải cứu của khối để tránh một cuộc khủng hoảng tài chính khác, sau khi căng thẳng lại xuất hiện trên các thị trường tài chính của Eurozone khi lãi suất của trái phiếu chính phủ Tây Ban Nha có kỳ hạn 10 năm đã vượt quá 6% trong ngày 16/4.
IMF lâu nay vẫn quan ngại rằng các chính sách khắc khổ chặt quá mức ở châu Âu cũng như việc các ngân hàng không có khả năng cho vay đã đẩy Eurozone vào suy thoái. Theo IMF, Eurozone cần phải làm nhiều hơn nữa để thúc đẩy tăng trưởng và cảnh báo kinh tế khu vực này có thể sẽ tăng trưởng âm trong năm nay./.
Các cơ chế luật khác nhau tại mỗi nước trong Khu vực đồng euro (Eurozone) đã khiến các ngân hàng rơi vào một "vòng luẩn quẩn," gây tổn thương tài chính cho chính phủ các nước trong khu vực, trong khi những chính phủ đang có vấn đề về tài chính cũng khiến các ngân hàng phải chịu thiệt thòi.
Bà Lagarde nhấn mạnh IMF sẽ tiếp tục thúc giục chính phủ các nước Eurozone cho phép các quỹ bình ổn tài chính trong khu vực cho các ngân hàng vay trực tiếp, nhằm giải quyết sự liên đới giữa những ngân hàng cho vay và các rủi ro nhà nước. Bà đã đưa ra ý tưởng này hồi tháng 7/2011, nhưng không được chấp thuận.
Phát biểu tại trường Đại học Maryland ở Washington, bà Lagarde nói rằng châu Âu cần sự chia sẻ rủi ro xuyên biên giới lớn hơn nữa trong hệ thống ngân hàng. Vì vậy, trong ngắn hạn, một tổ chức trên toàn Eurozone có thể tiếp nhận cổ phần trực tiếp trong các ngân hàng có thể mang lại ích lợi. Tất cả những yếu tố trên đây nhằm phục vụ sự ổn định tài chính ở châu Âu.
Bên cạnh đó, bà Lagarde cũng nhấn mạnh khu vực này cần tăng cường sức mạnh ngân hàng, thông qua việc khôi phục mức đủ vốn để ngăn chặn tình trạng các ngân hàng gây tổn thương cho nhà nước bằng các khoản nợ lớn hơn; đồng thời, bà nhấn mạnh khôi phục lòng tin vào nợ nhà nước cùng góp phần hỗ trợ các ngân hàng.
Trong báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới 6 tháng một lần công bố ngày 17/4, IMF cũng đưa ra đề xuất tương tự rằng châu Âu cần nỗ lực hơn nữa trong việc tái cơ cấu vốn ngân hàng và sử dụng quỹ giải cứu của khối để tránh một cuộc khủng hoảng tài chính khác, sau khi căng thẳng lại xuất hiện trên các thị trường tài chính của Eurozone khi lãi suất của trái phiếu chính phủ Tây Ban Nha có kỳ hạn 10 năm đã vượt quá 6% trong ngày 16/4.
IMF lâu nay vẫn quan ngại rằng các chính sách khắc khổ chặt quá mức ở châu Âu cũng như việc các ngân hàng không có khả năng cho vay đã đẩy Eurozone vào suy thoái. Theo IMF, Eurozone cần phải làm nhiều hơn nữa để thúc đẩy tăng trưởng và cảnh báo kinh tế khu vực này có thể sẽ tăng trưởng âm trong năm nay./.
Như Mai (TTXVN)