Theo đại diện Quỹ dân số Liên Hợp quốc (UNFPA) tại Indonesia, mặc dù số lượng cô dâu “trẻ con” ở nước này đã giảm đáng kể, song điều tra cho thấy trong nhóm các cô gái độ tuổi từ 20 đến 24 vẫn có tới 22% đã kết hôn ở độ tuổi vị thành niên.
UNFPA trong báo cáo công bố mới đây đã cảnh báo rằng nếu cứ tiếp tục xu hướng như hiện nay có thể sẽ có tới 142 triệu em gái trên toàn thế giới kết hôn trước tuổi 18 trong thập kỷ tới.
UNFPA lưu ý rằng trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2011, đã có tới 34% phụ nữ độ tuổi từ 20-24 tại các nước đang phát triển đã kết hôn hoặc sống không hôn thú trước tuổi 18. Con số này trong năm 2010 là gần 67 triệu phụ nữ, trong đó thậm chí số kết hôn hoặc sống không hôn thú trước tuổi 15 chiếm tới 12%.
Báo cáo cho biết Indonesia là một trong 48 quốc gia trên toàn thế giới có tỷ lệ hôn nhân trẻ vị thành niên giảm trên 10% trong những năm gần đây, song tỷ lệ này vẫn còn cao, đặc biệt là ở các khu vực nông thôn.
Ngoài phong tục tập quán, những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng hôn nhân trẻ vị thành viên là nghèo đói và thiếu giáo dục. Kết quả điều tra cho thấy 75,3% các cô gái kết hôn trước tuổi 18 hoặc thất học, hoặc cao nhất là hết bậc tiểu học.
UNFPA nhấn mạnh rằng giáo dục cho các em gái, đặc biệt là ở bậc trung học có ảnh hưởng rất lớn đến hôn nhân sau này. Thực tế là tại Indonesia những em gái đã học qua trung học có khả năng kết hôn ở tuổi vị thành niên thấp hơn sáu lần so với những em thất học hay học thấp hơn. Tương tự, 56,9% số cô dâu “trẻ con” ở đất nước “Vạn Đảo” thuộc nhóm các gia đình nghèo nhất trong xã hội./.
UNFPA trong báo cáo công bố mới đây đã cảnh báo rằng nếu cứ tiếp tục xu hướng như hiện nay có thể sẽ có tới 142 triệu em gái trên toàn thế giới kết hôn trước tuổi 18 trong thập kỷ tới.
UNFPA lưu ý rằng trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2011, đã có tới 34% phụ nữ độ tuổi từ 20-24 tại các nước đang phát triển đã kết hôn hoặc sống không hôn thú trước tuổi 18. Con số này trong năm 2010 là gần 67 triệu phụ nữ, trong đó thậm chí số kết hôn hoặc sống không hôn thú trước tuổi 15 chiếm tới 12%.
Báo cáo cho biết Indonesia là một trong 48 quốc gia trên toàn thế giới có tỷ lệ hôn nhân trẻ vị thành niên giảm trên 10% trong những năm gần đây, song tỷ lệ này vẫn còn cao, đặc biệt là ở các khu vực nông thôn.
Ngoài phong tục tập quán, những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng hôn nhân trẻ vị thành viên là nghèo đói và thiếu giáo dục. Kết quả điều tra cho thấy 75,3% các cô gái kết hôn trước tuổi 18 hoặc thất học, hoặc cao nhất là hết bậc tiểu học.
UNFPA nhấn mạnh rằng giáo dục cho các em gái, đặc biệt là ở bậc trung học có ảnh hưởng rất lớn đến hôn nhân sau này. Thực tế là tại Indonesia những em gái đã học qua trung học có khả năng kết hôn ở tuổi vị thành niên thấp hơn sáu lần so với những em thất học hay học thấp hơn. Tương tự, 56,9% số cô dâu “trẻ con” ở đất nước “Vạn Đảo” thuộc nhóm các gia đình nghèo nhất trong xã hội./.
Việt Tú/Jakarta (Vietnam+)