Theo các nhà kinh tế và phân tích Indonesia, nền kinh tế lớn nhất và đông dân nhất Đông Nam Á này nếu không tăng cường và gấp rút nâng cao sức cạnh tranh từ bây giờ thì không những không tận dụng được những cơ hội và lợi ích to lớn từ Cộng đồng Kinh tế Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) vào năm 2015, mà còn phải gánh chịu những thiệt hại lớn từ thị trường tự do chung này của khối.
Phó chủ tịch Hiệp hội các chủ sử dụng lao động Indonesia (Apindo) Franky Sibarani nhấn mạnh rằng nguy cơ nói trên còn vượt cả ra ngoài sức cạnh tranh, bởi nhiều nước láng giềng trong ASEAN đang có sự chuẩn bị tốt hơn với những chính sách thuận lợi của chính phủ liên quan đến các lĩnh vực hậu cần, lãi suất, năng lượng và tài chính...
Ông Franky Sibarani cho biết các nhà sản xuất từ các nước ASEAN khác có thể sử dụng cơ sở thương mại là chứng nhận xuất xứ, theo đó sẽ được hưởng chế độ thuế suất xuất khẩu 0% trong nội khối, cho phép các luồng hàng hóa lưu thông suôn sẻ hơn. Kết quả là, nếu Indonesia không đảm bảo tính cạnh tranh, sẽ phải nhập khẩu số lượng lớn hàng hóa từ các nước láng giềng.
Theo thống kê của Bộ Thương mại Indonesia, khoảng 15,8% tổng nhập khẩu của Indonesia trong năm 2011 được hưởng lợi từ chứng nhận xuất xứ, trong khi cơ sở thương mại này đảm bảo lợi ích cho 30% xuất khẩu tổng trị giá 40 tỷ USD của Indonesia sang các nước thành viên khác.
Nhà kinh tế hàng đầu của Viện Khoa học Indonesia (LIPI), Latif Adam chia sẻ rằng triển vọng có thể sẽ ảm đạm hơn với Indonesia khi trong khuôn khổ chứng nhận xuất xứ, có hiệu lực từ tháng1/2010, sáu thành viên ban đầu, bao gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan, có thể giao dịch miễn thuế gần như tất cả hàng hóa qua biên giới Hiệp định Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA).
Khủng hoảng kinh tế và tái suy thoái kinh tế ở châu Âu và Mỹ, hai thị trường vẫn tiếp tục quan trọng cho phần lớn các nhà sản xuất khu vực Đông Nam Á, nhắc nhở các thành viên ASEAN phải tìm kiếm giải pháp thay thế bằng cung cấp lẫn cho nhau. Khi đó, Indonesia sẽ chỉ cung cấp những gì các nước thành viên khác cần.
Trong khi bản thân đất nước “Vạn Đảo” là một thị trường đầy hứa hẹn do dân số đông thứ tư thế giới, thu nhập đầu người gia tăng và tầng lớp trung lưu mới nổi ngày một mở rộng. Cuộc cạnh tranh khi đó sẽ khốc liệt hơn nhiều so với hiện nay vì các nước trong khu vực đều sản xuất sản phẩm khá giống nhau, nên những nước có sức cạnh tranh thấp sẽ chịu thiệt hại nhiều hơn.
Titik Anas, nhà kinh tế tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), cho rằng cuộc cạnh tranh đã thực sự bắt đầu sớm đối với các nhà sản xuất địa phương của Indonesia, bởi chi phí hậu cần của quốc đảo cao hơn so với các nước ASEAN khác.
Hoạt động hậu cần của Indonesia thuộc diện hiệu quả thấp nhất trong khu vực, đứng thứ 59 trong tổng số 155 nước được khảo sát năm 2012 theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới (WB), dưới cả các nước láng giềng Việt Nam và Philippines.
Indonesia vận chuyển lượng hàng hóa phi dầu khí trị giá 31,27 tỷ USD sang các nước ASEAN khác trong năm 2012, giảm 2,94% so với năm trước đó, trong khi nhập khẩu theo chiều ngược lại 31,72 tỷ USD, tăng 6,48%.
Tổng Vụ trưởng Hợp tác thương mại Quốc tế, Bộ Thương mại Indonesia, IIman Pambagyo cũng thừa nhận rằng một số ngành sản xuất của Indonesia cần phải đề ra mục tiêu rõ ràng về nâng cao sức cạnh tranh do hiện đang tụt hậu sau các nước láng giềng trong khu vực.
Trong khi đó Tổng vụ trưởng Hợp tác Công nghiệp Quốc tế, Bộ Công nghiệp Indonesia, Agus Tjahajana cho biết chính phủ nước này đã chỉ rõ và thiết lập lộ trình cho những khu vực có khả năng phát triển mạnh khi AEC bắt đầu có hiệu lực. Đó là các ngành điện tử, ôtô, ximăng, dệt may và da giày đối với thị trường trong nước, và các ngành liên quan đến nông nghiệp, thủy sản, da giày, nội thất, thực phẩm và đồ uống đối với thị trường khu vực Đông Nam Á./.
Phó chủ tịch Hiệp hội các chủ sử dụng lao động Indonesia (Apindo) Franky Sibarani nhấn mạnh rằng nguy cơ nói trên còn vượt cả ra ngoài sức cạnh tranh, bởi nhiều nước láng giềng trong ASEAN đang có sự chuẩn bị tốt hơn với những chính sách thuận lợi của chính phủ liên quan đến các lĩnh vực hậu cần, lãi suất, năng lượng và tài chính...
Ông Franky Sibarani cho biết các nhà sản xuất từ các nước ASEAN khác có thể sử dụng cơ sở thương mại là chứng nhận xuất xứ, theo đó sẽ được hưởng chế độ thuế suất xuất khẩu 0% trong nội khối, cho phép các luồng hàng hóa lưu thông suôn sẻ hơn. Kết quả là, nếu Indonesia không đảm bảo tính cạnh tranh, sẽ phải nhập khẩu số lượng lớn hàng hóa từ các nước láng giềng.
Theo thống kê của Bộ Thương mại Indonesia, khoảng 15,8% tổng nhập khẩu của Indonesia trong năm 2011 được hưởng lợi từ chứng nhận xuất xứ, trong khi cơ sở thương mại này đảm bảo lợi ích cho 30% xuất khẩu tổng trị giá 40 tỷ USD của Indonesia sang các nước thành viên khác.
Nhà kinh tế hàng đầu của Viện Khoa học Indonesia (LIPI), Latif Adam chia sẻ rằng triển vọng có thể sẽ ảm đạm hơn với Indonesia khi trong khuôn khổ chứng nhận xuất xứ, có hiệu lực từ tháng1/2010, sáu thành viên ban đầu, bao gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan, có thể giao dịch miễn thuế gần như tất cả hàng hóa qua biên giới Hiệp định Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA).
Khủng hoảng kinh tế và tái suy thoái kinh tế ở châu Âu và Mỹ, hai thị trường vẫn tiếp tục quan trọng cho phần lớn các nhà sản xuất khu vực Đông Nam Á, nhắc nhở các thành viên ASEAN phải tìm kiếm giải pháp thay thế bằng cung cấp lẫn cho nhau. Khi đó, Indonesia sẽ chỉ cung cấp những gì các nước thành viên khác cần.
Trong khi bản thân đất nước “Vạn Đảo” là một thị trường đầy hứa hẹn do dân số đông thứ tư thế giới, thu nhập đầu người gia tăng và tầng lớp trung lưu mới nổi ngày một mở rộng. Cuộc cạnh tranh khi đó sẽ khốc liệt hơn nhiều so với hiện nay vì các nước trong khu vực đều sản xuất sản phẩm khá giống nhau, nên những nước có sức cạnh tranh thấp sẽ chịu thiệt hại nhiều hơn.
Titik Anas, nhà kinh tế tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), cho rằng cuộc cạnh tranh đã thực sự bắt đầu sớm đối với các nhà sản xuất địa phương của Indonesia, bởi chi phí hậu cần của quốc đảo cao hơn so với các nước ASEAN khác.
Hoạt động hậu cần của Indonesia thuộc diện hiệu quả thấp nhất trong khu vực, đứng thứ 59 trong tổng số 155 nước được khảo sát năm 2012 theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới (WB), dưới cả các nước láng giềng Việt Nam và Philippines.
Indonesia vận chuyển lượng hàng hóa phi dầu khí trị giá 31,27 tỷ USD sang các nước ASEAN khác trong năm 2012, giảm 2,94% so với năm trước đó, trong khi nhập khẩu theo chiều ngược lại 31,72 tỷ USD, tăng 6,48%.
Tổng Vụ trưởng Hợp tác thương mại Quốc tế, Bộ Thương mại Indonesia, IIman Pambagyo cũng thừa nhận rằng một số ngành sản xuất của Indonesia cần phải đề ra mục tiêu rõ ràng về nâng cao sức cạnh tranh do hiện đang tụt hậu sau các nước láng giềng trong khu vực.
Trong khi đó Tổng vụ trưởng Hợp tác Công nghiệp Quốc tế, Bộ Công nghiệp Indonesia, Agus Tjahajana cho biết chính phủ nước này đã chỉ rõ và thiết lập lộ trình cho những khu vực có khả năng phát triển mạnh khi AEC bắt đầu có hiệu lực. Đó là các ngành điện tử, ôtô, ximăng, dệt may và da giày đối với thị trường trong nước, và các ngành liên quan đến nông nghiệp, thủy sản, da giày, nội thất, thực phẩm và đồ uống đối với thị trường khu vực Đông Nam Á./.
Việt Tú/Jakarta (Vietnam+)