Israel ngày 6/6 đã bác bỏ đề xuất của Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon về việc tiến hành một cuộc điều tra quốc tế đối với vụ quân đội Israel tấn công tàu chở hàng cứu trợ tới Dải Gaza.
Phát biểu trên kênh truyền hình của Mỹ Fox News Sunday, Đại sứ Israel tại Washington Michael Oren tuyên bố Israel "bác bỏ ý tưởng thành lập một ủy ban điều tra quốc tế và sẽ không tham gia bất cứ cuộc điều tra quốc tế nào về vụ việc trên."
Theo ông, Israel đang thảo luận với Mỹ về phương thức điều tra, song không có ý định chấp nhận yêu cầu của một số nước đòi điều tra độc lập vụ việc này.
Trước đó, một quan chức Israel cho biết Tổng thư ký Ban Ki-moon đề xuất thành lập ủy ban điều tra do Thủ tướng New Zealand đứng đầu và có sự tham gia của đại diện các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Israel và Mỹ.
Cùng ngày tại Paris, Ngoại trưởng Anh William Hague, đang ở thăm Pháp, và người đồng cấp nước chủ nhà Bernard Kouchner cho rằng việc tiến hành một cuộc điều tra quốc tế là cần thiết để giải quyết tranh cãi xung quanh vụ việc trên.
Phát biểu tại cuộc họp báo chung, ông Hague nhấn mạnh điều quan trọng là phải có một cuộc điều tra đáng tin cậy và minh bạch, vì vậy, "tối thiểu phải có sự hiện diện quốc tế."
Ông Kouchner đề xuất Liên minh châu Âu (EU) tham gia tháo gỡ căng thẳng bằng việc kiểm tra hàng hóa chở vào Dải Gaza cũng như kiểm soát cửa khẩu Rafah vào vùng lãnh thổ này.
Trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy cũng kêu gọi Israel chấp nhận một cuộc điều tra quốc tế công bằng và đáng tin cậy, trong đó có sự tham gia của Pháp.
Trong khi đó, tại Tehran, ông Ali Shirazi, đại diện của Nhà lãnh đạo tối cao Iran, Đại giáo chủ Ali Khamenei trong Lực lượng Vệ binh Cách mạng tuyên bố "hải quân Vệ binh Cách mạng Iran sẵn sàng hộ tống các tàu chở hàng vào Dải Gaza bằng tất cả sức mạnh và khả năng."
Hãng thông tấn chính thức IRNA của Iran đưa tin Iran sẽ cố gắng đưa hàng viện trợ nhân đạo tới Gaza bằng các tàu treo cờ của nước này.
Giới phân tích nhận định Israel sẽ xem bất cứ sự can thiệp nào của quân đội Iran là hành động gây hấn, vì Tel Aviv vốn cáo buộc Iran cung cấp vũ khí cho Phong trào vũ trang Hồi giáo Hamas đang kiểm soát Dải Gaza.
Phát biểu trước công chúng ngày 6/6 tại thành phố Bursa ở Tây Bắc Thổ Nhĩ Kỳ, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố sẽ buộc Israel phải trả giá về hành động "khủng bố nhà nước" ở Trung Đông.
Vụ tấn công của hải quân Israel ngày 31/5 nhằm vào một tàu của Thổ Nhĩ Kỳ trong đoàn tàu chở hàng cứu trợ tới Gaza đã đẩy quan hệ hai nước từng là đồng minh này rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng.
Thổ Nhĩ Kỳ đã rút đại sứ tại Tel Aviv về nước và yêu cầu Israel chính thức xin lỗi, đồng thời kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra quốc tế độc lập về vụ tấn công này.
Thủ tướng Erdogan cho biết ông đã thảo luận kế hoạch này với Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon ngày 5/6.
Tiếp tục làn sóng phản đối vụ tấn công của Israel, tại thủ đô Ankara của Thổ Nhĩ Kỳ, 6.000-7.000 người đã đứng dưới trời mưa lên án chính quyền Tel Aviv, trong khi tại thành phố Istabul, khoảng 1.000 người biểu tình kêu gọi chính phủ trục xuất các nhà ngoại giao Israel.
Tại thủ đô Rabat của Morocco, 35.000 người, trong đó có cả các bộ trưởng, đã biểu tình, đốt cờ Israel.
Tại Lebanon, hàng trăm người biểu tình phản đối Israel gần Đại Sứ quán Mỹ. Khoảng 35.000 người ở thành phố Lille, phía Bắc Pháp, cũng tham gia biểu tình phản đối vụ tấn công của Israel.
Quốc hội Syria ngày 6/6 kêu gọi các cơ quan lập pháp quốc tế thông qua lập trường cứng rắn đối với Israel sau vụ việc trên.
Trong một thông điệp, Quốc hội Syria kêu gọi các liên minh nghị viện châu Âu, Arập, cũng như nghị viện các nước châu Á và Địa Trung Hải thảo luận vụ Israel tấn công tàu chở hàng cứu trợ tới Dải Gaza.
Thông điệp nhấn mạnh nếu cộng đồng quốc tế không áp dụng các biện pháp trừng phạt Israel thì sẽ khuyến khích nhà nước Do thái cũng như các phần tử khủng bố, hải tặc và các phần tử sống ngoài vòng pháp luật phạm các tội ác nghiêm trọng hơn.
Đặc phái viên Trung Quốc về Trung Đông Vũ Tư Khắc, đang ở thăm Israel, ngày 6/6 bày tỏ hy vọng Tel Aviv thực hiện các nghị quyết của Liên hợp quốc và hủy bỏ lệnh phong tỏa Dải Gaza, đồng thời kêu gọi Palestine và Israel đàm phán gián tiếp để cùng nỗ lực thúc đẩy tiến trình hòa bình Trung đông.
Liên quan đến tàu Rachel Corrie chở hàng cứu trợ đến Dải Gaza bị Israel giữ ngày 5/6, toàn bộ thủy thủ trên tàu này đã được trả tự do.
Nữ phát ngôn viên Cơ quan Dân số và Di trú Israel Sabin Hadad thông báo: "Tất cả thành viên thủ thủy đoàn đã đồng ý rời Israel và họ đang ở sân bay."
Tàu Rachel Corrie cùng 19 thủy thủ bị hải quân Israel bắt giữ sau khi thủy thủ đoàn từ chối yêu cầu thay đổi hải trình để cập vào một cảng Israel./.
Phát biểu trên kênh truyền hình của Mỹ Fox News Sunday, Đại sứ Israel tại Washington Michael Oren tuyên bố Israel "bác bỏ ý tưởng thành lập một ủy ban điều tra quốc tế và sẽ không tham gia bất cứ cuộc điều tra quốc tế nào về vụ việc trên."
Theo ông, Israel đang thảo luận với Mỹ về phương thức điều tra, song không có ý định chấp nhận yêu cầu của một số nước đòi điều tra độc lập vụ việc này.
Trước đó, một quan chức Israel cho biết Tổng thư ký Ban Ki-moon đề xuất thành lập ủy ban điều tra do Thủ tướng New Zealand đứng đầu và có sự tham gia của đại diện các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Israel và Mỹ.
Cùng ngày tại Paris, Ngoại trưởng Anh William Hague, đang ở thăm Pháp, và người đồng cấp nước chủ nhà Bernard Kouchner cho rằng việc tiến hành một cuộc điều tra quốc tế là cần thiết để giải quyết tranh cãi xung quanh vụ việc trên.
Phát biểu tại cuộc họp báo chung, ông Hague nhấn mạnh điều quan trọng là phải có một cuộc điều tra đáng tin cậy và minh bạch, vì vậy, "tối thiểu phải có sự hiện diện quốc tế."
Ông Kouchner đề xuất Liên minh châu Âu (EU) tham gia tháo gỡ căng thẳng bằng việc kiểm tra hàng hóa chở vào Dải Gaza cũng như kiểm soát cửa khẩu Rafah vào vùng lãnh thổ này.
Trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy cũng kêu gọi Israel chấp nhận một cuộc điều tra quốc tế công bằng và đáng tin cậy, trong đó có sự tham gia của Pháp.
Trong khi đó, tại Tehran, ông Ali Shirazi, đại diện của Nhà lãnh đạo tối cao Iran, Đại giáo chủ Ali Khamenei trong Lực lượng Vệ binh Cách mạng tuyên bố "hải quân Vệ binh Cách mạng Iran sẵn sàng hộ tống các tàu chở hàng vào Dải Gaza bằng tất cả sức mạnh và khả năng."
Hãng thông tấn chính thức IRNA của Iran đưa tin Iran sẽ cố gắng đưa hàng viện trợ nhân đạo tới Gaza bằng các tàu treo cờ của nước này.
Giới phân tích nhận định Israel sẽ xem bất cứ sự can thiệp nào của quân đội Iran là hành động gây hấn, vì Tel Aviv vốn cáo buộc Iran cung cấp vũ khí cho Phong trào vũ trang Hồi giáo Hamas đang kiểm soát Dải Gaza.
Phát biểu trước công chúng ngày 6/6 tại thành phố Bursa ở Tây Bắc Thổ Nhĩ Kỳ, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố sẽ buộc Israel phải trả giá về hành động "khủng bố nhà nước" ở Trung Đông.
Vụ tấn công của hải quân Israel ngày 31/5 nhằm vào một tàu của Thổ Nhĩ Kỳ trong đoàn tàu chở hàng cứu trợ tới Gaza đã đẩy quan hệ hai nước từng là đồng minh này rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng.
Thổ Nhĩ Kỳ đã rút đại sứ tại Tel Aviv về nước và yêu cầu Israel chính thức xin lỗi, đồng thời kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra quốc tế độc lập về vụ tấn công này.
Thủ tướng Erdogan cho biết ông đã thảo luận kế hoạch này với Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon ngày 5/6.
Tiếp tục làn sóng phản đối vụ tấn công của Israel, tại thủ đô Ankara của Thổ Nhĩ Kỳ, 6.000-7.000 người đã đứng dưới trời mưa lên án chính quyền Tel Aviv, trong khi tại thành phố Istabul, khoảng 1.000 người biểu tình kêu gọi chính phủ trục xuất các nhà ngoại giao Israel.
Tại thủ đô Rabat của Morocco, 35.000 người, trong đó có cả các bộ trưởng, đã biểu tình, đốt cờ Israel.
Tại Lebanon, hàng trăm người biểu tình phản đối Israel gần Đại Sứ quán Mỹ. Khoảng 35.000 người ở thành phố Lille, phía Bắc Pháp, cũng tham gia biểu tình phản đối vụ tấn công của Israel.
Quốc hội Syria ngày 6/6 kêu gọi các cơ quan lập pháp quốc tế thông qua lập trường cứng rắn đối với Israel sau vụ việc trên.
Trong một thông điệp, Quốc hội Syria kêu gọi các liên minh nghị viện châu Âu, Arập, cũng như nghị viện các nước châu Á và Địa Trung Hải thảo luận vụ Israel tấn công tàu chở hàng cứu trợ tới Dải Gaza.
Thông điệp nhấn mạnh nếu cộng đồng quốc tế không áp dụng các biện pháp trừng phạt Israel thì sẽ khuyến khích nhà nước Do thái cũng như các phần tử khủng bố, hải tặc và các phần tử sống ngoài vòng pháp luật phạm các tội ác nghiêm trọng hơn.
Đặc phái viên Trung Quốc về Trung Đông Vũ Tư Khắc, đang ở thăm Israel, ngày 6/6 bày tỏ hy vọng Tel Aviv thực hiện các nghị quyết của Liên hợp quốc và hủy bỏ lệnh phong tỏa Dải Gaza, đồng thời kêu gọi Palestine và Israel đàm phán gián tiếp để cùng nỗ lực thúc đẩy tiến trình hòa bình Trung đông.
Liên quan đến tàu Rachel Corrie chở hàng cứu trợ đến Dải Gaza bị Israel giữ ngày 5/6, toàn bộ thủy thủ trên tàu này đã được trả tự do.
Nữ phát ngôn viên Cơ quan Dân số và Di trú Israel Sabin Hadad thông báo: "Tất cả thành viên thủ thủy đoàn đã đồng ý rời Israel và họ đang ở sân bay."
Tàu Rachel Corrie cùng 19 thủy thủ bị hải quân Israel bắt giữ sau khi thủy thủ đoàn từ chối yêu cầu thay đổi hải trình để cập vào một cảng Israel./.
(TTXVN/Vietnam+)