Ngày 2/8, tại Nhà điều hành Trạm thu phí cầu Cỏ May (trên Quốc lộ 51, tỷnh Bà Rịa-Vũng Tàu), Tập đoàn Hải Châu đã bàn giao lại Trạm thu phí cầu Cỏ May cho Cục Đường bộ Việt Nam quản lý, kết thúc hơn 12 năm đơn vị này quản lý, thu phí các phương tiện qua lại trên cây cầu.
Như vậy, từ 12 giờ ngày 2/8, các phương tiện được tự do lưu thông qua lại trên cầu Cỏ May, không bị mất phí.
Cầu Cỏ May do Công ty trách nhiệm hữu hạn Hải Châu (nay là Tập đoàn Hải Châu) đầu tư xây dựng theo hình thức BOT (xây dựng-khai thác-chuyển giao). Cầu hoàn thành và đưa vào khai thác từ năm 1999.
Tổng mức đầu tư ban đầu là 78 tỷ đồng, sau đó chủ đầu tư tăng chi phí đầu tư lên 113 tỷ đồng nên trong hợp đồng BOT (giữa Tổng cục Đường bộ Việt Nam với Công ty trách nhiệm hữu hạn Hải Châu lúc đó) đã được Tổng cục Đường bộ cho điều chỉnh tăng thời gian thu phí từ 8 năm lên 12 năm 1 tháng (từ 19/6/1999 đến 18/7/2011).
Tuy nhiên, từ tháng 4/2006, Chính phủ đã ra Nghị định số 24 quy định không thu phí đối với xe máy khi qua cầu, nhưng Công ty trách nhiệm hữu hạn Hải Châu đã vịn vào lý do này cho rằng mình bị thiệt hại nên đã đề nghị Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho tăng thêm thời gian thu phí để bù đắp lại thiệt hại. Và ngày 14/7, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã đồng ý cho Tập đoàn Hải Châu tiếp tục thu phí đến 2/8 (tức là thêm 15 ngày).
Ông Vũ Mạnh Hà, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên quản lý và xây dựng công trình 76, thuộc Khu quản lý đường bộ 7 (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) là đơn vị được giao tiếp nhận, trực tiếp quản lý, bố trí người bảo vệ tài sản trạm cho biết do không còn phải dừng lại mua vé qua cầu, nên nếu các lái xe vẫn duy trì tốc độ cao khi qua trạm với các làn xe hẹp sẽ rất nguy hiểm, nhất là vào ban đêm. Vì vậy, ngay trong những ngày tới, đơn vị sẽ lắp các biển báo, tín hiệu cảnh báo lái xe giảm tốc độ khi qua trạm./.
Như vậy, từ 12 giờ ngày 2/8, các phương tiện được tự do lưu thông qua lại trên cầu Cỏ May, không bị mất phí.
Cầu Cỏ May do Công ty trách nhiệm hữu hạn Hải Châu (nay là Tập đoàn Hải Châu) đầu tư xây dựng theo hình thức BOT (xây dựng-khai thác-chuyển giao). Cầu hoàn thành và đưa vào khai thác từ năm 1999.
Tổng mức đầu tư ban đầu là 78 tỷ đồng, sau đó chủ đầu tư tăng chi phí đầu tư lên 113 tỷ đồng nên trong hợp đồng BOT (giữa Tổng cục Đường bộ Việt Nam với Công ty trách nhiệm hữu hạn Hải Châu lúc đó) đã được Tổng cục Đường bộ cho điều chỉnh tăng thời gian thu phí từ 8 năm lên 12 năm 1 tháng (từ 19/6/1999 đến 18/7/2011).
Tuy nhiên, từ tháng 4/2006, Chính phủ đã ra Nghị định số 24 quy định không thu phí đối với xe máy khi qua cầu, nhưng Công ty trách nhiệm hữu hạn Hải Châu đã vịn vào lý do này cho rằng mình bị thiệt hại nên đã đề nghị Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho tăng thêm thời gian thu phí để bù đắp lại thiệt hại. Và ngày 14/7, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã đồng ý cho Tập đoàn Hải Châu tiếp tục thu phí đến 2/8 (tức là thêm 15 ngày).
Ông Vũ Mạnh Hà, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên quản lý và xây dựng công trình 76, thuộc Khu quản lý đường bộ 7 (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) là đơn vị được giao tiếp nhận, trực tiếp quản lý, bố trí người bảo vệ tài sản trạm cho biết do không còn phải dừng lại mua vé qua cầu, nên nếu các lái xe vẫn duy trì tốc độ cao khi qua trạm với các làn xe hẹp sẽ rất nguy hiểm, nhất là vào ban đêm. Vì vậy, ngay trong những ngày tới, đơn vị sẽ lắp các biển báo, tín hiệu cảnh báo lái xe giảm tốc độ khi qua trạm./.
Đoàn Mạnh Dương (TTXVN/Vietnam+)