Nhà lưu niệm Mẹ Tơm (Nguyễn Thị Quyển) - người mẹ nổi tiếng trong bài thơ Mẹ Tơm của nhà thơ Tố Hữu đã được khánh thành ngày 15/9, tại xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa).
Đây là nơi thờ cúng và trưng bày các hiện vật di tích, các tài liệu, tranh ảnh liên quan đến quá trình hoạt động cách mạng của gia đình mẹ Tơm.
Bà Nguyễn Thị Quyển, tức Mẹ Tơm sinh năm 1880, mất năm 1953 - người mẹ mà như nhà thơ Tố Hữu đã viết: "...Hỡi người mẹ khổ đã dành cơm/ Cho con cho Đảng ngày xưa ấy/ Không sợ tù gông, chấp súng gươm..." đã nuôi giấu nhiều cán bộ của Đảng hoạt động cách mạng, trong đó có các đồng chí Tố Hữu, Trần Quyết Thắng, Hoàng Xung Phong, Nguyễn Thị Thái, Lê Tất Đắc...
Nhà mẹ Tơm còn là nơi cất giấu, in ấn các tài liệu quan trọng, truyền đơn của Đảng, báo Đuổi giặc nước vào đầu năm 1943. Ghi nhận những công lao của Mẹ Tơm, năm 1966, Chính phủ đã tặng Mẹ bằng có công với nước và Kỷ niệm chương Tổ quốc ghi công. Ngôi nhà cũ của Mẹ cũng được công nhận là Di tích lịch sử cách mạng.
Việc xây dựng Nhà lưu niệm di tích lịch sử Mẹ Tơm là sự nghi nhận của cấp ủy, chính quyền và nhân dân tỉnh Thanh Hóa với những công lao, đóng góp của gia đình Mẹ trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đây cũng là địa chỉ đỏ nhằm giáo dục về truyền thống yêu nước đối với thế hệ mai sau./.
Đây là nơi thờ cúng và trưng bày các hiện vật di tích, các tài liệu, tranh ảnh liên quan đến quá trình hoạt động cách mạng của gia đình mẹ Tơm.
Bà Nguyễn Thị Quyển, tức Mẹ Tơm sinh năm 1880, mất năm 1953 - người mẹ mà như nhà thơ Tố Hữu đã viết: "...Hỡi người mẹ khổ đã dành cơm/ Cho con cho Đảng ngày xưa ấy/ Không sợ tù gông, chấp súng gươm..." đã nuôi giấu nhiều cán bộ của Đảng hoạt động cách mạng, trong đó có các đồng chí Tố Hữu, Trần Quyết Thắng, Hoàng Xung Phong, Nguyễn Thị Thái, Lê Tất Đắc...
Nhà mẹ Tơm còn là nơi cất giấu, in ấn các tài liệu quan trọng, truyền đơn của Đảng, báo Đuổi giặc nước vào đầu năm 1943. Ghi nhận những công lao của Mẹ Tơm, năm 1966, Chính phủ đã tặng Mẹ bằng có công với nước và Kỷ niệm chương Tổ quốc ghi công. Ngôi nhà cũ của Mẹ cũng được công nhận là Di tích lịch sử cách mạng.
Việc xây dựng Nhà lưu niệm di tích lịch sử Mẹ Tơm là sự nghi nhận của cấp ủy, chính quyền và nhân dân tỉnh Thanh Hóa với những công lao, đóng góp của gia đình Mẹ trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đây cũng là địa chỉ đỏ nhằm giáo dục về truyền thống yêu nước đối với thế hệ mai sau./.
Nguyễn Mai Hương (TTXVN/Vietnam+)