Trong dự án trồng rừng và khôi phục rừng Trường Sơn, các cây bản địa sẽ được trồng mới trên 200 ha và hơn 430 ha rừng tại những điểm trọng yếu của hai tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên Huế sẽ được phục hồi nhằm phát triển và bảo vệ hệ sinh thái rừng.
Đó là thông tin được tiến sỹ Lê Thủy Anh, Quản lý chương trình Trung Trường Sơn của Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) cho biết tại buổi lễ khởi động trồng rừng-đánh dấu quá trình phục hồi rừng Trường Sơn, do WWF và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam cùng người dân xã Tà Lu, huyện Đông Giang, khu vực biên giới Lào và Việt Nam tổ chức ngày hôm nay (24/10).
[Phát hiện loài mang lớn hiếm ở Khu bảo tồn Sao la]
Theo đó, chương trình phục hồi rừng được tiến hành tại 20 xã thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam. Đây là một hoạt động của Dự án “Dự trữ các-bon và bảo tồn đa dạng sinh học” (CarBi) do WWF khởi xướng.
Tiến sỹ Lê Thủy Anh cho biết, sinh cảnh bị phân mảnh là một trong những nguyên nhân chính đe doạ “hành lang” sinh học tự nhiên, hạn chế các loài di chuyển và phối giống. Hiện nay, có nhiều loài sinh vật quý hiếm đang bị đẩy đến bờ vực tuyệt chủng, do đó các lực lượng chức năng nếu không có những nỗ lực tái tạo rừng, thì hệ sinh thái khu vực sẽ không thể phục hồi.
Hợp phần Phục hồi Rừng của dự án là một chiến lược bảo vệ và phát triển rừng dựa vào cộng đồng và được thực hiện với sự hợp tác của các hộ gia đình địa phương. Những hộ dân tham gia vào chương trình này sẽ hợp tác cùng cán bộ dự án, xác định khu vực trồng, khoanh nuôi tái sinh rừng cũng như cùng ra quyết định loài cây trồng phù hợp và quản lý quá trình phục hồi rừng.
Cụ thể, các hộ dân tham gia được cung cấp cây giống và phân bón nhằm đảm bảo sự thành công của quá trình trồng mới rừng. Còn các cán bộ thực địa của chi cục và dự án CarBi sẽ giám sát và hướng dẫn người dân thực hiện.
[Thành lập khu bảo tồn loài sao la Thừa Thiên-Huế]
"Người dân cũng được tập huấn về cách vận chuyển, trồng và chăm sóc cây giống đồng thời nhận được tiền công khi thực hiện công việc này thông qua tài khoản tiết kiệm do CarBi hỗ trợ, tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện," tiến sỹ Lê Thủy Anh cho hay.
Theo Chi Cục trưởng Chi Cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam ông Phan Tuấn, công tác quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên là một trong những nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Quảng Nam.
“Trong kế hoạch phát triển rừng giai đoạn 2015–2020, tỉnh phấn đấu đạt độ che phủ rừng trong toàn tỉnh là 52%. Vì thế, tỉnh luôn nỗ lực để thực hiện các chương trình trồng rừng, cải thiện rừng đồng thời tạo điều kiện sinh kế, tăng thu nhập cho người dân địa phương,” ông Phan Tuấn nói.
Ước tính trong năm 2014, chương trình này sẽ tiếp tục trồng thêm cây bản địa trên 250 ha và phục hồi khoảng 2.970 ha tại khu vực này./.
Đó là thông tin được tiến sỹ Lê Thủy Anh, Quản lý chương trình Trung Trường Sơn của Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) cho biết tại buổi lễ khởi động trồng rừng-đánh dấu quá trình phục hồi rừng Trường Sơn, do WWF và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam cùng người dân xã Tà Lu, huyện Đông Giang, khu vực biên giới Lào và Việt Nam tổ chức ngày hôm nay (24/10).
[Phát hiện loài mang lớn hiếm ở Khu bảo tồn Sao la]
Theo đó, chương trình phục hồi rừng được tiến hành tại 20 xã thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam. Đây là một hoạt động của Dự án “Dự trữ các-bon và bảo tồn đa dạng sinh học” (CarBi) do WWF khởi xướng.
Tiến sỹ Lê Thủy Anh cho biết, sinh cảnh bị phân mảnh là một trong những nguyên nhân chính đe doạ “hành lang” sinh học tự nhiên, hạn chế các loài di chuyển và phối giống. Hiện nay, có nhiều loài sinh vật quý hiếm đang bị đẩy đến bờ vực tuyệt chủng, do đó các lực lượng chức năng nếu không có những nỗ lực tái tạo rừng, thì hệ sinh thái khu vực sẽ không thể phục hồi.
Hợp phần Phục hồi Rừng của dự án là một chiến lược bảo vệ và phát triển rừng dựa vào cộng đồng và được thực hiện với sự hợp tác của các hộ gia đình địa phương. Những hộ dân tham gia vào chương trình này sẽ hợp tác cùng cán bộ dự án, xác định khu vực trồng, khoanh nuôi tái sinh rừng cũng như cùng ra quyết định loài cây trồng phù hợp và quản lý quá trình phục hồi rừng.
Cụ thể, các hộ dân tham gia được cung cấp cây giống và phân bón nhằm đảm bảo sự thành công của quá trình trồng mới rừng. Còn các cán bộ thực địa của chi cục và dự án CarBi sẽ giám sát và hướng dẫn người dân thực hiện.
[Thành lập khu bảo tồn loài sao la Thừa Thiên-Huế]
"Người dân cũng được tập huấn về cách vận chuyển, trồng và chăm sóc cây giống đồng thời nhận được tiền công khi thực hiện công việc này thông qua tài khoản tiết kiệm do CarBi hỗ trợ, tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện," tiến sỹ Lê Thủy Anh cho hay.
Theo Chi Cục trưởng Chi Cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam ông Phan Tuấn, công tác quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên là một trong những nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Quảng Nam.
“Trong kế hoạch phát triển rừng giai đoạn 2015–2020, tỉnh phấn đấu đạt độ che phủ rừng trong toàn tỉnh là 52%. Vì thế, tỉnh luôn nỗ lực để thực hiện các chương trình trồng rừng, cải thiện rừng đồng thời tạo điều kiện sinh kế, tăng thu nhập cho người dân địa phương,” ông Phan Tuấn nói.
Ước tính trong năm 2014, chương trình này sẽ tiếp tục trồng thêm cây bản địa trên 250 ha và phục hồi khoảng 2.970 ha tại khu vực này./.
Trung Trường Sơn là một trong những nơi có độ đa dạng sinh học cao trong khu vực và trên thế giới; bao gồm rất nhiều loài thú quý hiếm và chỉ có thể tìm thấy tại khu vực này như: Sao la, voọc, mang Trường Sơn, mang lớn và thỏ vằn... Tuy nhiên, các chương trình phục hồi rừng ở dãy Trường Sơn hiện nay đang bị phân mảnh do nhiều hoạt động của con người, đặc biệt là khai thác gỗ trái phép, săn bắn động vật hoang dã cũng như các phương pháp lâm nghiệp thiếu bền vững./. |
Thanh Tâm (Vietnam+)