Tại buổi đối thoại trực trực tuyến do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổchức chiều 19/12, tại Hà Nội, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết những chủtrương, định hướng lớn cùng những chính sách cụ thể để giảm nghèo bền vững đãphát huy hiệu quả và đi vào cuộc sống. Kể từ năm 2008, tổng số vốn ngânsách Trung ương bố trí để hỗ trợ thực hiện Chương trình theo Nghị quyết30a của Chính phủ là 8.535 tỷ đồng, trong đó cho đầu tư là 6.493 tỷ đồngcòn lại là vốn sự nghiệp.
Bên cạnh vốn ngân sách, Chính phủ còn dành ưu tiên trong phân bổ vốn tráiphiếu, vốn ODA cho các huyện nghèo. Với tổng số kinh phí 22.000 tỷ đồng trong 3năm, bình quân mỗi huyện được bố trí 118 tỷ đồng/năm. Riêng năm 2011,trong bối cảnh kinh tế khó khăn, Chính phủ vẫn bố trí kinh phí để giảm nghèo gấpđôi so với năm 2010.
Còn có 40 doanh nghiệp đăng ký tham gia góp sức cùng nhân dân các huyện khókhăn để giảm nghèo. Riêng năm 2011, các doanh nghiệp đã hỗ trợ các huyện nghèo350 tỷ đồng để xây dựng hạ tầng, phát triển cơ sở sản xuất. Bên cạnh đó còn cócác phong trào huy động cộng đồng, dân cư, dòng tộc tham gia hỗ trợ giảm nghèođược triển khai. Chính vì vậy, mục tiêu giảm nghèo của giai đoạn này là giảm 4%một năm nhưng kết quả, tỷ lệ giảm nghèo đã đạt 5%/năm.
Bộ trưởng cũng cho biết trong điều kiện thắt chặt chi tiêu, cắt giảm đầu tư, tậptrung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội…, Chínhphủ vẫn không cắt giảm nguồn vốn đầu tư cho giảm nghèo, nhất là các công trìnhđã và đang triển khai thì cần tiếp tục.
Chương trình mục tiêu quốc gia của năm2011 chưa được phê duyệt, nhưng Chính phủ cũng tiếp tục đầu tư 483 tỷ đồng hỗtrợ vốn thực hiện việc giảm nghèo cho các tỉnh. Như vậy, ngoài huy động vốn từngân sách, Chính phủ cũng thực hiện các chính sách cụ thể đối với hộ nghèo; đồngthời dành nguồn lực ưu tiên cho 62 huyện nghèo tăng gấp đôi so với năm 2010.
Về chủ trương xuất khẩu lao động năm 2012, Bộ trưởng nhấn mạnh Bộ Laođộng-Thương binh và Xã hội cố gắng thực hiện nhiệm vụ được giao, nỗ lực tiếp cậncác thị trường xuất khẩu lao động ngoài nước. Năm nay, dự kiến đưa khoảng 90.000lao động ra làm việc ở nước ngoài, năm 2012 phấn đấu đạt khoảng 100.000 người.Để thực hiện được mục tiêu này, trước hết cần củng cố các thị trường truyềnthống như Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản… Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh khaithác các thị trường mới; quan tâm nâng cao chất lượng lao động, nhất là lao độnglàm việc tại các nươc có thu nhập cao.
Trả lời về tình trạng lao động phổ thông nước ngoài làm việc không phép tại ViệtNam có chiều hướng tăng, theo phân công của Bộ trưởng, ông Lê Quang Trung, Cụcphó Cục Việc làm thuộc Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, cho biết, Bộ đã cónhiều văn bản chỉ đạo các địa phương rà soát, kiểm tra, xử lý các trường hợp viphạm pháp luật; đồng thời, hoàn thiện các quy định của pháp luật.
Năm 2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 46/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sungmột số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25/03/2008 của Chính phủ quyđịnh về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam để quản lýchặt chẽ các nhóm lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao; đồng thờiViệt Nam tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục hành chính để thu hút các lao động cótrình độ chuyên môn kỹ thuật cao.
Thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục hoàn thiện các quy định về người nước ngoài làmviệc tại Việt Nam. Trước hết, xây dựng “Luật Việc làm,” trong đó có nội dungquan trọng về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Đồng thời, Bộ cũng đề nghịsớm xây dựng Luật “Xuất nhập cảnh và cư trú của người nước ngoài làm việc tạiViệt Nam,” sửa đổi, bổ sung “Luật Đấu thầu” quy định cụ thể vấn đề lao động từkhâu mời thầu, dự thầu, chấm thầu, thực hiện gói thầu các nhà thầu nước ngoài…
Đối thoại trực tuyến này là hoạt động nhằm thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủtướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương tăng cường giaolưu trực tuyến, đối thoại trực tuyến trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ gópphần định hướng dư luận, tạo đồng thuận trong việc thực hiện các chủ trương,chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Cuộc đối thoại tập trung vào các nhóm vấn đề chính là Thực hiện Chương trình mụctiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2011-2015; Nghị quyết 30a của Chính phủ về hỗtrợ giảm nghèo nhanh và bền vững cho 62 huyện nghèo thuộc 20 tỉnh trên cả nước(Nghị quyết 30a); đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động; trợ cấp,trợ giúp các đối tượng khó khăn, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới.…/.