Ngày 19/4, Bộ trưởng Thông tin nước Cộng hòa Nam Sudan Barnaba Marial Benjamin tuyên bố với báo giới rằng Nam Sudan hiện không có chiến tranh với Sudan cho dù Tổng thống Sudan Omar al-Bashir mới đây cho biết "sẽ sử dụng vũ lực để lật đổ Chính phủ Nam Sudan."
Ông Benjamin nhấn mạnh rằng Nam Sudan hoàn toàn không ở trong tình trạng chiến tranh và không quan tâm tới chiến tranh với Sudan, mà chỉ quan tâm tới các mối quan hệ hòa bình với nước này, cũng như sự tồn tại bền vững của cả hai nước. Ông khẳng định Nam Sudan luôn coi Sudan là một quốc gia láng giềng hữu nghị, chứ không phải là kẻ thù.
Ông cho rằng việc Quốc hội Sudan trước đó ra nghị quyết tuyên bố Cộng hòa Nam Sudan là kẻ thù, là "một điều đáng tiếc" và chẳng khác gì là một tuyên bố chiến tranh. Ông cho biết Nam Sudan cam kết tìm giải pháp hòa bình cho tất cả vấn đề còn tồn đọng với Sudan, trong đó có cả các khu vực đang tranh chấp.
[Tổng thống của Sudan tuyên chiến với Nam Sudan]
Trước đó, ngày 18/4, Tổng thống Sudan Ôma An Bashir tuyên bố sẽ lật đổ Chính phủ Nam Sudan, trong bối cảnh đối đầu quân sự giữa hai bên đang leo thang nghiêm trọng ở khu vực biên giới. Sau khi Tổng thống Bashir đưa ra tuyên bố trên, Nam Sudan lên tiếng kêu gọi Sudan ngồi vào bàn đàm phán để chấm dứt xung đột.
Bộ trưởng Thông tin Nam Sudan Benjamin cũng đã khẳng định Juba hoàn toàn không có kế hoạch thay đổi chế độ tại Sudan hay xâm chiếm Khartoum, đồng thời cáo buộc Sudan đã sử dụng khu vực Heglig làm căn cứ phát động các cuộc tấn công nhằm vào các vị trí bên trong lãnh thổ Nam Sudan.
Ông Benjamin cũng nhấn mạnh chỉ có thể giải quyết bất đồng giữa hai nước một cách hòa bình thông qua vai trò trung gian của Liên minh châu Phi (AU).
Phản ứng trước diễn biến mới này, Mỹ đã bày tỏ quan ngại và kêu gọi Sudan và Nam Sudan ngừng giao tranh "ngay lập tức và vô điều kiện." Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner một lần nữa kêu gọi Nam Sudan rút quân khỏi vùng tranh chấp Heglig, đồng thời yêu cầu Sudan ngừng các cuộc không kích.
Trong khi đó, Đặc phái viên Mỹ về vấn đề Sudan và Nam Sudan Princeton Lyman đang có chuyến công du con thoi tới Juba và Khartoum nhằm hối thúc hai nước quay trở lại tiến trình đàm phán do AU bảo trợ./.
Ông Benjamin nhấn mạnh rằng Nam Sudan hoàn toàn không ở trong tình trạng chiến tranh và không quan tâm tới chiến tranh với Sudan, mà chỉ quan tâm tới các mối quan hệ hòa bình với nước này, cũng như sự tồn tại bền vững của cả hai nước. Ông khẳng định Nam Sudan luôn coi Sudan là một quốc gia láng giềng hữu nghị, chứ không phải là kẻ thù.
Ông cho rằng việc Quốc hội Sudan trước đó ra nghị quyết tuyên bố Cộng hòa Nam Sudan là kẻ thù, là "một điều đáng tiếc" và chẳng khác gì là một tuyên bố chiến tranh. Ông cho biết Nam Sudan cam kết tìm giải pháp hòa bình cho tất cả vấn đề còn tồn đọng với Sudan, trong đó có cả các khu vực đang tranh chấp.
[Tổng thống của Sudan tuyên chiến với Nam Sudan]
Trước đó, ngày 18/4, Tổng thống Sudan Ôma An Bashir tuyên bố sẽ lật đổ Chính phủ Nam Sudan, trong bối cảnh đối đầu quân sự giữa hai bên đang leo thang nghiêm trọng ở khu vực biên giới. Sau khi Tổng thống Bashir đưa ra tuyên bố trên, Nam Sudan lên tiếng kêu gọi Sudan ngồi vào bàn đàm phán để chấm dứt xung đột.
Bộ trưởng Thông tin Nam Sudan Benjamin cũng đã khẳng định Juba hoàn toàn không có kế hoạch thay đổi chế độ tại Sudan hay xâm chiếm Khartoum, đồng thời cáo buộc Sudan đã sử dụng khu vực Heglig làm căn cứ phát động các cuộc tấn công nhằm vào các vị trí bên trong lãnh thổ Nam Sudan.
Ông Benjamin cũng nhấn mạnh chỉ có thể giải quyết bất đồng giữa hai nước một cách hòa bình thông qua vai trò trung gian của Liên minh châu Phi (AU).
Phản ứng trước diễn biến mới này, Mỹ đã bày tỏ quan ngại và kêu gọi Sudan và Nam Sudan ngừng giao tranh "ngay lập tức và vô điều kiện." Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner một lần nữa kêu gọi Nam Sudan rút quân khỏi vùng tranh chấp Heglig, đồng thời yêu cầu Sudan ngừng các cuộc không kích.
Trong khi đó, Đặc phái viên Mỹ về vấn đề Sudan và Nam Sudan Princeton Lyman đang có chuyến công du con thoi tới Juba và Khartoum nhằm hối thúc hai nước quay trở lại tiến trình đàm phán do AU bảo trợ./.
(TTXVN)