Tỉnh Kiên Giang tập trung đầu tư nâng cấp tuyến đê biển để ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, với tổng mức đầu tư 8.406 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ theo chương trình mục tiêu; vốn lồng ghép chương trình, dự án liên quan; vay ODA; trái phiếu Chính phủ và các nguồn khác. Dự án công trình dự kiến hoàn thành đồng bộ vào năm 2020.
Đê biển tỉnh Kiên Giang dài hơn 200km, từ Mũi Nai (Hà Tiên) đến Tiểu Dừa (An Minh) giáp với tỉnh Cà Mau chạy qua địa bàn các huyện Kiên Lương, Hòn Đất, Châu Thành, An Biên, An Minh, thị xã Hà Tiên và thành phố Rạch Giá.
Các hạng mục công trình chính, gồm: nâng cấp đê biển kết hợp xây dựng đường giao thông, với chiều rộng mặt đê 9 m; kè bê tông bảo vệ mái đê ở những đoạn tiếp giáp với sóng biển để ngăn sạt lở; xây dựng hoàn chỉnh hệ thống cống kiểm soát mặn trên tuyến; khôi phục và phát triển rừng phòng hộ ven biển bảo vệ tuyến đê.
Tỉnh Kiên Giang hiện đang triển khai rà soát quy hoạch đê biển kết hợp với đường bộ ven biển. Theo đó, đê biển kết hợp đường giao thông gồm các đoạn Tiểu Dừa-Xẻo Rô; Cống số 2-Chùa Hang và những đoạn còn lại là đường giao thông kết hợp làm đê biển. Tiếp đến, các dự án đã phê duyệt như: xây dựng kè chống sạt lở thị xã Hà Tiên; khôi phục và phát triển rừng phòng hộ ven biển dọc theo tuyến đê; nâng cấp tuyến đê biển Tiểu Dừa-Xẻo Rô thuộc 2 huyện An Minh và An Biên; nâng cấp tuyến đê biển Cống số 2-Chùa Hang thuộc 2 huyện Kiên Lương và Hòn Đất; hoàn thành thiết kế, dự toán 27 cống kiểm soát mặn trên tuyến đê biển An Biên - An Minh.
Tỉnh cũng đã triển khai chương trình củng cố và nâng cấp hệ thống đê biển các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang. Cụ thể là trên tuyến đê biển An Biên - An Minh đang thi công xây dựng 6 cống kiểm soát mặn gồm Thứ Bảy, Xẻo Đôi, Xẻo Quao, Xẻo Nhào, Thuồng Luồng, Rọ Ghe; trên tuyến đê biển Hòn Đất-Kiên Lương, ngoài 25 cống thoát lũ đã xây dựng trước năm 2005 đang xây dựng mới 20 cống, trong đó đã hoàn thành 7 cống.
Vùng ven biển tỉnh Kiên Giang có diện tích hơn 150.000ha là vùng đa dạng sinh học, với nhiều tiềm năng phát triển các lĩnh vực ngành nghề như: nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp, công nghiệp, du lịch, dịch vụ… nhưng cũng là vùng thường xuyên bị thiên tai tác động mạnh mẽ, gây bất lợi cho sản xuất và đời sống cư dân, nhất là trước tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Việc nâng cấp tuyến đê biển nhằm giúp Kiên Giang ứng phó với hiện tượng thiên nhiên này đồng thời, khi hoàn thành đồng bộ tuyến đê biển vừa phục vụ công tác thoát lũ, xổ phèn, ngăn mặn, giữ ngọt cho vùng Tứ giác Long Xuyên, phòng chống thiên tai, vừa góp phần khai hoang, cải tạo đất, mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho cư dân nông thôn, phục vụ tích cực chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của địa phương./.
Đê biển tỉnh Kiên Giang dài hơn 200km, từ Mũi Nai (Hà Tiên) đến Tiểu Dừa (An Minh) giáp với tỉnh Cà Mau chạy qua địa bàn các huyện Kiên Lương, Hòn Đất, Châu Thành, An Biên, An Minh, thị xã Hà Tiên và thành phố Rạch Giá.
Các hạng mục công trình chính, gồm: nâng cấp đê biển kết hợp xây dựng đường giao thông, với chiều rộng mặt đê 9 m; kè bê tông bảo vệ mái đê ở những đoạn tiếp giáp với sóng biển để ngăn sạt lở; xây dựng hoàn chỉnh hệ thống cống kiểm soát mặn trên tuyến; khôi phục và phát triển rừng phòng hộ ven biển bảo vệ tuyến đê.
Tỉnh Kiên Giang hiện đang triển khai rà soát quy hoạch đê biển kết hợp với đường bộ ven biển. Theo đó, đê biển kết hợp đường giao thông gồm các đoạn Tiểu Dừa-Xẻo Rô; Cống số 2-Chùa Hang và những đoạn còn lại là đường giao thông kết hợp làm đê biển. Tiếp đến, các dự án đã phê duyệt như: xây dựng kè chống sạt lở thị xã Hà Tiên; khôi phục và phát triển rừng phòng hộ ven biển dọc theo tuyến đê; nâng cấp tuyến đê biển Tiểu Dừa-Xẻo Rô thuộc 2 huyện An Minh và An Biên; nâng cấp tuyến đê biển Cống số 2-Chùa Hang thuộc 2 huyện Kiên Lương và Hòn Đất; hoàn thành thiết kế, dự toán 27 cống kiểm soát mặn trên tuyến đê biển An Biên - An Minh.
Tỉnh cũng đã triển khai chương trình củng cố và nâng cấp hệ thống đê biển các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang. Cụ thể là trên tuyến đê biển An Biên - An Minh đang thi công xây dựng 6 cống kiểm soát mặn gồm Thứ Bảy, Xẻo Đôi, Xẻo Quao, Xẻo Nhào, Thuồng Luồng, Rọ Ghe; trên tuyến đê biển Hòn Đất-Kiên Lương, ngoài 25 cống thoát lũ đã xây dựng trước năm 2005 đang xây dựng mới 20 cống, trong đó đã hoàn thành 7 cống.
Vùng ven biển tỉnh Kiên Giang có diện tích hơn 150.000ha là vùng đa dạng sinh học, với nhiều tiềm năng phát triển các lĩnh vực ngành nghề như: nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp, công nghiệp, du lịch, dịch vụ… nhưng cũng là vùng thường xuyên bị thiên tai tác động mạnh mẽ, gây bất lợi cho sản xuất và đời sống cư dân, nhất là trước tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Việc nâng cấp tuyến đê biển nhằm giúp Kiên Giang ứng phó với hiện tượng thiên nhiên này đồng thời, khi hoàn thành đồng bộ tuyến đê biển vừa phục vụ công tác thoát lũ, xổ phèn, ngăn mặn, giữ ngọt cho vùng Tứ giác Long Xuyên, phòng chống thiên tai, vừa góp phần khai hoang, cải tạo đất, mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho cư dân nông thôn, phục vụ tích cực chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của địa phương./.
Lê Huy Hải (TTXVN)