Kinh doanh ẩm thực online: Không phải cứ giảm giá là có khách

Các nội dung chia sẻ của Gojek đã giúp các cửa hàng bán đồ ẩm thực online gia tăng cơ hội mở rộng đối tượng khách hàng, xây dựng lượng khách hàng gắn bó, từ đó nâng cao doanh số.
Nhờ Gojek, nhiều người kinh doanh ẩm thực online đã tiếp cận được với tệp khách hàng rộng lớn, gia tăng doanh số bán hàng. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Nhờ Gojek, nhiều người kinh doanh ẩm thực online đã tiếp cận được với tệp khách hàng rộng lớn, gia tăng doanh số bán hàng. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Dịch vụ đặt đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam đang có sự phát triển mạnh mẽ, các đơn vị kinh doanh ẩm thực đang đua nhau dịch chuyển “lên app" nhiều hơn. Tuy nhiên, không phải cửa hàng nào cũng biết cách để vận hành quán trơn tru, phát triển tốt trên các ứng dụng. 

Nhằm gỡ rối những vướng mắc cho các cửa hàng, đặc biệt là các cửa hàng nhỏ và siêu nhỏ, khi hoạt động trên nền tảng đặt đồ ăn trực tuyến, vừa qua Gojek đã tổ chức buổi hội thảo “Khởi sự kinh doanh – Từ ý tưởng đến thành công” dành cho các cửa  hàng kinh doanh ẩm thực. Sự kiện cũng được chia sẻ trực tuyến trên trang “Hỗ trợ đối tác GoFood," thu hút hơn 2.600 lượt theo dõi. Các nội dung chia sẻ cũng giúp các cửa hàng gia tăng cơ hội mở rộng đối tượng khách hàng, xây dựng lượng khách hàng gắn bó, từ đó nâng cao doanh số.

5 bước từ ý tưởng đến thành công

Với tiềm năng tăng trưởng lớn, kinh doanh ẩm thực đang trở thành lĩnh vực hấp dẫn mà nhiều người muốn thử sức. Tuy nhiên, để trụ vững trong môi trường cạnh tranh khốc liệt này, các cửa hàng cần phải lập kế hoạch chi tiết và kỹ lưỡng.

Tại buổi hội thảo, chuyên viên đào tạo của Gojek chia sẻ những thông tin cơ bản trong việc xây dựng và phát triển nhà hàng trên nền tảng đặt đồ ăn trực tuyến; cung cấp cho những người có ý định kinh doanh ăn uống hoặc muốn cải thiện tình hình kinh doanh  một số hướng dẫn thực tế để có thể bắt tay vào kinh doanh thành công.

Quy trình 5 bước cụ thể như sau:

Một là tìm hiểu hiểu và phân tích thị trường: Trước khi quyết định kinh doanh, chủ cửa hàng cần dành thời gian nghiên cứu về bức tranh toàn cảnh của ngành dịch vụ ăn uống, khách hàng mục tiêu, xu hướng thị trường và đối thủ cạnh tranh. Dựa trên những yếu tố này, chủ cửa hàng có thể lên kế hoạch chi tiết cho dự án kinh doanh của mình.

[Gojek miễn các loại phí khi đăng ký gian hàng trực tuyến trên GoFood]

Hai là xác định khách hàng mục tiêu: Chủ cửa hàng có thể xác định khách hàng mục tiêu mà mình hướng đến dựa trên các yếu tố độ tuổi, nghề nghiệp, thói quen ăn uống, sở thích,… để đáp ứng đúng thị hiếu của khách. 

Ba là xây dựng thực đơn hấp dẫn, đa dạng: Bên cạnh một thực đơn hấp dẫn, phong phú, chủ nhà hàng cũng nên lựa chọn một món ăn chủ lực để làm “vũ khí cạnh tranh.” Cửa hàng có thể lựa chọn xây dựng thực đơn theo các gợi ý: Bán loại món ăn mà mình am hiểu; bán đồ ăn theo trào lưu; bán đồ ăn, thức uống thông dụng hoặc món độc quyền.

Bốn là xây dựng chiến lược quảng cáo tiếp cận khách hàng: Bạn có thể bắt đầu từ việc chuẩn bị các ấn phẩm nhận diện thương hiệu một cách ấn tượng như bao bì đóng gói, logo, thư cảm ơn cho đến đẩy mạnh quảng bá thương hiệu trên các kênh mạng xã hội hay các nền tảng đặt đồ ăn trực tuyến như GoFood của Gojek.

Kinh doanh ẩm thực online: Không phải cứ giảm giá là có khách ảnh 1Gojek giúp các chủ quán ăn dễ dàng tiếp cận với lượng khách hàng tiềm năng, góp phần gia tăng doanh số. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Năm là tận dụng nền tảng đặt đồ ăn trực tuyến: Kinh doanh ẩm thực trực tuyến mang lại nhiều lợi ích mà nếu biết cách sử dụng tối ưu, người bán hàng sẽ có cơ hội gia tăng thu nhập. Gojek sở hữu mạng lưới hơn 200.000 tài xế và hàng triệu khách hàng, vì vậy có thể giúp các quán ăn tiếp cận với lượng người dùng “khủng,” từ đó gia tăng doanh số. Ngoài việc thành thạo các tính năng để quản lý và buôn bán hiệu quả thông qua ứng dụng GoBiz, chủ nhà hàng còn có thể thu hút khách hàng khi tham gia nhiều loại chương trình khuyến mãi cùng với GoFood. 

Bí quyết gia tăng đơn hàng từ “người thật việc thật”

Đến với buổi hội thảo, các cửa hàng còn được lắng nghe kinh nghiệm thực tế của những chủ nhà hàng, quán ăn đang “buôn may bán đắt” trên ứng dụng Gojek.

Anh Nguyễn Anh Trương (25 tuổi) – chủ Quán cơm gia đình 006 chia sẻ: “Khi mới kinh doanh, vì xác định quán bán cơm trưa, nên mình đã tìm mặt bằng tại khu vực có nhiều sinh viên, người lao động, nhân viên văn phòng. Sau đó, mình bắt đầu nghiên cứu các quán lân cận kinh doanh như thế nào, thực đơn ra sao để xây dựng chiến lược riêng cho quán. Sau một thời gian hoạt động, mình nhận thấy nhu cầu đặt món online ngày càng gia tăng nên đã quyết định hợp tác với GoFood của Gojek.

Theo lời anh Trương, tình hình kinh doanh quán cơm nhà anh ngày càng khởi sắc khi “bắt tay” với Gojek. Anh được hỗ trợ tiếp cận  nhiều nhóm khách hàng ở các khu vực khác mà trước đây việc kinh doanh tại chỗ không thể thực hiện được. 

[GoFood điểm mặt ‘danh mục đồ ăn’ hỗ trợ giảm căng thẳng]

Đối với anh Trương, việc kinh doanh ẩm thực online thông qua các app không khó, nhưng cần sự tỷ mỷ, quan sát tốt. Bên cạnh những yếu tố “cốt lõi” như chất lượng món ăn, vệ sinh an toàn thực phẩm thì quá trình marketing, duy trì mức độ hiển thị của quán trên app cũng rất quan trọng. Anh Trương chia sẻ nếu muốn đơn hàng tăng lên, quán ngày càng được nhiều người biết đến, thì chủ cửa hàng nên tham gia các chương trình khuyến mãi, đồng tài trợ với GoFood một cách thông minh. 

Anh Trương bật mí: “Tham gia vào các chương trình đồng tài trợ của GoFood rất có lợi. Nhưng theo kinh nghiệm của tôi, các nhà hàng, quán ăn không nên tham gia giảm giá sâu trong thời gian ngắn. Vì như vậy, tần suất mà quán ăn mình xuất hiện trên GoFood sẽ không được nhiều, khách hàng sẽ khó nhớ tới. Thay vào đó, mình nên chia ra tham gia nhiều chương trình, nhiều đợt giảm giá khác nhau trong suốt một thời gian dài. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào mặt hàng mình buôn bán mà chọn đúng mùa khuyến mãi phù hợp để tham gia.”

Kinh doanh ẩm thực online: Không phải cứ giảm giá là có khách ảnh 2Đối tác nhà hàng GoFood của Gojek đến nghe chia sẻ bí quyết gia tăng đơn hàng tại buổi hội thảo. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Theo thống kê từ Gojek, khi các đối tác nhà hàng có chiến lược quảng cáo thông qua các chương trình khuyến mãi mà ứng dụng đề xuất, đơn hàng trong khi tham gia chương trình khuyến mãi tăng 73%, doanh thu tăng 77%. Ngoài ra, theo chia sẻ từ Gojek, sau khi kết thúc khuyến mãi, cửa hàng đã có thể xây dựng được lượng khách hàng gắn bó nhất định khi lượng đơn hàng sau đó vẫn duy trì tăng 23%, doanh thu tăng 24%. 

Ngoài phương pháp trên, các đối tác nhà hàng, quán ăn của GoFood cũng không ngần ngại chia sẻ cho nhau nghe những bí quyết đã giúp họ kiến tạo được một guồng kinh doanh ổn định. Chủ quán bánh mì nem nướng Lò Siêu đánh giá việc đầu tư hình ảnh đăng tải lên app cũng là yếu tố quan trọng giúp thu hút khách hàng trực tuyến nhiều hơn. Còn đối với các hàng quán mới, việc đẩy mạnh quảng bá thương hiệu trên mạng xã hội lại là chiến lược không thể bỏ qua. 

Chủ quán Rin Cooking-Ăn vặt Hàn Quốc chia sẻ: “Ngoài tận dụng các chương trình chạy khuyến mãi trên app, quán có sử dụng thêm các kênh review, những trang cộng đồng của giới trẻ. Khi đăng tải hình ảnh, các bài viết, mình sẽ đính kèm link đến app để mọi người tìm đặt ngay. Như vậy cũng khiến lượng đơn hàng tăng lên rất nhiều”. 

Việc trang bị kỹ năng, kiến thức cơ bản cho các cửa hàng vừa, nhỏ và siêu nhỏ về nền tảng kỹ thuật số là một trong những hoạt động trọng tâm của Gojek trong suốt những năm qua. Và hội thảo “Khởi sự kinh doanh – Từ ý tưởng đến thành công” được xem là nỗ lực tiếp theo của Gojek trong việc đồng hành và hỗ trợ nhà bán hàng kể từ sau khi công ty triển khai dự án “Quán nhỏ vượt sóng to” năm 2022, hỗ trợ các cửa hàng kinh doanh ẩm thực nhỏ và siêu nhỏ dịch chuyển lên hoạt động trên nền tảng online./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục