Thảm họa động đất, sóng thần và sự cố hạt nhân tại Nhật Bản khiến nhiều người lo ngại cú sốc đối với nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới kinh tế khu vực.
Tuy nhiên, tờ “Thời báo Tài chính” (Anh) nhận định, tác động này sẽ sớm chấm dứt và châu Á vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng bình quân 8%/năm, trừ phi xảy ra một thảm họa hạt nhân cực lớn ở Nhật Bản.
Theo bài báo trên, có hai lý do để lạc quan. Thứ nhất, các thảm họa phá hủy hạ tầng, dù ở quy mô lớn, sẽ chỉ để lại ảnh hưởng đáng kể khoảng vài tháng đối với các nền kinh tế phát triển. Bởi sự suy giảm tăng trưởng ngay sau đó sẽ được bù đắp bằng những nỗ lực hồi phục nền kinh tế.
Hầu hết các nhà kinh tế cho rằng, hậu quả của trận động đất sẽ làm kinh tế Nhật Bản suy giảm trong quý hiện tại nhưng lại tăng trưởng nhanh hơn kể từ giữa năm. Citigroup dự đoán kinh tế của Nhật sẽ tăng trưởng thêm 0,2% trong 12 tháng tới, trong khi Moody’s cho rằng so với dự báo trước, tăng trưởng GDP của Nhật sẽ giảm 0,4% trong năm 2011, nhưng sẽ tăng 0,4% trong năm 2012.
Lý do thứ hai là mặc dù chiếm 6% tổng GDP toàn cầu, kinh tế Nhật Bản không còn quan trọng đối với châu Á như trước đây. Theo Citigroup, 16 năm sau thảm họa động đất Kobe, thị phần của Nhật Bản trong xuất khẩu của các nước châu Á đã giảm 40% xuống còn 7,3%. Các nước còn dính dáng nhiều tới Nhật là Indonesia và Philippines.
Theo Nomura, hơn 15% xuất khẩu của hai nước này có đích đến là Nhật Bản. Tuy nhiên, cả hai nền kinh tế đều đã định hướng tăng cầu nội địa, và giá trị xuất khẩu sang Nhật Bản của họ chiếm chưa đầy 4% GDP.
Thái Lan, Singapore và Malaysia dễ bị tác động hơn, bởi xuất khẩu của họ sang Nhật chiếm 6-8% GDP, nhưng cả ba đều sẽ được lợi từ quá trình tái thiết của Nhật Bản, bởi nó đòi hỏi nhập khẩu nhiều vốn và vật liệu xây dựng như ximăng, sắt thép và gỗ. Xuất khẩu của Trung Quốc sang Nhật cũng chỉ chiếm khoảng 2% GDP.
Ivailo Izvorski, chuyên gia phụ trách Đông Á tại Ngân hàng Thế giới, dự đoán tác động của trận động đất tại Nhật Bản tới kinh tế châu Á sẽ chỉ kéo dài 2-3 tháng, sau đó, cùng với nỗ lực tái thiết của Nhật Bản, hoạt động kinh tế sẽ sôi động và thúc đẩy tăng trưởng.
Sự gián đoạn về nguồn năng lượng hạt nhân ở Nhật Bản cũng sẽ tác động tích cực tới các nền kinh tế châu Á. Credit Suisse dự đoán tập đoàn điện lực Tokyo Electric Power sẽ phải sử dụng rất nhiều tổ máy phát điện chạy bằng than để bù đắp cho sản lượng điện hạt nhân một khi cuộc khủng hoảng trôi qua và các hải cảng mở cửa trở lại.
Sử dụng nhiều than sẽ làm nhập khẩu than của Nhật Bản tăng thêm 10 triệu tấn/tháng, chủ yếu được cung cấp từ các mỏ ở Australia và Indonesia. Các cơ sở khai thác dầu khí của Malaysia và Brunei cũng sẽ được lợi từ nhu cầu nhập khẩu năng lượng gia tăng của Nhật Bản.
Các công ty ở một số nước châu Á cũng có cơ hội tăng doanh số bán hàng một khi đối thủ ở Nhật Bản thu hẹp hoạt động. Joanna Chua, nhà kinh tế của Citigroup ở Hong Kong nói Hàn Quốc và Đài Loan có cơ cấu xuất khẩu giống Nhật Bản nhất, do đó sẽ được lợi nhiều nhất. Ví dụ dễ thấy là hai tập đoàn ôtô Hyundai và Kia của Hàn Quốc sẽ được lợi từ việc đối thủ trực tiếp - hãng Toyota của Nhật Bản - phải thu hẹp hoạt động.
Tương tự, các nước như Thái Lan và Indonesia sẽ được lợi nếu các tập đoàn ôtô Nhật Bản mở rộng sản xuất ở nước ngoài để bù đắp cho sản lượng suy giảm ở trong nước.
Tuy nhiên, các công ty chế tạo ở các nước láng giềng có thể bị thiệt hại nặng do phụ thuộc vào nguồn hàng nhập khẩu từ Nhật Bản. Vùng lãnh thổ Đài Loan và Thái Lan nổi bật nhất trong số này, với hơn 20% nhập khẩu đến từ Nhật Bản, trong đó chủ yếu là thiết bị cơ khí và linh kiện điện tử. Hàn Quốc, Malaysia, Việt Nam và Singapore cũng có thể bị ảnh hưởng, bởi các nước này có 11-15% nhập khẩu bắt nguồn từ Nhật.
Đã có dấu hiệu cho thấy một số công ty chế tạo ở châu Á sẽ buộc phải chuyển đổi cơ sở sản xuất. Tuy nhiên, hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng tác động này sẽ không nghiêm trọng hoặc kéo dài, một phần bởi nguồn hàng nhập khẩu từ Nhật Bản sẽ được nối lại khi nước này bắt đầu công cuộc tái thiết, phần khác bởi các nhà chế tạo sẽ chuyển sang nhập thiết bị từ các nước khác.
Trên thị trường tài chính, một số nhà phân tích lo sợ châu Á sẽ xảy ra một làn sóng rút vốn của các nhà đầu tư nước ngoài, hoặc về lâu dài đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến từ Nhật Bản sẽ suy giảm. Đây là hai yếu tố quan trọng giúp nhiều nền kinh tế Đông Nam Á tăng trưởng nhanh.
Tuy nhiên, sự chênh lệch về lãi suất giữa châu Á và các nước phương Tây sẽ là yếu tố giữ chân các nhà đầu tư, tất nhiên không kể trường hợp xảy ra thảm họa hạt nhân. Về FDI, còn quá sớm để dự đoán xu hướng, nhưng nhìn chung nguồn vốn đến từ Nhật Bản sẽ tăng lên thay vì giảm đi, do các công ty nước này sẽ tìm cách san sẻ rủi ro bằng việc chia nhỏ cơ sở hoạt động sang các nước khác.
Theo Frederic Neumann, đồng chủ trì nhóm nghiên cứu kinh tế của HSBC tại Hong Kong, thì mối nguy lớn nhất là các ngân hàng trung ương khu vực phản ứng lại biến động trên thị trường tài chính bằng cách trì hoãn tăng lãi suất - việc làm cần thiết để khống chế lạm phát và đối phó với chính sách nới lỏng tiền tệ của phương Tây.
Ông nói: “Thảm họa Nhật Bản, cho dù khá lớn, sẽ không đẩy lùi quá trình tăng trưởng của châu Á hoặc tạo ra xu hướng giảm phát cần thiết để đẩy lui sức nóng giá cả tăng nhanh tại đây. Các nhà hoạch định chính sách giờ đây sẽ rất muốn tạm dừng kế hoạch thắt chặt tiền tệ. Nhưng làm vậy sẽ là sai lầm. Lạm phát sẽ vẫn là mối lo lớn nhất đối với các nền kinh tế mới nổi ở châu Á.”/.
Tuy nhiên, tờ “Thời báo Tài chính” (Anh) nhận định, tác động này sẽ sớm chấm dứt và châu Á vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng bình quân 8%/năm, trừ phi xảy ra một thảm họa hạt nhân cực lớn ở Nhật Bản.
Theo bài báo trên, có hai lý do để lạc quan. Thứ nhất, các thảm họa phá hủy hạ tầng, dù ở quy mô lớn, sẽ chỉ để lại ảnh hưởng đáng kể khoảng vài tháng đối với các nền kinh tế phát triển. Bởi sự suy giảm tăng trưởng ngay sau đó sẽ được bù đắp bằng những nỗ lực hồi phục nền kinh tế.
Hầu hết các nhà kinh tế cho rằng, hậu quả của trận động đất sẽ làm kinh tế Nhật Bản suy giảm trong quý hiện tại nhưng lại tăng trưởng nhanh hơn kể từ giữa năm. Citigroup dự đoán kinh tế của Nhật sẽ tăng trưởng thêm 0,2% trong 12 tháng tới, trong khi Moody’s cho rằng so với dự báo trước, tăng trưởng GDP của Nhật sẽ giảm 0,4% trong năm 2011, nhưng sẽ tăng 0,4% trong năm 2012.
Lý do thứ hai là mặc dù chiếm 6% tổng GDP toàn cầu, kinh tế Nhật Bản không còn quan trọng đối với châu Á như trước đây. Theo Citigroup, 16 năm sau thảm họa động đất Kobe, thị phần của Nhật Bản trong xuất khẩu của các nước châu Á đã giảm 40% xuống còn 7,3%. Các nước còn dính dáng nhiều tới Nhật là Indonesia và Philippines.
Theo Nomura, hơn 15% xuất khẩu của hai nước này có đích đến là Nhật Bản. Tuy nhiên, cả hai nền kinh tế đều đã định hướng tăng cầu nội địa, và giá trị xuất khẩu sang Nhật Bản của họ chiếm chưa đầy 4% GDP.
Thái Lan, Singapore và Malaysia dễ bị tác động hơn, bởi xuất khẩu của họ sang Nhật chiếm 6-8% GDP, nhưng cả ba đều sẽ được lợi từ quá trình tái thiết của Nhật Bản, bởi nó đòi hỏi nhập khẩu nhiều vốn và vật liệu xây dựng như ximăng, sắt thép và gỗ. Xuất khẩu của Trung Quốc sang Nhật cũng chỉ chiếm khoảng 2% GDP.
Ivailo Izvorski, chuyên gia phụ trách Đông Á tại Ngân hàng Thế giới, dự đoán tác động của trận động đất tại Nhật Bản tới kinh tế châu Á sẽ chỉ kéo dài 2-3 tháng, sau đó, cùng với nỗ lực tái thiết của Nhật Bản, hoạt động kinh tế sẽ sôi động và thúc đẩy tăng trưởng.
Sự gián đoạn về nguồn năng lượng hạt nhân ở Nhật Bản cũng sẽ tác động tích cực tới các nền kinh tế châu Á. Credit Suisse dự đoán tập đoàn điện lực Tokyo Electric Power sẽ phải sử dụng rất nhiều tổ máy phát điện chạy bằng than để bù đắp cho sản lượng điện hạt nhân một khi cuộc khủng hoảng trôi qua và các hải cảng mở cửa trở lại.
Sử dụng nhiều than sẽ làm nhập khẩu than của Nhật Bản tăng thêm 10 triệu tấn/tháng, chủ yếu được cung cấp từ các mỏ ở Australia và Indonesia. Các cơ sở khai thác dầu khí của Malaysia và Brunei cũng sẽ được lợi từ nhu cầu nhập khẩu năng lượng gia tăng của Nhật Bản.
Các công ty ở một số nước châu Á cũng có cơ hội tăng doanh số bán hàng một khi đối thủ ở Nhật Bản thu hẹp hoạt động. Joanna Chua, nhà kinh tế của Citigroup ở Hong Kong nói Hàn Quốc và Đài Loan có cơ cấu xuất khẩu giống Nhật Bản nhất, do đó sẽ được lợi nhiều nhất. Ví dụ dễ thấy là hai tập đoàn ôtô Hyundai và Kia của Hàn Quốc sẽ được lợi từ việc đối thủ trực tiếp - hãng Toyota của Nhật Bản - phải thu hẹp hoạt động.
Tương tự, các nước như Thái Lan và Indonesia sẽ được lợi nếu các tập đoàn ôtô Nhật Bản mở rộng sản xuất ở nước ngoài để bù đắp cho sản lượng suy giảm ở trong nước.
Tuy nhiên, các công ty chế tạo ở các nước láng giềng có thể bị thiệt hại nặng do phụ thuộc vào nguồn hàng nhập khẩu từ Nhật Bản. Vùng lãnh thổ Đài Loan và Thái Lan nổi bật nhất trong số này, với hơn 20% nhập khẩu đến từ Nhật Bản, trong đó chủ yếu là thiết bị cơ khí và linh kiện điện tử. Hàn Quốc, Malaysia, Việt Nam và Singapore cũng có thể bị ảnh hưởng, bởi các nước này có 11-15% nhập khẩu bắt nguồn từ Nhật.
Đã có dấu hiệu cho thấy một số công ty chế tạo ở châu Á sẽ buộc phải chuyển đổi cơ sở sản xuất. Tuy nhiên, hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng tác động này sẽ không nghiêm trọng hoặc kéo dài, một phần bởi nguồn hàng nhập khẩu từ Nhật Bản sẽ được nối lại khi nước này bắt đầu công cuộc tái thiết, phần khác bởi các nhà chế tạo sẽ chuyển sang nhập thiết bị từ các nước khác.
Trên thị trường tài chính, một số nhà phân tích lo sợ châu Á sẽ xảy ra một làn sóng rút vốn của các nhà đầu tư nước ngoài, hoặc về lâu dài đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến từ Nhật Bản sẽ suy giảm. Đây là hai yếu tố quan trọng giúp nhiều nền kinh tế Đông Nam Á tăng trưởng nhanh.
Tuy nhiên, sự chênh lệch về lãi suất giữa châu Á và các nước phương Tây sẽ là yếu tố giữ chân các nhà đầu tư, tất nhiên không kể trường hợp xảy ra thảm họa hạt nhân. Về FDI, còn quá sớm để dự đoán xu hướng, nhưng nhìn chung nguồn vốn đến từ Nhật Bản sẽ tăng lên thay vì giảm đi, do các công ty nước này sẽ tìm cách san sẻ rủi ro bằng việc chia nhỏ cơ sở hoạt động sang các nước khác.
Theo Frederic Neumann, đồng chủ trì nhóm nghiên cứu kinh tế của HSBC tại Hong Kong, thì mối nguy lớn nhất là các ngân hàng trung ương khu vực phản ứng lại biến động trên thị trường tài chính bằng cách trì hoãn tăng lãi suất - việc làm cần thiết để khống chế lạm phát và đối phó với chính sách nới lỏng tiền tệ của phương Tây.
Ông nói: “Thảm họa Nhật Bản, cho dù khá lớn, sẽ không đẩy lùi quá trình tăng trưởng của châu Á hoặc tạo ra xu hướng giảm phát cần thiết để đẩy lui sức nóng giá cả tăng nhanh tại đây. Các nhà hoạch định chính sách giờ đây sẽ rất muốn tạm dừng kế hoạch thắt chặt tiền tệ. Nhưng làm vậy sẽ là sai lầm. Lạm phát sẽ vẫn là mối lo lớn nhất đối với các nền kinh tế mới nổi ở châu Á.”/.
Vũ Hội (TTXVN/Vietnam+)