Kon Tum vận động người dân không liều mình đu dây qua sông Pô Kô

Ủy ban Nhân dân tỉnh Kon Tum đề nghị, chính quyền huyện Ngọc Hồi cần tuyên truyền, vận động người dân không liều mình đu dây qua sông Pô Kô nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân.
Người dân liều mình đu dây qua sông Pô Kô. (Ảnh: Khoa Chương/TTXVN)
Người dân liều mình đu dây qua sông Pô Kô. (Ảnh: Khoa Chương/TTXVN)

Ủy ban Nhân dân tỉnh Kon Tum vừa có văn bản số 3318/VP-NNTN ngày 27/11 phản hồi thông tin của Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan báo chí phản ánh về việc người dân nhiều thôn ở hai xã Đăk Nông và Đăk Ang thuộc huyện Ngọc Hồi liều mình đu dây qua sông Pô Kô.

Theo đó, Ủy ban Nhân dân tỉnh Kon Tum đề nghị, chính quyền huyện Ngọc Hồi cần tuyên truyền, vận động người dân không liều mình đu dây qua sông Pô Kô nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân.

Bên cạnh đó, nghiên cứu các giải pháp nhằm sớm khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn, báo cáo kết quả về Ủy ban Nhân dân tỉnh trước ngày 10/12.

Trước đó, Thông tấn xã Việt Nam có bài viết “Người dân mong mỏi một cây cầu bắc qua sông Pô Kô.”

[Kon Tum: Người dân mong mỏi một cây cầu bắc qua sông Pô Kô]

Nguyên nhân xảy ra sự việc là do bão số 9 vừa qua đã làm nước sông Pô Kô dâng lên cao, cuốn trôi cây cầu treo bắc qua sông nối hai xã Đăk Nông và Đăk Ang.

Cầu bị lũ cuốn trôi, dù có đường đi (đi vòng, xa) nhưng người dân nơi đây vẫn góp tiền mua dây cáp, ròng rọc để đu qua sông nhằm tiết kiệm thời gian.

Việc người dân đu dây qua sông tiềm ẩn nguy hiểm cao, đặc biệt là vào thời điểm mưa lớn. Do đó, chính quyền địa phương đã tuyên truyền, nhắc nhở người dân không nên sử dụng cáp treo để di chuyển.

Ủy ban Nhân dân xã Đăk Nông đang khảo sát địa điểm để xem xét phương án xây dựng cầu treo bằng sắt và sẽ tham mưu lên Ủy ban Nhân dân huyện Ngọc Hồi.

Xã cũng kiến nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh Kon Tum xem xét hỗ trợ kinh phí sớm thực hiện việc xây dựng cây cầu mới, góp phần ổn định đời sống, phát triển kinh tế địa phương./.

Người dân liều mình đu dây qua sông Pô Kô. (Ảnh: Khoa Chương/TTXVN)
Người dân liều mình đu dây qua sông Pô Kô. (Ảnh: Khoa Chương/TTXVN)
Người dân liều mình đu dây qua sông Pô Kô. (Ảnh: Khoa Chương/TTXVN)
Người dân liều mình đu dây qua sông Pô Kô. (Ảnh: Khoa Chương/TTXVN)
Người dân liều mình đu dây qua sông Pô Kô. (Ảnh: Khoa Chương/TTXVN)
Người dân liều mình đu dây qua sông Pô Kô. (Ảnh: Khoa Chương/TTXVN)
Người dân liều mình đu dây qua sông Pô Kô để mua lương thực. (Ảnh: Khoa Chương/TTXVN)
Người dân liều mình đu dây qua sông Pô Kô để mua lương thực. (Ảnh: Khoa Chương/TTXVN)
 Hệ thống cáp treo tiềm ẩn những rủi ro cao. (Ảnh: Khoa Chương/TTXVN)
Hệ thống cáp treo tiềm ẩn những rủi ro cao. (Ảnh: Khoa Chương/TTXVN)
Hệ thống cáp treo được kết nối bởi những khúc gỗ với sợi thép không chắc chắn. (Ảnh: Khoa Chương/TTXVN)
Hệ thống cáp treo được kết nối bởi những khúc gỗ với sợi thép không chắc chắn. (Ảnh: Khoa Chương/TTXVN)
Hệ thống cáp treo được kết nối bởi những khúc gỗ với sợi thép không chắc chắn. (Ảnh: Khoa Chương/TTXVN)
Hệ thống cáp treo được kết nối bởi những khúc gỗ với sợi thép không chắc chắn. (Ảnh: Khoa Chương/TTXVN)
Nông sản được người dân vận chuyển bằng đường cáp treo qua sông. (Ảnh: Khoa Chương/TTXVN)
Nông sản được người dân vận chuyển bằng đường cáp treo qua sông. (Ảnh: Khoa Chương/TTXVN)

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục