Ngày 8/6, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tổ chức lễ ký kết hợp đồng gói thầu số 3 về thiết kế, cung cấp vật tư thiết bị, xây dựng và lắp đặt Cảng biển Trung tâm điện lực Duyên hải theo hình thức EPC (thiết kế-cung cấp-lắp đặt) với nhà thầu China Communication Construction Company Ltd. (CCCC-Trung Quốc).
Hợp đồng có giá trị khoảng 180,961 triệu USD, bao gồm cả bảo hiểm xây lắp công trình.
Dự án Cảng biển Trung tâm điện lực Duyên hải do EVN làm chủ đầu tư và Ban Quản lý dự án Nhiệt điện 3-EVN chịu trách nhiệm quản lý dự án.
Dự án được xây dựng với quy mô gồm 2 bến than cho tàu trọng tải đến 30.000DWT, 1 bến dầu cho tàu 1.000DWT và hạ tầng hàng hải gồm tuyến đê chắn sóng phía Bắc dài 3,90km, tuyến luồng vào cảng, vũng quay tàu, hệ thống thiết bị bốc dỡ than và hút rót dầu trên bến.
Dự án nằm trong Quy hoạch tổng thể Trung tâm điện lực Duyên hải đã được Bộ Công Thương phê duyệt và hiệu chỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu nhập nhiên liệu than, dầu phục vụ vận hành các nhà máy nhiệt điện với khối lượng than thông qua khoảng 12 triệu tấn/năm.
Dự án cũng thuộc Nhóm cảng biển Đồng bằng sông Cửu Long (nhóm 6) đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Bộ Giao thông-Vận tải phê duyệt.
Theo kế hoạch, sau khi hợp đồng EPC có hiệu lực, Cảng biển Trung tâm điện lực Duyên hải sẽ được hoàn thành và đưa vào khai thác trong vòng 27 tháng.
Khi đi vào hoạt động (dự kiến quý 3/2014), cảng biển sẽ góp phần quan trọng trong việc đưa Nhà máy nhiệt điện Duyên hải 1 và 3 vào hoạt động đúng tiến độ, đáp ứng nhu cầu năng lượng phục vụ phát triển kinh tế xã hội khu vực phía Nam và toàn quốc./.
Hợp đồng có giá trị khoảng 180,961 triệu USD, bao gồm cả bảo hiểm xây lắp công trình.
Dự án Cảng biển Trung tâm điện lực Duyên hải do EVN làm chủ đầu tư và Ban Quản lý dự án Nhiệt điện 3-EVN chịu trách nhiệm quản lý dự án.
Dự án được xây dựng với quy mô gồm 2 bến than cho tàu trọng tải đến 30.000DWT, 1 bến dầu cho tàu 1.000DWT và hạ tầng hàng hải gồm tuyến đê chắn sóng phía Bắc dài 3,90km, tuyến luồng vào cảng, vũng quay tàu, hệ thống thiết bị bốc dỡ than và hút rót dầu trên bến.
Dự án nằm trong Quy hoạch tổng thể Trung tâm điện lực Duyên hải đã được Bộ Công Thương phê duyệt và hiệu chỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu nhập nhiên liệu than, dầu phục vụ vận hành các nhà máy nhiệt điện với khối lượng than thông qua khoảng 12 triệu tấn/năm.
Dự án cũng thuộc Nhóm cảng biển Đồng bằng sông Cửu Long (nhóm 6) đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Bộ Giao thông-Vận tải phê duyệt.
Theo kế hoạch, sau khi hợp đồng EPC có hiệu lực, Cảng biển Trung tâm điện lực Duyên hải sẽ được hoàn thành và đưa vào khai thác trong vòng 27 tháng.
Khi đi vào hoạt động (dự kiến quý 3/2014), cảng biển sẽ góp phần quan trọng trong việc đưa Nhà máy nhiệt điện Duyên hải 1 và 3 vào hoạt động đúng tiến độ, đáp ứng nhu cầu năng lượng phục vụ phát triển kinh tế xã hội khu vực phía Nam và toàn quốc./.
Mai Phương (TTXVN)