Theo đánh giá của Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng, ngoài những khó khăn về nguồn cung thì hiệu quả sử dụng điện ở Việt Nam cũng là vấn đề cần bàn.
Tại buổi họp giao ban trực tuyến về tình hình sản xuất kinh doanh quí I tổ chức sáng nay, 4/4 tại Hà Nội, Bộ trưởng cho rằng, mặc dù chính phủ đã giao cho Bộ Công thương ban hành hướng dẫn về tiết kiệm điện là 10% nhưng việc sử dụng năng lượng, trong đó có vấn đề sử dụng điện, vẫn còn thiếu hiệu quả, lãng phí, thiết bị công nghệ lạc hậu, hiệu suất sử dụng thấp.
Theo thống kê, việc tiêu thụ điện cho sản xuất của Việt Nam còn lãng phí, hiện cao nhất trong khu vực.
Bộ trưởng lấy ví dụ, ở Việt Nam để tăng trưởng kinh tế 1 thì tăng trưởng điện phải tiêu tốn gần 2-2,5 lần, trong khi các nước lân cận chỉ từ 1-1,5 lần. Điều đó cho thấy việc sử dụng điện cần phải tính đến hiệu quả.
Trong thống kê của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) cũng cho thấy, riêng quí I/2011 lượng điện thương phẩm đạt 21.100 triệu kwh, tăng 12,16%, trong đó điện tiêu dùng nội địa tăng 12,23%.
So sánh với tốc độ tăng trưởng GDP của quí I thì tốc độ tăng trưởng điện đã tăng 2,25 lần, đặc biệt là công nghiệp, tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm là 15,93%, gấp 2,91 lần tốc độ tăng trưởng GDP của ngành công nghiệp, điều đó thể hiện việc sử dụng điện vẫn kém hiệu quả.
EVN báo cáo, do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino và biến đổi khí hậu, tình hình khô hạn đang xảy ra trên diện rộng nên lưu lượng nước về các hồ thủy điện thấp hiện rất thấp.
Tính đến tháng Ba mực nước các hồ thủy điện chỉ còn cách mực nước chết từ 4-10 mét và quí I các nhà máy nhiệt điện đã phải khai thác tối đa công suất trong khi các nhà máy thủy điện thì phải khai thác theo lượng nước về.
Để đạp ứng được điện trong quí I, EVN đã tăng lượng điện mua lên 15,8%, trong đó điện mua của Trung Quốc tăng 40,8% so với cùng kỳ năm 2010.
Theo tính toán của EVN, tháng Tư dự báo sản lượng điện toàn hệ thống khoảng 314 triệu kwh/ngày, cao hơn 2 triệu kwh/ngày so với kế hoạch của bộ đã phân bổ và EVN sẽ cố gắng để đảm bảo đủ điện cho sản xuất và tiêu dùng từ nguồn của các nhà máy nhiệt điện hiện có, như nhà máy nhiệt điện than Hải Phòng và nhiệt điện than Quảng Ninh.
Ông Dương Quang Thành, Phó Tổng Giám đốc EVN, cho biết dự tính trong tháng Tư này sẽ có thêm 900 MW điện mới được đưa vào vận hành từ các tổ máy của nhà máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng, thủy điện Sơn La...nhằm bổ sung cho các tháng cao điểm mùa khô sắp tới.
Cũng theo EVN, trong đợt điều chỉnh giá điện tháng Ba vừa qua đã có 2,264 triệu hộ đăng ký sử dụng dưới 50 kw/tháng và để thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ, EVN cũng phấn đấu giảm tổn thất điện năng trong toàn ngành xuống 2,23%.
Trong lúc thiếu điện đang là vấn đề cấp bách thì không chỉ việc sử dụng điện lãng phí mà thực tế còn tồn tại bất cập khác là một số dự án điện độc lập, đặc biệt là dự án thủy điện nhỏ ở miền Trung và Tây Nguyên, do chưa thống nhất được các vấn đề liên quan đến giá điện nên vẫn chưa thể đầu nối với lưới điện quốc gia.
Ngoài ra, một số nhà máy dù đủ khả năng phát điện nhưng lại không có đường dây nên vẫn không thể cung cấp điện được.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho rằng, dù có phân cấp theo qui mô công suất hoặc lĩnh vực quản lý nhưng trong phạm vi quyền hạn, Tập đoàn điện lực Việt Nam cũng phải tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án điện độc lập có khả năng đấu nối cung ứng điện cho lưới điện quốc gia./.
Tại buổi họp giao ban trực tuyến về tình hình sản xuất kinh doanh quí I tổ chức sáng nay, 4/4 tại Hà Nội, Bộ trưởng cho rằng, mặc dù chính phủ đã giao cho Bộ Công thương ban hành hướng dẫn về tiết kiệm điện là 10% nhưng việc sử dụng năng lượng, trong đó có vấn đề sử dụng điện, vẫn còn thiếu hiệu quả, lãng phí, thiết bị công nghệ lạc hậu, hiệu suất sử dụng thấp.
Theo thống kê, việc tiêu thụ điện cho sản xuất của Việt Nam còn lãng phí, hiện cao nhất trong khu vực.
Bộ trưởng lấy ví dụ, ở Việt Nam để tăng trưởng kinh tế 1 thì tăng trưởng điện phải tiêu tốn gần 2-2,5 lần, trong khi các nước lân cận chỉ từ 1-1,5 lần. Điều đó cho thấy việc sử dụng điện cần phải tính đến hiệu quả.
Trong thống kê của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) cũng cho thấy, riêng quí I/2011 lượng điện thương phẩm đạt 21.100 triệu kwh, tăng 12,16%, trong đó điện tiêu dùng nội địa tăng 12,23%.
So sánh với tốc độ tăng trưởng GDP của quí I thì tốc độ tăng trưởng điện đã tăng 2,25 lần, đặc biệt là công nghiệp, tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm là 15,93%, gấp 2,91 lần tốc độ tăng trưởng GDP của ngành công nghiệp, điều đó thể hiện việc sử dụng điện vẫn kém hiệu quả.
EVN báo cáo, do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino và biến đổi khí hậu, tình hình khô hạn đang xảy ra trên diện rộng nên lưu lượng nước về các hồ thủy điện thấp hiện rất thấp.
Tính đến tháng Ba mực nước các hồ thủy điện chỉ còn cách mực nước chết từ 4-10 mét và quí I các nhà máy nhiệt điện đã phải khai thác tối đa công suất trong khi các nhà máy thủy điện thì phải khai thác theo lượng nước về.
Để đạp ứng được điện trong quí I, EVN đã tăng lượng điện mua lên 15,8%, trong đó điện mua của Trung Quốc tăng 40,8% so với cùng kỳ năm 2010.
Theo tính toán của EVN, tháng Tư dự báo sản lượng điện toàn hệ thống khoảng 314 triệu kwh/ngày, cao hơn 2 triệu kwh/ngày so với kế hoạch của bộ đã phân bổ và EVN sẽ cố gắng để đảm bảo đủ điện cho sản xuất và tiêu dùng từ nguồn của các nhà máy nhiệt điện hiện có, như nhà máy nhiệt điện than Hải Phòng và nhiệt điện than Quảng Ninh.
Ông Dương Quang Thành, Phó Tổng Giám đốc EVN, cho biết dự tính trong tháng Tư này sẽ có thêm 900 MW điện mới được đưa vào vận hành từ các tổ máy của nhà máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng, thủy điện Sơn La...nhằm bổ sung cho các tháng cao điểm mùa khô sắp tới.
Cũng theo EVN, trong đợt điều chỉnh giá điện tháng Ba vừa qua đã có 2,264 triệu hộ đăng ký sử dụng dưới 50 kw/tháng và để thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ, EVN cũng phấn đấu giảm tổn thất điện năng trong toàn ngành xuống 2,23%.
Trong lúc thiếu điện đang là vấn đề cấp bách thì không chỉ việc sử dụng điện lãng phí mà thực tế còn tồn tại bất cập khác là một số dự án điện độc lập, đặc biệt là dự án thủy điện nhỏ ở miền Trung và Tây Nguyên, do chưa thống nhất được các vấn đề liên quan đến giá điện nên vẫn chưa thể đầu nối với lưới điện quốc gia.
Ngoài ra, một số nhà máy dù đủ khả năng phát điện nhưng lại không có đường dây nên vẫn không thể cung cấp điện được.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho rằng, dù có phân cấp theo qui mô công suất hoặc lĩnh vực quản lý nhưng trong phạm vi quyền hạn, Tập đoàn điện lực Việt Nam cũng phải tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án điện độc lập có khả năng đấu nối cung ứng điện cho lưới điện quốc gia./.
Đức Duy (Vietnam+)