Lãnh đạo Thái-CPC đồng ý gặp nhau vào ngày 8/5

Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva và Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã nhất trí nhóm họp cùng Tổng thống Indonesia vào ngày 8/5.
Trong một nỗ lực nhằm chấm dứt các cuộc đụng độ trên khu vực biên giới tranhchấp giữa Thái Lan và Campuchia xung quanh ngôi đền cổ Preah Vihear, chiều 7/5,Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva và Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã nhất trínhóm họp cùng Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono.

Cuộc gặp ba bên dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 8/5, đánh dấu một bước tiến trongviệc giải quyết cuộc xung đột hiện nay giữa Thái Lan và Campuchia - một trongnhững vấn đề chính tại Hội nghị Cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)lần thứ 18 đang diễn ra ở thủ đô Jakarta của Indonesia.

Trước đó, phát biểu tại phiên họp toàn thể Hội nghị Cấp cao ASEAN sáng cùngngày, Thủ tướng Hun Sen tuyên bố yêu cầu của Thái Lan đòi Campuchia rút binh sỹkhỏi vùng lãnh thổ của mình trên khu vực biên giới tranh chấp giữa hai nước là"vô lý và không thể chấp nhận."

Thủ tướng Hun Sen bác bỏ một yêu cầu được ra gần đây của Thái Lan, theo đó cácgiám sát viên thỏa thuận ngừng bắn giữa hai nước của Indonesia chỉ được triểnkhai dọc khu vực biên giới tranh chấp khi Campuchia rút binh sỹ và dân thườngkhỏi khu vực mà Phnom Penh coi là lãnh thổ của mình.

Trong tuyên bố dài 6 trang gửi phiên toàn thể của Hội nghị Cấp cao ASEAN lầnnày, Thủ tướng Hun Sen nêu rõ tranh chấp lãnh thổ giữa Campuchia và Thái Lankhông chỉ ảnh hưởng tới an ninh và thịnh vượng của khu vực mà còn tạo ra nhữngthách thức nghiêm trọng đối với ASEAN trong tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEANvào năm 2015.

Theo ông, ASEAN cần thiết lập một cơ chế trung gian hòa giải cũng như ủng hộ vàcó các biện pháp cần thiết khiến các bên liên quan hợp tác và chấp nhận triểnkhai giám sát viên dọc biên giới hai nước sớm nhất có thể.

Đáp lại tuyên bố của nhà lãnh đạo Campuchia, Thủ tướng Thái Lan AbhisitVejjajiva nói rằng Phnom Penh đã vi phạm Biên bản ghi nhớ mà hai bên đạt đượcnăm 2000, theo đó binh sỹ và dân thường không được có mặt tại khu vực tranhchấp.

Ông nhấn mạnh Bangkok mong muốn các nước thành viên ASEAN thúc đẩy đối thoại đểgiải quyết cuộc tranh chấp kéo dài giữa hai nước.

Nhà lãnh đạo Thái Lan cũng đồng thời đánh giá cao vai trò của Indonesia trêncương vị Chủ tịch ASEAN năm 2011 trong nỗ lực hòa giải quan hệ TháiLan-Campuchia. Ông tái khẳng định sự tin tưởng vào hiệu quả của cơ chế đối thoạisong phương.

[Campuchia không rút quân khỏi đền Preah Vihear]

Đền Preah Vihear nằm ở khu vực biên giới Thái Lan-Campuchia và hai nước đềutuyên bố chủ quyền đối với khu vực này.

Năm 1962, Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) đã phán quyết ngôi đền thuộc vềCampuchia, nhưng đường ranh giới của khu vực tranh chấp rộng khoảng 4,6 km2 xungquanh ngôi đền chưa được phân định rõ.

Kể từ khi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) côngnhận đền Preah Vihear là Di sản thế giới năm 2008, tại khu vực này đã xảy ra mộtsố vụ đụng độ giữa binh sỹ hai nước và trở thành một trong những “điểm nóng”trong quan hệ Campuchia-Thái Lan.

Các cuộc giao tranh giữa Thái Lan và Campuchia kéo dài suốt một thập kỷ qua đãkhiến hàng trăm người thiệt mạng và hơn 50.000 người đã phải rời bỏ nhà cửa đilánh nạn.

Indonesia - nước Chủ tịch luân phiên ASEAN đang nỗ lực dàn xếp một thỏa thuậnngừng bắn và triển khai các giám sát viên trung lập tới khu vực biên giới tranhchấp trên, nơi các cuộc giao tranh giữa quân đội hai nước từ ngày 22/4 làm 18người ở cả hai bên thiệt mạng và hàng chục người bị thương./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục