Bùn đất lấm lem mặt mũi, cả người chơi lẫn người xem đều bẩn… Đó là những gì chúng tôi được chứng kiến tại lễ hội vật cầu bùn tại thôn Yên Viên, xã Vân Hà, huyện Việt Yên (Bắc Giang) vào ngày 27/5 (tức 14/4 âm lịch).
Đã tám năm sau lần hội mở vào năm 2002, đến năm nay lễ hội vật cầu bùn mới được nhân dân thôn Yên Viên mở lại, thu hút đông đảo nhân dân và khách thập phương tới xem. Lễ hội kéo dài trong ba ngày, nhưng đông vui nhất vẫn là hôm chung kết và cũng là ngày kết thúc hội thi 27/5 (tức 14 tháng 4 âm lịch).
Ông Nguyễn Đức Quang, xã Vân Hà cho biết: “Hay lắm các chú ạ. Ngày thường nếu có thưởng tiền cũng chẳng ai nhảy xuống sân đền đầy nước, bùn mà đấu vật. Nhưng trong những ngày diễn ra lễ hội, được tắm mình trong bùn đất là được hưởng lộc Thánh đấy.”
Di tích lịch sử Đền Chùa Vân là nơi diễn ra lễ hội. Sân thi đấu là sân hành lễ trước cửa đền rộng hơn 200m2 được tạo đầy bùn lỏng. Hai đầu sân đấu có hai hố sâu khoảng 80cm, rộng 50cm để các quan cầu ôm cầu đẩy xuống hố trong tình huống cướp cầu dưới bùn nước nhão.
Hội thi được tổ chức trong ba ngày 12, 13 và 14 tháng 4 âm lịch. Ngày 12 đánh hai cầu (một lần đẩy cầu xuống hố được coi là một cầu), ngày 13 đánh ba cầu, ngày 14 đánh bốn cầu. Các quan cầu của hai đội tranh cướp một quả cầu bằng gỗ, đường kính khoảng 40cm rồi tìm cách đẩy vào hố ở phần sân đối phương.
Cụ Nguyễn Sơn Đại, 79 tuổi, thôn Yên Viên nhớ lại: “Ngày tôi còn thanh niên, hàng năm làng thường tổ chức thi đánh cầu bùn tưởng nhớ Đức Thánh Tam Giang và được tổ chức rất trang trọng. Năm nay cũng vậy. Cả thôn có bốn giáp, mỗi giáp chọn ra bốn thanh niên trai tráng thi tài. Bốn giáp được chia làm hai đội có tên là giáp trên và giáp dưới.”
Các quan cầu đóng khố, đánh cầu dưới sân được đổ nước và bùn nhão lấp đến mắt cá chân. Cuộc thi kéo dài trong vòng ba giờ đồng hồ, bắt đầu từ 14 giờ đến 17 giờ giữa hai giáp đấu quyết liệt.
Tương truyền, lễ hội vật cầu bùn ở làng Vân (nay là thôn Yên Viên, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, Bắc Giang) có từ thời Lý Bôn, Lý Bí đánh quân Lương. Sự tích bốn anh em Trương Hống, Trương Hách, Trương Lừng, Trương Lẫy thắng lũ quỉ trong trận vật cầu ở đầm lầy quy phục nhân tâm lũ quỉ và được muôn đời sau truyền kể luôn in đậm trong lòng người dân làng Vân.
Sau ngày bốn anh em tuẫn tiết vinh danh hiển thánh, dân làng Vân đã lập đền thờ. Người anh cả được sắc phong là Đức Thánh Tam Giang. Để tỏ lòng thương nhớ Đức Thánh Tam Giang, cứ vào ngày rằm tháng 4 và tháng 8 âm lịch, thôn Yên Viên lại tổ chức lễ hội đánh cầu bùn và rước kiệu.
Ông Diêm Công Kỳ, Trưởng ban khánh tiết Đền Chùa Vân cho biết sau phần nghi lễ vào đền làm lễ tế Đức Thánh Tam Giang, các quan cầu uống mỗi người ba lưng bát rượu, ăn dưa hấu và xuống sân đấu ra mắt dân làng. Vừa đi vừa hô vang biểu lộ tinh thần thượng võ quanh quả cầu đã đặt sẵn khu vực giữa sân.
Tiếp đến, hai giáp cử những chàng trai khỏe nhất ra ràng, xe đai đấu vật giữa sân bùn nhão nhoét. Nếu đô vật nào thắng thì giáp đó sẽ được giao cầu. Việc làm này giống như hình thức giao bóng trong các trận túc cầu.
Quả cầu gỗ có trọng lượng khoảng 20kg tròn to hơn quả bóng đá được cất kín trong hậu cung của nhà đền và chỉ được lấy ra khỏi hậu cung sử dụng mỗi khi tổ chức hội thi vật cầu bùn hai năm một lần.
Sau phần hiệu lệnh của ông Trưởng ban khánh tiết nhà đền, trống hội giục giã, hai giáp lao vào cướp cầu và đẩy cầu về sân đối phương trong bùn, nước nhão nhoét, trơn trượt đầy kịch tính và phấn khích.
Chăm chú theo dõi hội thi vật cầu bùn, anh Nguyễn Tiến Trung đến từ Hà Nội cho biết: “Tôi đã đi xem nhiều lễ hội và rước kiệu ở các tỉnh trong cả nước, nhưng có lẽ chưa thấy hội thi nào như lễ hội vật cầu bùn ở làng Vân. Các quan cầu tranh tài gay cấn, quyết liệt.”
Ngày chung kết hội thi 14/4 âm lịch bao giờ cũng kịch tính và quyết liệt nhất bởi đây là ngày chính hội. Cả sân đền chật cứng nhân dân và du khách gần xa tới xem và cổ vũ.
Quan sát từ trên cao chúng tôi nhận thấy từ nam, phụ, lão, ấu ai ai cũng vui vẻ lấm lem bùn đất vì nước bùn bắn lên do quan cầu tranh cầu bắn tung tóe. Mặc dù bị bắn bẩn bùn đất nhưng ai cũng vui vì coi đó là mình đã có lộc.
Lễ hội đánh cầu bùn được nhân dân làng Vân khôi phục lại sau nhiều năm gián đoạn. Đây là một hoạt động văn hóa truyền thống hết sức độc đáo và ý nghĩa biểu hiện tinh thần đoàn kết, thượng võ của nhân dân trong xóm, ngoài làng. Hội thi đã để lại ấn tượng đẹp trong lòng du khách gần xa đến tham quan cổ vũ lễ hội./.
Đã tám năm sau lần hội mở vào năm 2002, đến năm nay lễ hội vật cầu bùn mới được nhân dân thôn Yên Viên mở lại, thu hút đông đảo nhân dân và khách thập phương tới xem. Lễ hội kéo dài trong ba ngày, nhưng đông vui nhất vẫn là hôm chung kết và cũng là ngày kết thúc hội thi 27/5 (tức 14 tháng 4 âm lịch).
Ông Nguyễn Đức Quang, xã Vân Hà cho biết: “Hay lắm các chú ạ. Ngày thường nếu có thưởng tiền cũng chẳng ai nhảy xuống sân đền đầy nước, bùn mà đấu vật. Nhưng trong những ngày diễn ra lễ hội, được tắm mình trong bùn đất là được hưởng lộc Thánh đấy.”
Di tích lịch sử Đền Chùa Vân là nơi diễn ra lễ hội. Sân thi đấu là sân hành lễ trước cửa đền rộng hơn 200m2 được tạo đầy bùn lỏng. Hai đầu sân đấu có hai hố sâu khoảng 80cm, rộng 50cm để các quan cầu ôm cầu đẩy xuống hố trong tình huống cướp cầu dưới bùn nước nhão.
Hội thi được tổ chức trong ba ngày 12, 13 và 14 tháng 4 âm lịch. Ngày 12 đánh hai cầu (một lần đẩy cầu xuống hố được coi là một cầu), ngày 13 đánh ba cầu, ngày 14 đánh bốn cầu. Các quan cầu của hai đội tranh cướp một quả cầu bằng gỗ, đường kính khoảng 40cm rồi tìm cách đẩy vào hố ở phần sân đối phương.
Cụ Nguyễn Sơn Đại, 79 tuổi, thôn Yên Viên nhớ lại: “Ngày tôi còn thanh niên, hàng năm làng thường tổ chức thi đánh cầu bùn tưởng nhớ Đức Thánh Tam Giang và được tổ chức rất trang trọng. Năm nay cũng vậy. Cả thôn có bốn giáp, mỗi giáp chọn ra bốn thanh niên trai tráng thi tài. Bốn giáp được chia làm hai đội có tên là giáp trên và giáp dưới.”
Các quan cầu đóng khố, đánh cầu dưới sân được đổ nước và bùn nhão lấp đến mắt cá chân. Cuộc thi kéo dài trong vòng ba giờ đồng hồ, bắt đầu từ 14 giờ đến 17 giờ giữa hai giáp đấu quyết liệt.
Tương truyền, lễ hội vật cầu bùn ở làng Vân (nay là thôn Yên Viên, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, Bắc Giang) có từ thời Lý Bôn, Lý Bí đánh quân Lương. Sự tích bốn anh em Trương Hống, Trương Hách, Trương Lừng, Trương Lẫy thắng lũ quỉ trong trận vật cầu ở đầm lầy quy phục nhân tâm lũ quỉ và được muôn đời sau truyền kể luôn in đậm trong lòng người dân làng Vân.
Sau ngày bốn anh em tuẫn tiết vinh danh hiển thánh, dân làng Vân đã lập đền thờ. Người anh cả được sắc phong là Đức Thánh Tam Giang. Để tỏ lòng thương nhớ Đức Thánh Tam Giang, cứ vào ngày rằm tháng 4 và tháng 8 âm lịch, thôn Yên Viên lại tổ chức lễ hội đánh cầu bùn và rước kiệu.
Ông Diêm Công Kỳ, Trưởng ban khánh tiết Đền Chùa Vân cho biết sau phần nghi lễ vào đền làm lễ tế Đức Thánh Tam Giang, các quan cầu uống mỗi người ba lưng bát rượu, ăn dưa hấu và xuống sân đấu ra mắt dân làng. Vừa đi vừa hô vang biểu lộ tinh thần thượng võ quanh quả cầu đã đặt sẵn khu vực giữa sân.
Tiếp đến, hai giáp cử những chàng trai khỏe nhất ra ràng, xe đai đấu vật giữa sân bùn nhão nhoét. Nếu đô vật nào thắng thì giáp đó sẽ được giao cầu. Việc làm này giống như hình thức giao bóng trong các trận túc cầu.
Quả cầu gỗ có trọng lượng khoảng 20kg tròn to hơn quả bóng đá được cất kín trong hậu cung của nhà đền và chỉ được lấy ra khỏi hậu cung sử dụng mỗi khi tổ chức hội thi vật cầu bùn hai năm một lần.
Sau phần hiệu lệnh của ông Trưởng ban khánh tiết nhà đền, trống hội giục giã, hai giáp lao vào cướp cầu và đẩy cầu về sân đối phương trong bùn, nước nhão nhoét, trơn trượt đầy kịch tính và phấn khích.
Chăm chú theo dõi hội thi vật cầu bùn, anh Nguyễn Tiến Trung đến từ Hà Nội cho biết: “Tôi đã đi xem nhiều lễ hội và rước kiệu ở các tỉnh trong cả nước, nhưng có lẽ chưa thấy hội thi nào như lễ hội vật cầu bùn ở làng Vân. Các quan cầu tranh tài gay cấn, quyết liệt.”
Ngày chung kết hội thi 14/4 âm lịch bao giờ cũng kịch tính và quyết liệt nhất bởi đây là ngày chính hội. Cả sân đền chật cứng nhân dân và du khách gần xa tới xem và cổ vũ.
Quan sát từ trên cao chúng tôi nhận thấy từ nam, phụ, lão, ấu ai ai cũng vui vẻ lấm lem bùn đất vì nước bùn bắn lên do quan cầu tranh cầu bắn tung tóe. Mặc dù bị bắn bẩn bùn đất nhưng ai cũng vui vì coi đó là mình đã có lộc.
Lễ hội đánh cầu bùn được nhân dân làng Vân khôi phục lại sau nhiều năm gián đoạn. Đây là một hoạt động văn hóa truyền thống hết sức độc đáo và ý nghĩa biểu hiện tinh thần đoàn kết, thượng võ của nhân dân trong xóm, ngoài làng. Hội thi đã để lại ấn tượng đẹp trong lòng du khách gần xa đến tham quan cổ vũ lễ hội./.
Nguyễn Viết Tôn (Báo Tin Tức/Vietnam+)