Ngày 19/2, Liên hợp quốc công bố một chương trình quan hệ đối tác mới, theo đó sẽ hỗ trợ 30 quốc gia xây dựng các chiến lược nền kinh tế xanh nhằm tạo nhiều công ăn việc làm, thúc đẩy công nghệ sạch và giảm thiểu các rủi ro môi trường trong 7 năm tới.
Quan hệ đối tác Hành động vì Kinh tế Xanh (PAGE) của Liên hợp quốc sẽ giúp nhiều nước chuyển đổi các nguồn đầu tư và chính sách theo hướng tạo nên các công nghệ sạch, cơ sở hạ tầng tài nguyên hiệu quả, lao động lành nghề xanh, quản lý tốt và nhiều dịch vụ khác. Đây là lần đầu tiên 4 cơ quan Liên hợp quốc gồm: Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) và Viện Nghiên cứu và Đào tạo Liên hợp quốc (UNITAR) tham gia các lực lượng nhằm phối hợp chuyên môn và các nguồn lực ở cấp độ quốc gia.
Giám đốc Điều hành UNEP Achim Steiner cho biết, PAGE sẽ phối hợp với các nước để thúc đẩy sự thay đổi ở cấp quốc gia, cung cấp cho các nước các công cụ chính sách và kinh tế cũng như đào tạo nhằm thức đẩy quá trình chuyển đổi nền kinh tế xanh trên các lĩnh vực khác nhau ở các nước, từ năng lượng sạch đến nông nghiệp bền vững.
Nhờ sự hỗ trợ của PAGE, các nước đang phát triển có thể thực hiện các chính sách cần thiết nhằm đạt được các lợi ích kinh tế và môi trường, đồng thời tránh các rủi ro và các cú sốc của các cơ sở hạ tầng nhiều cacbon. Ông Achim Steiner khẳng định, PAGE là một phản ứng trực tiếp đối với tài liệu kết quả của Hội nghị Liên hợp quốc về Phát triển Bền vững (Rio +20) được tổ chức tháng 6/2012 tại Brazil.
Tài liệu có nhan đề: “Tương lai Chúng ta Mong muốn” kêu gọi các cơ quan Liên hợp quốc hỗ trợ các nước muốn đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh nhằm giảm bớt nghèo đói và bảo đảm phát triển bền vững.
Theo Tổng Giám đốc ILO Guy Ryder, ILO dự kiến ít nhất một nửa lực lượng lao động trên toàn cầu, hay 1,5 tỷ người, có thể bị ảnh hưởng bởi tiến trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh. PAGE sẽ thúc đẩy các chính sách đúng đắn và các cơ hội ở cấp quốc gia khi các nước triển khai các kế hoạch kinh tế xanh, do đó đảm bảo tiến trình chuyển đổi sẽ tạo công ăn việc làm nhiều hơn, tốt hơn và các lợi ích khác của xã hội. Trong 2 năm đầu của quan hệ đối tác, PAGE sẽ tập trung vào 7 nước thí điểm, sau đó sẽ mở rộng quy mô hỗ trợ tới 30 nước khác vào năm 2020.
Ông Kandeh K. Yumkella, Tổng Giám đốc UNIDO, cho biết thêm: "Thúc đẩy các ngành công nghiệp xanh và sạch mới, đồng thời giúp đỡ các ngành công nghiệp hiện có trở thành nguồn hiệu quả hơn sẽ là trọng tâm cơ bản của mối quan hệ đối tác." Mặc dù kinh doanh và công nghiệp cần được gắn kết chặt chẽ với các nỗ lực kinh tế xanh của quốc gia, nhưng các chính phủ phải đề ra chỉ tiêu cho các doanh nghiệp phấn đấu.
Bà Sally Fegan-Wyles, quyền giám đốc UNITAR, cho biết việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh sẽ tạo nhiều cơ hội chưa từng có cho việc học tập các kỹ năng và phát triển. PAGE sẽ giải quyết thách thức này bằng cách cung cấp một chương trình học tập và tăng cường khả năng của các cơ quan nghiên cứu cũng như đào tạo của các nước để bảo đảm phát triển bền vững./.
Quan hệ đối tác Hành động vì Kinh tế Xanh (PAGE) của Liên hợp quốc sẽ giúp nhiều nước chuyển đổi các nguồn đầu tư và chính sách theo hướng tạo nên các công nghệ sạch, cơ sở hạ tầng tài nguyên hiệu quả, lao động lành nghề xanh, quản lý tốt và nhiều dịch vụ khác. Đây là lần đầu tiên 4 cơ quan Liên hợp quốc gồm: Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) và Viện Nghiên cứu và Đào tạo Liên hợp quốc (UNITAR) tham gia các lực lượng nhằm phối hợp chuyên môn và các nguồn lực ở cấp độ quốc gia.
Giám đốc Điều hành UNEP Achim Steiner cho biết, PAGE sẽ phối hợp với các nước để thúc đẩy sự thay đổi ở cấp quốc gia, cung cấp cho các nước các công cụ chính sách và kinh tế cũng như đào tạo nhằm thức đẩy quá trình chuyển đổi nền kinh tế xanh trên các lĩnh vực khác nhau ở các nước, từ năng lượng sạch đến nông nghiệp bền vững.
Nhờ sự hỗ trợ của PAGE, các nước đang phát triển có thể thực hiện các chính sách cần thiết nhằm đạt được các lợi ích kinh tế và môi trường, đồng thời tránh các rủi ro và các cú sốc của các cơ sở hạ tầng nhiều cacbon. Ông Achim Steiner khẳng định, PAGE là một phản ứng trực tiếp đối với tài liệu kết quả của Hội nghị Liên hợp quốc về Phát triển Bền vững (Rio +20) được tổ chức tháng 6/2012 tại Brazil.
Tài liệu có nhan đề: “Tương lai Chúng ta Mong muốn” kêu gọi các cơ quan Liên hợp quốc hỗ trợ các nước muốn đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh nhằm giảm bớt nghèo đói và bảo đảm phát triển bền vững.
Theo Tổng Giám đốc ILO Guy Ryder, ILO dự kiến ít nhất một nửa lực lượng lao động trên toàn cầu, hay 1,5 tỷ người, có thể bị ảnh hưởng bởi tiến trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh. PAGE sẽ thúc đẩy các chính sách đúng đắn và các cơ hội ở cấp quốc gia khi các nước triển khai các kế hoạch kinh tế xanh, do đó đảm bảo tiến trình chuyển đổi sẽ tạo công ăn việc làm nhiều hơn, tốt hơn và các lợi ích khác của xã hội. Trong 2 năm đầu của quan hệ đối tác, PAGE sẽ tập trung vào 7 nước thí điểm, sau đó sẽ mở rộng quy mô hỗ trợ tới 30 nước khác vào năm 2020.
Ông Kandeh K. Yumkella, Tổng Giám đốc UNIDO, cho biết thêm: "Thúc đẩy các ngành công nghiệp xanh và sạch mới, đồng thời giúp đỡ các ngành công nghiệp hiện có trở thành nguồn hiệu quả hơn sẽ là trọng tâm cơ bản của mối quan hệ đối tác." Mặc dù kinh doanh và công nghiệp cần được gắn kết chặt chẽ với các nỗ lực kinh tế xanh của quốc gia, nhưng các chính phủ phải đề ra chỉ tiêu cho các doanh nghiệp phấn đấu.
Bà Sally Fegan-Wyles, quyền giám đốc UNITAR, cho biết việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh sẽ tạo nhiều cơ hội chưa từng có cho việc học tập các kỹ năng và phát triển. PAGE sẽ giải quyết thách thức này bằng cách cung cấp một chương trình học tập và tăng cường khả năng của các cơ quan nghiên cứu cũng như đào tạo của các nước để bảo đảm phát triển bền vững./.
Hữu Trung (TTXVN)