Trong bối cảnh Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc không đạt được đồng thuận về gia hạn sứ mệnh của Phái đoàn quan sát viên Liên hợp quốc tại Syria (UNSMIS), ngày 19/7, Liên hợp quốc đã cử quan chức quân đội cấp cao của mình đến Syria nhằm tiếp quản và chỉ huy UNSMIS.
Phát biểu trước báo giới, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc Jan Eliasson cho biết Cố vấn quân sự hàng đầu của Liên hợp quốc - Tướng Barbacar Gaye đã lên đường đến thủ đô Damasus của Syria. Ngoài ra, quan chức phụ trách vấn đề triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, ông Herve Ladsous dự kiến cũng sẽ sớm có mặt tại Syria.
Cũng trong ngày 19/7, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố sẵn sàng cử 30 quan chức quân đội nước này tới Syria cùng tham gia với UNSMIS.
Trước đó, Anh và Pakistan đã đề xuất hai dự thảo nghị quyết nhằm gia hạn sứ mệnh của UNSMIS, theo đó Anh đề xuất kéo dài thời gian của phái bộ này thêm 30 ngày, trong khi Pakistan đề nghị gia hạn 45 ngày. Dự kiến trong ngày 20/7, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc sẽ tổ chức một cuộc bỏ phiếu để ra quyết định cuối cùng trước khi sứ mệnh kéo dài 90 ngày của UNSMIS chấm dứt. Trong trường hợp Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc không đạt được đồng thuận, khoảng 300 quan sát viên sẽ nhanh chóng rời khỏi quốc gia Trung Đông này vì 20/7 là ngày kết thúc sứ mệnh của UNSMIS.
Trong khi đó, Mỹ và Anh đã chỉ trích việc Trung Quốc và Nga phủ quyết bản dự thảo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về Syria, coi đây là "một quyết định hết sức đáng tiếc." Tại Washington, người phát ngôn Nhà Trắng Jay Carney nói rằng việc hậu thuẫn chế độ này là một sai lầm khi chế độ đó "đang bên bờ sụp đổ". Còn Đại sứ Anh tại Liên hợp quốc Mark Lyall Grantcho biết Chính phủ Anh bị "sốc" trước quyết định của Nga và Trung Quốc, đồng thời cảnh báo tình trạng đổ máu tại Syria sẽ ngày càng nghiêm trọng và nước này sẽ rơi vào một cuộc nội chiến.
[Nga, Trung phủ quyết dự thảo nghị quyết về Syria]
Phản ứng trước những phát biểu trên, Đại sứ Trung Quốc tại Liên hợp quốc Lý Bảo Đông khẳng định rằng bản dự thảo nghị quyết áp đặt trừng phạt lên chính quyền Syria sẽ chỉ làm tình hình thêm trầm trọng, mà hệ quả có thể khiến bất ổn lan sang các nước khác trong khu vực. Cùng quan điểm này, Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc Vitaly Churkin còn cáo buộc phương Tây tìm cách sử dụng Hội đồng Bảo an làm phương tiện để hợp thức hóa một hành động quân sự nhằm vào Syria.
Ông Churkin nói: "Dự thảo nghị quyết của phương Tây về trừng phạt chính quyền của Tổng thống al-Assad cốt để dẫn tới việc can thiệp quân sự vào Syria. Toan tính của họ, là sử dụng Hội đồng Bảo an để Gaye sức ép lên một quốc gia có chủ quyền, sẽ không thành công."
Đây là lần thứ ba trong vòng 9 tháng qua, Nga và Trung Quốc sử dụng quyền phủ quyết với tư cách là ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, để phản đối các nghị quyết chống Syria. Một ngày trước khi diễn ra cuộc bỏ phiếu, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrop đã khẳng định “không thể chấp nhận việc áp dụng Chương 7 và phần về trừng phạt”./.
Phát biểu trước báo giới, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc Jan Eliasson cho biết Cố vấn quân sự hàng đầu của Liên hợp quốc - Tướng Barbacar Gaye đã lên đường đến thủ đô Damasus của Syria. Ngoài ra, quan chức phụ trách vấn đề triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, ông Herve Ladsous dự kiến cũng sẽ sớm có mặt tại Syria.
Cũng trong ngày 19/7, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố sẵn sàng cử 30 quan chức quân đội nước này tới Syria cùng tham gia với UNSMIS.
Trước đó, Anh và Pakistan đã đề xuất hai dự thảo nghị quyết nhằm gia hạn sứ mệnh của UNSMIS, theo đó Anh đề xuất kéo dài thời gian của phái bộ này thêm 30 ngày, trong khi Pakistan đề nghị gia hạn 45 ngày. Dự kiến trong ngày 20/7, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc sẽ tổ chức một cuộc bỏ phiếu để ra quyết định cuối cùng trước khi sứ mệnh kéo dài 90 ngày của UNSMIS chấm dứt. Trong trường hợp Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc không đạt được đồng thuận, khoảng 300 quan sát viên sẽ nhanh chóng rời khỏi quốc gia Trung Đông này vì 20/7 là ngày kết thúc sứ mệnh của UNSMIS.
Trong khi đó, Mỹ và Anh đã chỉ trích việc Trung Quốc và Nga phủ quyết bản dự thảo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về Syria, coi đây là "một quyết định hết sức đáng tiếc." Tại Washington, người phát ngôn Nhà Trắng Jay Carney nói rằng việc hậu thuẫn chế độ này là một sai lầm khi chế độ đó "đang bên bờ sụp đổ". Còn Đại sứ Anh tại Liên hợp quốc Mark Lyall Grantcho biết Chính phủ Anh bị "sốc" trước quyết định của Nga và Trung Quốc, đồng thời cảnh báo tình trạng đổ máu tại Syria sẽ ngày càng nghiêm trọng và nước này sẽ rơi vào một cuộc nội chiến.
[Nga, Trung phủ quyết dự thảo nghị quyết về Syria]
Phản ứng trước những phát biểu trên, Đại sứ Trung Quốc tại Liên hợp quốc Lý Bảo Đông khẳng định rằng bản dự thảo nghị quyết áp đặt trừng phạt lên chính quyền Syria sẽ chỉ làm tình hình thêm trầm trọng, mà hệ quả có thể khiến bất ổn lan sang các nước khác trong khu vực. Cùng quan điểm này, Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc Vitaly Churkin còn cáo buộc phương Tây tìm cách sử dụng Hội đồng Bảo an làm phương tiện để hợp thức hóa một hành động quân sự nhằm vào Syria.
Ông Churkin nói: "Dự thảo nghị quyết của phương Tây về trừng phạt chính quyền của Tổng thống al-Assad cốt để dẫn tới việc can thiệp quân sự vào Syria. Toan tính của họ, là sử dụng Hội đồng Bảo an để Gaye sức ép lên một quốc gia có chủ quyền, sẽ không thành công."
Đây là lần thứ ba trong vòng 9 tháng qua, Nga và Trung Quốc sử dụng quyền phủ quyết với tư cách là ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, để phản đối các nghị quyết chống Syria. Một ngày trước khi diễn ra cuộc bỏ phiếu, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrop đã khẳng định “không thể chấp nhận việc áp dụng Chương 7 và phần về trừng phạt”./.
(TTXVN)