Trước trận động đất hôm 11/3, Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) là niềm tự hào của ngành công nghiệp năng lượng của Nhật Bản bởi vì, đây là công ty điện lực lớn nhất châu Á và lớn thứ 4 trên thế giới.
Tuy nhiên, các sự cố liên tiếp xảy ra tại Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima I sau thảm họa động đất và sóng thần vừa qua đang bào mòn tiềm lực tài chính của TEPCO và đẩy công ty này vào tình thế vô cùng khó khăn, thậm chí có thể đối mặt với nguy cơ phá sản.
Gánh nặng tài chính chồng chất
Được thành lập vào tháng 5/1951, TEPCO hiện chiếm 1/3 thị phần điện năng ở Nhật Bản, với doanh thu bán hàng lên tới 5.016,2 tỷ yen và sản lượng 280.167 GWh trong tài khóa 2009. Công suất phát điện của TEPCO trong tài khóa đó là 64,487 GW, gấp hơn 6 lần so với thời điểm năm 1968, trong đó điện hạt nhân chiếm tới 27%, đứng thứ 2 sau nhiệt điện (chiếm 59%).
TEPCO dự định sẽ tăng tỷ lệ điện hạt nhân trong tổng công suất phát điện lên 30% và giảm dần tỷ lệ nhiệt điện xuống còn 55% vào tài khóa 2019. Vì vậy, TEPCO không chỉ là niềm tự hào của ngành công nghiệp năng lượng Nhật Bản mà còn là niềm hy vọng lớn của nước này trong cuộc chiến chống lại hiện tượng biến đổi khí hậu. Nhiều người hy vọng TEPCO sẽ đóng vai trò lớn trong việc giúp Nhật Bản đạt được các mục tiêu cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Tuy nhiên, các đợt sóng thần khổng lồ ngày 11/3 đã gây ra các sự cố liên tiếp tại Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima I - nhà máy điện hạt nhân đầu tiên do TEPCO đứng ra xây dựng và vận hành, và làm ngừng hoạt động Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima II và một số nhà máy nhiệt điện khác của công ty này.
Cho đến nay, các sự cố này vẫn chưa được khắc phục và ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng sản xuất điện của công ty này. Vì vậy, TEPCO đã buộc phải thực hiện chính sách cắt điện luân phiên ở thủ đô Tokyo và các tỉnh lân cận từ hôm 14/3. Chắc chắn, doanh thu của công ty sẽ giảm mạnh do sản lượng giảm.
Các chuyên gia phân tích dự báo vào lúc cao điểm (khoảng cuối tháng 7/2011), lượng cung điện năng của TEPCO có thể thấp hơn gần 20% so với nhu cầu. Do đó, doanh thu của công ty có thể sẽ giảm hơn 20%.
Để bù đắp lại sự thiếu hụt nguồn cung, TEPCO sẽ phải tăng cường công suất phát điện của các nhà máy nhiệt điện. Tuy nhiên, giá nhiên liệu đang tăng cao do tình trạng bất ổn ở Trung Đông và Bắc Phi chắc chắn sẽ làm tăng chi phí sản xuất nhiệt điện và ảnh hưởng tiêu cực tới lợi nhuận của TEPCO. Các chuyên gia phân tích ước tính chi phí hoạt động của TEPCO sẽ tăng thêm 400 đến 1.000 tỷ yen/năm. Riêng trong tài khóa 2011, TEPCO sẽ cần khoảng 700 tỷ yen để trang trải các chi phí như mua lại trái phiếu đã phát hành và trả nợ.
Mặt khác, TEPCO đang phải chi một số tiền lớn để khắc phục sự cố tại Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima I và một số tiền lớn không kém để dỡ bỏ ít nhất 4 trong số 6 lò phản ứng đã không còn khả năng phục hồi của nhà máy này.
Phát biểu với các phóng viên hôm 30/3, Chủ tịch TEPCO Tsunehisa Katsumata khẳng định TEPCO không còn phương án nào khác ngoài việc dỡ bỏ 4 trong số 6 lò phản ứng tại nhà máy trên, với tổng công suất 2,81GW. Dường như TEPCO không muốn từ bỏ các lò phản ứng số 5 và 6 tại Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima I. Tuy nhiên, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yukio Edano cho rằng cần phải loại bỏ tất cả 6 lò phản ứng của nhà máy này.
Người ta ước tính trong điều kiện bình thường, chi phí dỡ bỏ một lò phản ứng công suất 1,1GW vào khoảng 60 tỷ yen (720 triệu USD). Tuy nhiên, trong trường hợp của Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima I, nơi các lò phản ứng đã bị hư hại và nước làm mát có chứa phóng xạ nồng độ cao đang tràn ngập ở các tòa nhà có chứa lò phản ứng, chi phí dỡ bỏ có thể cao gấp nhiều lần.
Một chuyên gia phân tích nói: “Các sự cố tại nhà máy trên đã dẫn tới sự rò rỉ các chất phóng xạ. Vì vậy, việc dỡ bỏ 4 lò phản ứng này có thể sẽ tốn hơn nhiều so với con số ước tính ban đầu”. Nếu chi phí dỡ bỏ cao hơn 500 tỷ yen, số tiền này sẽ lớn hơn so với quỹ dự trữ của TEPCO và gấp 4 lần thu nhập ròng của TEPCO trong tài khóa 2009.
Mặc dù vậy, đó chưa phải là điều tồi tệ nhất đối với TEPCO trong lúc này. TEPCO có trách nhiệm đền bù cho những người buộc phải sơ tán ra khỏi các khu vực xung quanh nhà máy hoặc bị ảnh hưởng bởi các vụ phóng xạ rò ri, các hộ nông dân và doanh nghiệp phải ngừng sản xuất và không thể tiêu thụ sản phẩm do sự cố này. Phát biểu gần đây, ông Edano đã khẳng định TEPCO sẽ “không được miễn trừ trả tiền đền bù.”
Theo Luật đền bù thiệt hại hạt nhân của Nhật Bản và hợp đồng với các doanh nghiệp, Chính phủ sẽ phải chi tới 120 tỷ yen để đền bù cho các sự cố ở các nhà máy điện hạt nhân trong trưởng hợp sự cố xảy ra do động đất hoặc sóng thần. Tuy nhiên, ngoài số tiền đền bù của Chính phủ, TEPCO phải chịu trách nhiệm vô hạn với các thiệt hại do các sự cố rò rỉ phóng xạ gây ra. Một quan chức của Bộ Tài chính Nhật Bản ước tính nếu tính gộp các thiệt hại do các nhà máy Fukushima I và II gây ra, số tiền đền bù có thể lên tới vài ngàn tỷ yen.
Do khó khăn về tài chính, TEPCO dự định sẽ từ bỏ kế hoạch tham gia các dự án điện hạt nhân ở nước ngoài, trong đó có một dự án tại bang Texas của Mỹ. Chủ tịch Katsumata nói: “Trên cơ sở cân nhắc tình hình tài chính và các nhân tố khác, (TEPCO) sẽ khó tiếp tục (tham gia vào các dự án điện hạt nhân ở nước ngoài).”
Trong bối cảnh đó, ngày 31/3, công ty định mức tín nhiệm Moody's Japan K.K. đã hạ định mức tín nhiệm phát hành các chứng khoán dài hạn của TEPCO từ mức A-1 xuống còn Baa-1. Theo Moody's Japan K.K., ngoài chi phí liên quan tới nhà máy điện trên và chi phí khôi phục các nhà máy điện khác bị hư hỏng bởi thảm họa động đất và sóng thần vừa qua, TEPCO sẽ phải chịu trách nhiệm trả số tiền đền bù thiệt hại rất lớn cho người dân, nông dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi các vụ rò rỉ phóng xạ.
Những thông tin xấu liên tục xuất hiện khiến giá cổ phiếu của TEPCO giảm từ 2.000 yen trước thảm họa còn 466 yen/cổ phiếu hôm 31/3, trong khi trái phiếu của công ty này phát hành cũng đang giảm giá. Chủ tịch Katsumata thừa nhận: “Chúng tôi đang trong tình cảnh vô cùng khó khăn.”
Quốc hữu hóa là phương án tối ưu?
Đến cuối năm 2010, TEPCO có khoảng 432 tỷ yen tiền mặt trong các quỹ. Cùng với khoảng 1.850 tỷ yen vốn vay khẩn cấp từ 7 ngân hàng lớn, TEPCO sẽ không gặp khó khăn để trang trải chi phí trong thời gian tới. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, sức mạnh tài chính TEPCO đang suy yếu.
Trong tài khóa 2009 (kết thúc vào tháng 3/2010), hệ số an toàn vốn của TEPCO chỉ là 17,1%, trong khi hệ số an toàn vốn bình quân của 10 công ty điện lực của Nhật Bản là 22,3%. Trong khi đó, công ty sẽ phải trả khoảng 4,8 tỷ yen cho các trái phiếu sẽ hết hạn trong năm nay và 5,6 tỷ yen khác trong tài khóa 2012. Vì vậy, nhiều khả năng TEPCO sẽ phải bán bớt tài sản và có các biện pháp khác để tăng doanh thu nhằm củng cố nền tảng tài chính.
Trong trường hợp các giải pháp đó không giúp khắc phục các thiệt hại do cuộc khủng hoảng hiện nay gây ra và TEPCO không nhận được sự hỗ trợ tài chính của Chính phủ, doanh nghiệp lớn nhất Nhật Bản này có thể sẽ phải tuyên bố phá sản. Đây sẽ là một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng bởi vì, TEPCO hiện đang cung cấp điện cho vùng thủ đô Tokyo và các tỉnh lân cận khác. Bên cạnh đó, đến cuối năm 2010, công ty này đang nợ 5.000 tỷ yen từ việc phát hành trái phiếu cùng với các khoản nợ khác. Vì vậy, việc phá sản TEPCO có thể gây ra vấn đề mang tính hệ thống và ảnh hưởng lớn tới thị trường tài chính.
Để giải quyết hai vấn đề mâu thuẫn nhau là hỗ trợ TEPCO vượt qua cuộc khủng hoảng hiện nay và đền bù cho các thiệt hại do cuộc khủng hoảng hạt nhân hiện nay gây ra, có một số ý kiến cho rằng cần phải quốc hữu hóa TEPCO. Ngày 29/3, Bộ trưởng phụ trách chính sách quốc gia Nhật Bản Koichiro Gemba cho biết việc quốc hữu hóa TEPCO có thể là một phương án khi xem xét lại cách xử lý cuộc khủng hoảng hạt nhân hiện nay.
Bình luận về phương án này, chuyên gia Tetsuya Yamamoto của công ty Moody's Investors, được nhật báo Asahi dẫn lời nói: “Nếu Chính phủ quốc hữu hóa TEPCO, động thái này sẽ không có ảnh hưởng lớn ngay lập tức tới các chủ nợ và trái chủ. Động thái này có thể có lợi cho tình trạng tín dụng của TEPCO.”
Tuy nhiên, các cổ đông TEPCO dường như không muốn bị quốc hữu hóa. Một quan chức của TEPCO khẳng định mặc dù chi phí bồi thường cho thảm họa sẽ làm suy yếu tình hình tài chính của công ty nhưng TEPCO sẽ cố gắng để tiếp tục tồn tại và tránh bị quốc hữu hóa.
Vì vậy, khả năng TEPCO bị quốc hữu hóa là không lớn, nhất là khi Chính phủ Nhật Bản đang gặp khó khăn về tài chính. Hôm 29/3, Chánh Văn phòng Nội các khẳng định Chính phủ chưa tính tới việc quốc hữu hóa TEPCO tại thời điểm này. Điều quan trọng đối với TEPCO đó là nỗ lực hết sức để giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân hiện nay.
Nhiều khả năng Chính phủ Nhật Bản sẽ sử dụng ngân sách để mua lại một số cổ phiếu ở TEPCO để có thể can thiệp ở một mức độ nhất định vào công ty này. Đây là phương án hợp lý nhằm giúp đảm bảo nguồn cung điện ổn định và tránh sự đổ vỡ dây chuyền nếu TEPCO bị phá sản./.
Tuy nhiên, các sự cố liên tiếp xảy ra tại Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima I sau thảm họa động đất và sóng thần vừa qua đang bào mòn tiềm lực tài chính của TEPCO và đẩy công ty này vào tình thế vô cùng khó khăn, thậm chí có thể đối mặt với nguy cơ phá sản.
Gánh nặng tài chính chồng chất
Được thành lập vào tháng 5/1951, TEPCO hiện chiếm 1/3 thị phần điện năng ở Nhật Bản, với doanh thu bán hàng lên tới 5.016,2 tỷ yen và sản lượng 280.167 GWh trong tài khóa 2009. Công suất phát điện của TEPCO trong tài khóa đó là 64,487 GW, gấp hơn 6 lần so với thời điểm năm 1968, trong đó điện hạt nhân chiếm tới 27%, đứng thứ 2 sau nhiệt điện (chiếm 59%).
TEPCO dự định sẽ tăng tỷ lệ điện hạt nhân trong tổng công suất phát điện lên 30% và giảm dần tỷ lệ nhiệt điện xuống còn 55% vào tài khóa 2019. Vì vậy, TEPCO không chỉ là niềm tự hào của ngành công nghiệp năng lượng Nhật Bản mà còn là niềm hy vọng lớn của nước này trong cuộc chiến chống lại hiện tượng biến đổi khí hậu. Nhiều người hy vọng TEPCO sẽ đóng vai trò lớn trong việc giúp Nhật Bản đạt được các mục tiêu cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Tuy nhiên, các đợt sóng thần khổng lồ ngày 11/3 đã gây ra các sự cố liên tiếp tại Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima I - nhà máy điện hạt nhân đầu tiên do TEPCO đứng ra xây dựng và vận hành, và làm ngừng hoạt động Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima II và một số nhà máy nhiệt điện khác của công ty này.
Cho đến nay, các sự cố này vẫn chưa được khắc phục và ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng sản xuất điện của công ty này. Vì vậy, TEPCO đã buộc phải thực hiện chính sách cắt điện luân phiên ở thủ đô Tokyo và các tỉnh lân cận từ hôm 14/3. Chắc chắn, doanh thu của công ty sẽ giảm mạnh do sản lượng giảm.
Các chuyên gia phân tích dự báo vào lúc cao điểm (khoảng cuối tháng 7/2011), lượng cung điện năng của TEPCO có thể thấp hơn gần 20% so với nhu cầu. Do đó, doanh thu của công ty có thể sẽ giảm hơn 20%.
Để bù đắp lại sự thiếu hụt nguồn cung, TEPCO sẽ phải tăng cường công suất phát điện của các nhà máy nhiệt điện. Tuy nhiên, giá nhiên liệu đang tăng cao do tình trạng bất ổn ở Trung Đông và Bắc Phi chắc chắn sẽ làm tăng chi phí sản xuất nhiệt điện và ảnh hưởng tiêu cực tới lợi nhuận của TEPCO. Các chuyên gia phân tích ước tính chi phí hoạt động của TEPCO sẽ tăng thêm 400 đến 1.000 tỷ yen/năm. Riêng trong tài khóa 2011, TEPCO sẽ cần khoảng 700 tỷ yen để trang trải các chi phí như mua lại trái phiếu đã phát hành và trả nợ.
Mặt khác, TEPCO đang phải chi một số tiền lớn để khắc phục sự cố tại Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima I và một số tiền lớn không kém để dỡ bỏ ít nhất 4 trong số 6 lò phản ứng đã không còn khả năng phục hồi của nhà máy này.
Phát biểu với các phóng viên hôm 30/3, Chủ tịch TEPCO Tsunehisa Katsumata khẳng định TEPCO không còn phương án nào khác ngoài việc dỡ bỏ 4 trong số 6 lò phản ứng tại nhà máy trên, với tổng công suất 2,81GW. Dường như TEPCO không muốn từ bỏ các lò phản ứng số 5 và 6 tại Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima I. Tuy nhiên, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yukio Edano cho rằng cần phải loại bỏ tất cả 6 lò phản ứng của nhà máy này.
Người ta ước tính trong điều kiện bình thường, chi phí dỡ bỏ một lò phản ứng công suất 1,1GW vào khoảng 60 tỷ yen (720 triệu USD). Tuy nhiên, trong trường hợp của Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima I, nơi các lò phản ứng đã bị hư hại và nước làm mát có chứa phóng xạ nồng độ cao đang tràn ngập ở các tòa nhà có chứa lò phản ứng, chi phí dỡ bỏ có thể cao gấp nhiều lần.
Một chuyên gia phân tích nói: “Các sự cố tại nhà máy trên đã dẫn tới sự rò rỉ các chất phóng xạ. Vì vậy, việc dỡ bỏ 4 lò phản ứng này có thể sẽ tốn hơn nhiều so với con số ước tính ban đầu”. Nếu chi phí dỡ bỏ cao hơn 500 tỷ yen, số tiền này sẽ lớn hơn so với quỹ dự trữ của TEPCO và gấp 4 lần thu nhập ròng của TEPCO trong tài khóa 2009.
Mặc dù vậy, đó chưa phải là điều tồi tệ nhất đối với TEPCO trong lúc này. TEPCO có trách nhiệm đền bù cho những người buộc phải sơ tán ra khỏi các khu vực xung quanh nhà máy hoặc bị ảnh hưởng bởi các vụ phóng xạ rò ri, các hộ nông dân và doanh nghiệp phải ngừng sản xuất và không thể tiêu thụ sản phẩm do sự cố này. Phát biểu gần đây, ông Edano đã khẳng định TEPCO sẽ “không được miễn trừ trả tiền đền bù.”
Theo Luật đền bù thiệt hại hạt nhân của Nhật Bản và hợp đồng với các doanh nghiệp, Chính phủ sẽ phải chi tới 120 tỷ yen để đền bù cho các sự cố ở các nhà máy điện hạt nhân trong trưởng hợp sự cố xảy ra do động đất hoặc sóng thần. Tuy nhiên, ngoài số tiền đền bù của Chính phủ, TEPCO phải chịu trách nhiệm vô hạn với các thiệt hại do các sự cố rò rỉ phóng xạ gây ra. Một quan chức của Bộ Tài chính Nhật Bản ước tính nếu tính gộp các thiệt hại do các nhà máy Fukushima I và II gây ra, số tiền đền bù có thể lên tới vài ngàn tỷ yen.
Do khó khăn về tài chính, TEPCO dự định sẽ từ bỏ kế hoạch tham gia các dự án điện hạt nhân ở nước ngoài, trong đó có một dự án tại bang Texas của Mỹ. Chủ tịch Katsumata nói: “Trên cơ sở cân nhắc tình hình tài chính và các nhân tố khác, (TEPCO) sẽ khó tiếp tục (tham gia vào các dự án điện hạt nhân ở nước ngoài).”
Trong bối cảnh đó, ngày 31/3, công ty định mức tín nhiệm Moody's Japan K.K. đã hạ định mức tín nhiệm phát hành các chứng khoán dài hạn của TEPCO từ mức A-1 xuống còn Baa-1. Theo Moody's Japan K.K., ngoài chi phí liên quan tới nhà máy điện trên và chi phí khôi phục các nhà máy điện khác bị hư hỏng bởi thảm họa động đất và sóng thần vừa qua, TEPCO sẽ phải chịu trách nhiệm trả số tiền đền bù thiệt hại rất lớn cho người dân, nông dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi các vụ rò rỉ phóng xạ.
Những thông tin xấu liên tục xuất hiện khiến giá cổ phiếu của TEPCO giảm từ 2.000 yen trước thảm họa còn 466 yen/cổ phiếu hôm 31/3, trong khi trái phiếu của công ty này phát hành cũng đang giảm giá. Chủ tịch Katsumata thừa nhận: “Chúng tôi đang trong tình cảnh vô cùng khó khăn.”
Quốc hữu hóa là phương án tối ưu?
Đến cuối năm 2010, TEPCO có khoảng 432 tỷ yen tiền mặt trong các quỹ. Cùng với khoảng 1.850 tỷ yen vốn vay khẩn cấp từ 7 ngân hàng lớn, TEPCO sẽ không gặp khó khăn để trang trải chi phí trong thời gian tới. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, sức mạnh tài chính TEPCO đang suy yếu.
Trong tài khóa 2009 (kết thúc vào tháng 3/2010), hệ số an toàn vốn của TEPCO chỉ là 17,1%, trong khi hệ số an toàn vốn bình quân của 10 công ty điện lực của Nhật Bản là 22,3%. Trong khi đó, công ty sẽ phải trả khoảng 4,8 tỷ yen cho các trái phiếu sẽ hết hạn trong năm nay và 5,6 tỷ yen khác trong tài khóa 2012. Vì vậy, nhiều khả năng TEPCO sẽ phải bán bớt tài sản và có các biện pháp khác để tăng doanh thu nhằm củng cố nền tảng tài chính.
Trong trường hợp các giải pháp đó không giúp khắc phục các thiệt hại do cuộc khủng hoảng hiện nay gây ra và TEPCO không nhận được sự hỗ trợ tài chính của Chính phủ, doanh nghiệp lớn nhất Nhật Bản này có thể sẽ phải tuyên bố phá sản. Đây sẽ là một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng bởi vì, TEPCO hiện đang cung cấp điện cho vùng thủ đô Tokyo và các tỉnh lân cận khác. Bên cạnh đó, đến cuối năm 2010, công ty này đang nợ 5.000 tỷ yen từ việc phát hành trái phiếu cùng với các khoản nợ khác. Vì vậy, việc phá sản TEPCO có thể gây ra vấn đề mang tính hệ thống và ảnh hưởng lớn tới thị trường tài chính.
Để giải quyết hai vấn đề mâu thuẫn nhau là hỗ trợ TEPCO vượt qua cuộc khủng hoảng hiện nay và đền bù cho các thiệt hại do cuộc khủng hoảng hạt nhân hiện nay gây ra, có một số ý kiến cho rằng cần phải quốc hữu hóa TEPCO. Ngày 29/3, Bộ trưởng phụ trách chính sách quốc gia Nhật Bản Koichiro Gemba cho biết việc quốc hữu hóa TEPCO có thể là một phương án khi xem xét lại cách xử lý cuộc khủng hoảng hạt nhân hiện nay.
Bình luận về phương án này, chuyên gia Tetsuya Yamamoto của công ty Moody's Investors, được nhật báo Asahi dẫn lời nói: “Nếu Chính phủ quốc hữu hóa TEPCO, động thái này sẽ không có ảnh hưởng lớn ngay lập tức tới các chủ nợ và trái chủ. Động thái này có thể có lợi cho tình trạng tín dụng của TEPCO.”
Tuy nhiên, các cổ đông TEPCO dường như không muốn bị quốc hữu hóa. Một quan chức của TEPCO khẳng định mặc dù chi phí bồi thường cho thảm họa sẽ làm suy yếu tình hình tài chính của công ty nhưng TEPCO sẽ cố gắng để tiếp tục tồn tại và tránh bị quốc hữu hóa.
Vì vậy, khả năng TEPCO bị quốc hữu hóa là không lớn, nhất là khi Chính phủ Nhật Bản đang gặp khó khăn về tài chính. Hôm 29/3, Chánh Văn phòng Nội các khẳng định Chính phủ chưa tính tới việc quốc hữu hóa TEPCO tại thời điểm này. Điều quan trọng đối với TEPCO đó là nỗ lực hết sức để giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân hiện nay.
Nhiều khả năng Chính phủ Nhật Bản sẽ sử dụng ngân sách để mua lại một số cổ phiếu ở TEPCO để có thể can thiệp ở một mức độ nhất định vào công ty này. Đây là phương án hợp lý nhằm giúp đảm bảo nguồn cung điện ổn định và tránh sự đổ vỡ dây chuyền nếu TEPCO bị phá sản./.
Thanh Tùng/Tokyo (Vietnam+)