Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc có được đội ngũ nhân lực làm việc hiệu quả là ưu thế để cạnh tranh. Bên cạnh chế độ đãi ngộ tốt để "lôi kéo" nhân tài, các doanh nghiệp cũng cần trang bị kiến thức chuyên môn, vốn ngoại ngữ và kỹ năng làm việc chuyên nghiệp cho nhân viên của mình.
Tuy nhiên, ngoài nội lực, các doanh nghiệp cũng cần đến một số chương trình đào tạo nhân lực hiệu quả.
Vươn tới chuẩn “pro”: Đường không còn xa
Nhìn tổng thể, bức tranh chung về lao động chất lượng cao vừa thiếu về số lượng vừa yếu về chất lượng. Hàng năm, Việt Nam có khoảng 200.000 sinh viên tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học và có thêm hàng trăm người bổ sung vào danh sách đạt trình độ sau đại học.
Thế nhưng, chỉ một phần nhỏ trong tổng số lao động có trình độ cao này có thể đáp ứng nhu cầu tuyển dụng nhân lực trung cao cấp của thị trường lao động.
Lý giải điều này, một chuyên gia nhân sự cho rằng các chương trình đào tạo ở các trường cao đẳng, đại học nặng về lý thuyết, nhẹ thực hành nên phần đông cử nhân, kỹ sư ra trường đều thiếu kỹ năng thực hành, tiếp cận công việc chậm, hiệu quả làm việc thấp; khả năng sáng tạo, làm việc độc lập mờ nhạt.
Do vậy, điểm mấu chốt để tạo ra nguồn nhân lực cao cấp, chất lượng cao là sự hiệp lực từ nhà đào tạo-người sử dụng lao động-người lao động. Cả “ba nhà” này đều phải hướng tới mục tiêu tạo ra nguồn nhân lực cao cấp, đạt chuẩn “pro” (chuyên nghiệp), đáp ứng xu hướng toàn cầu hóa của thị trường lao động.
Theo đó, nhà đào tạo phải cung ứng cho xã hội sản phẩm nhân lực đạt chuẩn và được doanh nghiệp chấp nhận mua. Doanh nghiệp cũng nên chủ động đặt hàng nhà đào tạo, tạo điều kiện hỗ trợ người lao động thực hành, nâng cao kỹ năng tay nghề.
Người lao động cần thay đổi tư duy vươn tới chuẩn “pro” bằng cách nâng cao vốn ngoại ngữ, kỹ năng, kiến thức nghề nghiệp, tác phong làm việc để hội nhập cùng với doanh nghiệp.
Lấp đầy "lỗ hổng" về ngoại ngữ và kỹ năng
Để thu hút nhân tài, ngoài việc trải thảm đỏ mời gọi nhân viên giỏi, các doanh nghiệp cần có bí quyết giữ chân nhân viên của mình như chiến lược đào tạo về ngoại ngữ, về kỹ năng.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Lý Văn Tiến, Viện trưởng Viện Quản lý và Hợp tác Giáo dục Việt Nam (MEC Việt Nam), một đơn vị "tung ra" nhiều khóa học đào tạo ngoại ngữ hiệu quả cho đội ngũ nhân lực, cho rằng: "Vốn ngoại ngữ đủ để đáp ứng được nhu cầu công việc và các kỹ năng mềm là chìa khóa vàng cho đội ngũ nhân lực."
Ở mỗi vị trí nhân sự khác nhau, nhu cầu đào tạo cũng hoàn toàn khác nhau. Hiện nay, ngoài MEC Việt Nam, một số cơ sở cũng bắt đầu chú ý đến việc tổ chức các khóa đào tạo nhân sự cao cấp.
Nhiều khóa đào tạo tiếng Anh chuyên sâu tập trung vào kỹ năng nghe nói giao tiếp trong mọi tình huống, chú trọng vào các ngữ cảnh và ứng dụng trong thực tế giao tiếp thương mại.
Các nhân lực cao cấp sẽ phải được đào tạo toàn diện theo các môn học cơ bản, cần có trong bất cứ chương trình MBA cấp tiến nào như ngoại ngữ, khả năng lãnh đạo, quản trị nguồn nhân lực, marketing, quản lý quy trình sản xuất, dịch vụ... Từ đó, mặt bằng chung về trình độ nhân lực cao cấp của các doanh nghiệp sẽ được cải thiện và quan trọng là không gây ngắt đoạn quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
Phạm vi ngoại ngữ cần thiết chính là khả năng giao tiếp trôi chảy, đọc và xử lý tài liệu chuyên ngành tốt, soạn thảo các văn bản thương mại hiệu quả. Để có hình ảnh chuyên nghiệp, doanh nghiệp có thể đào tạo kỹ năng làm việc hiệu quả cho nhân sự theo từng phòng ban chức năng.
Theo ông Tiến, đội ngũ nhân sự cũng cần được lấp đầy "lỗ hổng" bao gồm kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng chăm sóc khách hàng, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phân tích đối thủ, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng đàm phán, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng quản lý, kỹ năng nắm bắt tâm lý và giải quyết vấn đề, kỹ năng tổ chức hội nghị, hội thảo..../.
Tuy nhiên, ngoài nội lực, các doanh nghiệp cũng cần đến một số chương trình đào tạo nhân lực hiệu quả.
Vươn tới chuẩn “pro”: Đường không còn xa
Nhìn tổng thể, bức tranh chung về lao động chất lượng cao vừa thiếu về số lượng vừa yếu về chất lượng. Hàng năm, Việt Nam có khoảng 200.000 sinh viên tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học và có thêm hàng trăm người bổ sung vào danh sách đạt trình độ sau đại học.
Thế nhưng, chỉ một phần nhỏ trong tổng số lao động có trình độ cao này có thể đáp ứng nhu cầu tuyển dụng nhân lực trung cao cấp của thị trường lao động.
Lý giải điều này, một chuyên gia nhân sự cho rằng các chương trình đào tạo ở các trường cao đẳng, đại học nặng về lý thuyết, nhẹ thực hành nên phần đông cử nhân, kỹ sư ra trường đều thiếu kỹ năng thực hành, tiếp cận công việc chậm, hiệu quả làm việc thấp; khả năng sáng tạo, làm việc độc lập mờ nhạt.
Do vậy, điểm mấu chốt để tạo ra nguồn nhân lực cao cấp, chất lượng cao là sự hiệp lực từ nhà đào tạo-người sử dụng lao động-người lao động. Cả “ba nhà” này đều phải hướng tới mục tiêu tạo ra nguồn nhân lực cao cấp, đạt chuẩn “pro” (chuyên nghiệp), đáp ứng xu hướng toàn cầu hóa của thị trường lao động.
Theo đó, nhà đào tạo phải cung ứng cho xã hội sản phẩm nhân lực đạt chuẩn và được doanh nghiệp chấp nhận mua. Doanh nghiệp cũng nên chủ động đặt hàng nhà đào tạo, tạo điều kiện hỗ trợ người lao động thực hành, nâng cao kỹ năng tay nghề.
Người lao động cần thay đổi tư duy vươn tới chuẩn “pro” bằng cách nâng cao vốn ngoại ngữ, kỹ năng, kiến thức nghề nghiệp, tác phong làm việc để hội nhập cùng với doanh nghiệp.
Lấp đầy "lỗ hổng" về ngoại ngữ và kỹ năng
Để thu hút nhân tài, ngoài việc trải thảm đỏ mời gọi nhân viên giỏi, các doanh nghiệp cần có bí quyết giữ chân nhân viên của mình như chiến lược đào tạo về ngoại ngữ, về kỹ năng.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Lý Văn Tiến, Viện trưởng Viện Quản lý và Hợp tác Giáo dục Việt Nam (MEC Việt Nam), một đơn vị "tung ra" nhiều khóa học đào tạo ngoại ngữ hiệu quả cho đội ngũ nhân lực, cho rằng: "Vốn ngoại ngữ đủ để đáp ứng được nhu cầu công việc và các kỹ năng mềm là chìa khóa vàng cho đội ngũ nhân lực."
Ở mỗi vị trí nhân sự khác nhau, nhu cầu đào tạo cũng hoàn toàn khác nhau. Hiện nay, ngoài MEC Việt Nam, một số cơ sở cũng bắt đầu chú ý đến việc tổ chức các khóa đào tạo nhân sự cao cấp.
Nhiều khóa đào tạo tiếng Anh chuyên sâu tập trung vào kỹ năng nghe nói giao tiếp trong mọi tình huống, chú trọng vào các ngữ cảnh và ứng dụng trong thực tế giao tiếp thương mại.
Các nhân lực cao cấp sẽ phải được đào tạo toàn diện theo các môn học cơ bản, cần có trong bất cứ chương trình MBA cấp tiến nào như ngoại ngữ, khả năng lãnh đạo, quản trị nguồn nhân lực, marketing, quản lý quy trình sản xuất, dịch vụ... Từ đó, mặt bằng chung về trình độ nhân lực cao cấp của các doanh nghiệp sẽ được cải thiện và quan trọng là không gây ngắt đoạn quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
Phạm vi ngoại ngữ cần thiết chính là khả năng giao tiếp trôi chảy, đọc và xử lý tài liệu chuyên ngành tốt, soạn thảo các văn bản thương mại hiệu quả. Để có hình ảnh chuyên nghiệp, doanh nghiệp có thể đào tạo kỹ năng làm việc hiệu quả cho nhân sự theo từng phòng ban chức năng.
Theo ông Tiến, đội ngũ nhân sự cũng cần được lấp đầy "lỗ hổng" bao gồm kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng chăm sóc khách hàng, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phân tích đối thủ, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng đàm phán, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng quản lý, kỹ năng nắm bắt tâm lý và giải quyết vấn đề, kỹ năng tổ chức hội nghị, hội thảo..../.
Nhật Quang (Vietnam+)