Việc xây dựng các ngôi nhà sinh thái thường đi kèm với quan niệm giá thành cao vượt xa bất kỳ lợi ích kinh tế nào. Tuy nhiên, sự tiến bộ của công nghệ xây dựng thân thiện với môi trường trong thời gian gần đây đã thay đổi thành kiến này.
Ngày 22/4, dẫn thông tin trên báo Thư tín địa cầu cho biết trên thế giới hiện có hơn 40.000 ngôi nhà được xây dựng theo công nghệ thân thiện môi trường của Đức, giảm 90% mức tiêu thụ năng lượng của hộ gia đình.
Giá thành xây dựng những ngôi nhà này vào khoảng 200 USD/feet2 (khoảng 40 triệu đồng/m2) - không quá đắt so với mức giá xây dựng hiện tại trên thị trường của những ngôi nhà thông thường.
Các chuyên gia tại châu Âu cho biết, tỷ lệ chênh lệch giá thành xây dựng từ 2-5% của những ngôi nhà “thông minh” so với nhà bình thường đều được bù lại thông qua chi phí vận hành thấp hơn nhiều.
Giới chuyên gia đánh giá nhà thông minh là tiêu chuẩn mới mang tính cách mạng trong lĩnh vực xây dựng thân thiện với môi trường.
Loại nhà này sử dụng nguồn năng lượng Mặt Trời sẵn có và công nghệ xây dựng thông minh, chủ động điều hòa nhiệt độ bên trong phù hợp với thời tiết theo mùa, ấm vào mùa Đông và mát vào mùa Hè.
Hơn nữa, nhà thông minh tạo ra môi trường không khí trong nhà trong lành hơn nhờ hệ thống thông gió tiên tiến.
Ngoài ra, những ngôi nhà này không chỉ giúp chủ nhân của chúng "miễn" được chi phí thanh toán các hóa đơn tiêu thụ năng lượng dùng trong sinh hoạt hàng ngày mà còn góp phần làm giảm đáng kể khí thải gây hiệu ứng nhà kính (GHG).
Theo các chuyên gia, trong một nền kinh tế carbon thấp, việc giảm tiêu thụ năng lượng bằng cách tiết kiệm chi phí hiệu quả nhất lại là điều khó thực hiện bởi sự gia tăng nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống. Do vậy, nhà thông minh là giải pháp cho vấn đề này.
Nhiều nước trên thế giới đang đưa nhà thông minh trở thành tiêu chuẩn pháp lý trong lĩnh vực xây dựng.
Vào năm 2010, ở châu Âu tất cả các tòa nhà xây mới từ quỹ công - bao gồm cả các khu dân cư và thương mại, sẽ phải đáp ứng tiêu chuẩn này.
Tại Canada, Tập đoàn nhà ở và thế chấp (CMHC) đã đầu tư xây dựng một số ngôi nhà tự sản xuất năng lượng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của chủ nhà. Quốc gia này cũng quy định các tòa nhà thương mại bắt buộc phải theo các tiêu chuẩn về môi trường.
Ngoài ra, Viện nhà sinh thái Canada (CPHI) cũng đang thực hiện công tác đào tạo các kỹ sư xây dựng và người sử dụng những ngôi nhà thông minh trên toàn Canada.
Giới chuyên gia Canada còn khuyến nghị chính phủ nước này tạo ra khung pháp lý khuyến khích ngành xây dựng phát triển công nghệ xây nhà sinh thái, tiến tới khả năng xuất khẩu sản phẩm ra thị trường thế giới.
Còn ở Mỹ, sản phẩm công nghệ xanh này xuất hiện từ bang Alaska lạnh giá cho tới bang Arizona nắng nóng. Thậm chí, quân đội Mỹ cũng xây dựng một cơ sở theo công nghệ nhà sinh thái ở thành phố New Orleans./.
Ngày 22/4, dẫn thông tin trên báo Thư tín địa cầu cho biết trên thế giới hiện có hơn 40.000 ngôi nhà được xây dựng theo công nghệ thân thiện môi trường của Đức, giảm 90% mức tiêu thụ năng lượng của hộ gia đình.
Giá thành xây dựng những ngôi nhà này vào khoảng 200 USD/feet2 (khoảng 40 triệu đồng/m2) - không quá đắt so với mức giá xây dựng hiện tại trên thị trường của những ngôi nhà thông thường.
Các chuyên gia tại châu Âu cho biết, tỷ lệ chênh lệch giá thành xây dựng từ 2-5% của những ngôi nhà “thông minh” so với nhà bình thường đều được bù lại thông qua chi phí vận hành thấp hơn nhiều.
Giới chuyên gia đánh giá nhà thông minh là tiêu chuẩn mới mang tính cách mạng trong lĩnh vực xây dựng thân thiện với môi trường.
Loại nhà này sử dụng nguồn năng lượng Mặt Trời sẵn có và công nghệ xây dựng thông minh, chủ động điều hòa nhiệt độ bên trong phù hợp với thời tiết theo mùa, ấm vào mùa Đông và mát vào mùa Hè.
Hơn nữa, nhà thông minh tạo ra môi trường không khí trong nhà trong lành hơn nhờ hệ thống thông gió tiên tiến.
Ngoài ra, những ngôi nhà này không chỉ giúp chủ nhân của chúng "miễn" được chi phí thanh toán các hóa đơn tiêu thụ năng lượng dùng trong sinh hoạt hàng ngày mà còn góp phần làm giảm đáng kể khí thải gây hiệu ứng nhà kính (GHG).
Theo các chuyên gia, trong một nền kinh tế carbon thấp, việc giảm tiêu thụ năng lượng bằng cách tiết kiệm chi phí hiệu quả nhất lại là điều khó thực hiện bởi sự gia tăng nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống. Do vậy, nhà thông minh là giải pháp cho vấn đề này.
Nhiều nước trên thế giới đang đưa nhà thông minh trở thành tiêu chuẩn pháp lý trong lĩnh vực xây dựng.
Vào năm 2010, ở châu Âu tất cả các tòa nhà xây mới từ quỹ công - bao gồm cả các khu dân cư và thương mại, sẽ phải đáp ứng tiêu chuẩn này.
Tại Canada, Tập đoàn nhà ở và thế chấp (CMHC) đã đầu tư xây dựng một số ngôi nhà tự sản xuất năng lượng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của chủ nhà. Quốc gia này cũng quy định các tòa nhà thương mại bắt buộc phải theo các tiêu chuẩn về môi trường.
Ngoài ra, Viện nhà sinh thái Canada (CPHI) cũng đang thực hiện công tác đào tạo các kỹ sư xây dựng và người sử dụng những ngôi nhà thông minh trên toàn Canada.
Giới chuyên gia Canada còn khuyến nghị chính phủ nước này tạo ra khung pháp lý khuyến khích ngành xây dựng phát triển công nghệ xây nhà sinh thái, tiến tới khả năng xuất khẩu sản phẩm ra thị trường thế giới.
Còn ở Mỹ, sản phẩm công nghệ xanh này xuất hiện từ bang Alaska lạnh giá cho tới bang Arizona nắng nóng. Thậm chí, quân đội Mỹ cũng xây dựng một cơ sở theo công nghệ nhà sinh thái ở thành phố New Orleans./.
(TTXVN)