Sau gần một tuần, tình trạng ngập lụt ở châu Âu chưa có dấu hiệu giảm và vẫn tiếp tục đe dọa nhiều thành phố của các nước Trung Âu.
Tính đến nay, mưa lũ đã làm 11 người thiệt mạng, hàng chục người mất tích, hàng chục nghìn người phải sơ tán và gây thiệt hại lớn về kinh tế.
Những cơn mưa kéo dài đã biến nhiều khu vực thành các hồ nước, cô lập các làng mạc, ngưng trệ giao thông, mùa màng bị tàn phá, các nhà máy và trường học phải đóng cửa, trong khi các bệnh viện phải sơ tán.
Lượng nước lớn đổ về từ hai hệ thống sông lớn nhất của châu Âu đã gây ra tình trạng ngập lụt trên. Đó là hệ thống sông Danube - chảy từ Đức qua Áo và Trung Âu, rồi đổ ra Biển Đen và sông Elbe - chảy từ Cộng hòa Séc, qua Đức và đổ ra Biển Bắc.
Tại Đức, chính phủ nước này đã phải triển khai 43.000 lính cứu hỏa và 4.000 binh lính ở bốn bang để bảo vệ hệ thống đê kè bằng bao cát, cung cấp lương thực, quần áo và lều bạt cho những người bị mất nhà cửa.
Thủ tướng Đức Angela Merkel đã đến thăm các khu vực bị ảnh hưởng nặng ở Passau, Bavaria - nơi mực nước đã đạt đỉnh vào chiều 3/6, đạt mức 12,9m - mức cao nhất kể từ năm 1501. Chỉ tính riêng ở Passau, thiệt hại tài sản đã lên tới 20 triệu euro.
Các quan chức Chính quyền Đức dự tính, thiệt hại cho riêng hệ thống đường bộ và đường sắt của nước này đã lên tới hàng trăm triệu euro.
Bà Merkel đã cam kết dành 100 triệu euro cho quỹ cứu trợ khẩn cấp đối với những khu vực bị ảnh hưởng, đồng thời đảm bảo số tiền này sẽ tới tay người dân một cách nhanh nhất.
Trong khi đó, các thành phố khác của Đức, dọc theo sông Elbe, cũng đang bị đe dọa ngập lụt như Dresden và Magdeburg. Chính quyền thành phố Magdeburg đã phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp vì mực nước ở khu vực này lên quá cao, có thể tới 7m, trong khi thông thường chỉ tăng 2m.
Tại Cộng hòa Séc, 8 người đã thiệt mạng do mưa lũ. Tại thủ đô Praha, nước lũ đạt đỉnh vào ngày 4/6, nhấn chìm trung tâm thành phố và làm 8.000 người phải rời bỏ nhà cửa.
Chính quyền thành phố Praha đã phải dựng hệ thống hàng rào chống lụt dài 17km, dọc theo bờ sông Vltava để ngăn nước tràn vào thành phố. Theo ước tính của các quan chức thành phố này, thiệt hại do lũ lụt gây ra đối với thành phố này lên tới hàng trăm triệu crowns.
Tại Áo đã có hai người đã chết. Chính quyền Áo đã phải huy động 20.000 lính cứu hỏa, cảnh sát, nhân viên cứu trợ và 800 binh lính tham gia chống lụt dọc sông Danube.
Tại Hungary, Thủ tướng Viktor Orban đã phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp và huy động hơn 20.000 nhân viên cứu trợ và binh lính để phòng chống lụt lội, do nước lũ trên sông Danube được dự báo là sẽ đạt đỉnh tại các khu vực miền Tây nước này vào ngày 45/6 và ở thủ đô Budapest vào cuối tuần này.
Tại Slovakia, chính quyền thủ đô Bratislava cũng đã phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp vào chiều ngày 3/6, do mực nước sông Danube tăng cao.
Theo các quan chức của thành phố này, dù hiện nay thành phố này chưa bị đe dọa nhưng cần thực hiện các biện pháp đề phòng.
Người dân trong trung tâm thành phố được yêu cầu kiểm tra các công trình ngầm và di dời các vật liệu quý và nguy hiểm, do mực nước sông Danube tăng cao sẽ làm cho mực nước ngầm cũng tăng lên./.
Tính đến nay, mưa lũ đã làm 11 người thiệt mạng, hàng chục người mất tích, hàng chục nghìn người phải sơ tán và gây thiệt hại lớn về kinh tế.
Những cơn mưa kéo dài đã biến nhiều khu vực thành các hồ nước, cô lập các làng mạc, ngưng trệ giao thông, mùa màng bị tàn phá, các nhà máy và trường học phải đóng cửa, trong khi các bệnh viện phải sơ tán.
Lượng nước lớn đổ về từ hai hệ thống sông lớn nhất của châu Âu đã gây ra tình trạng ngập lụt trên. Đó là hệ thống sông Danube - chảy từ Đức qua Áo và Trung Âu, rồi đổ ra Biển Đen và sông Elbe - chảy từ Cộng hòa Séc, qua Đức và đổ ra Biển Bắc.
Tại Đức, chính phủ nước này đã phải triển khai 43.000 lính cứu hỏa và 4.000 binh lính ở bốn bang để bảo vệ hệ thống đê kè bằng bao cát, cung cấp lương thực, quần áo và lều bạt cho những người bị mất nhà cửa.
Thủ tướng Đức Angela Merkel đã đến thăm các khu vực bị ảnh hưởng nặng ở Passau, Bavaria - nơi mực nước đã đạt đỉnh vào chiều 3/6, đạt mức 12,9m - mức cao nhất kể từ năm 1501. Chỉ tính riêng ở Passau, thiệt hại tài sản đã lên tới 20 triệu euro.
Các quan chức Chính quyền Đức dự tính, thiệt hại cho riêng hệ thống đường bộ và đường sắt của nước này đã lên tới hàng trăm triệu euro.
Bà Merkel đã cam kết dành 100 triệu euro cho quỹ cứu trợ khẩn cấp đối với những khu vực bị ảnh hưởng, đồng thời đảm bảo số tiền này sẽ tới tay người dân một cách nhanh nhất.
Trong khi đó, các thành phố khác của Đức, dọc theo sông Elbe, cũng đang bị đe dọa ngập lụt như Dresden và Magdeburg. Chính quyền thành phố Magdeburg đã phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp vì mực nước ở khu vực này lên quá cao, có thể tới 7m, trong khi thông thường chỉ tăng 2m.
Tại Cộng hòa Séc, 8 người đã thiệt mạng do mưa lũ. Tại thủ đô Praha, nước lũ đạt đỉnh vào ngày 4/6, nhấn chìm trung tâm thành phố và làm 8.000 người phải rời bỏ nhà cửa.
Chính quyền thành phố Praha đã phải dựng hệ thống hàng rào chống lụt dài 17km, dọc theo bờ sông Vltava để ngăn nước tràn vào thành phố. Theo ước tính của các quan chức thành phố này, thiệt hại do lũ lụt gây ra đối với thành phố này lên tới hàng trăm triệu crowns.
Tại Áo đã có hai người đã chết. Chính quyền Áo đã phải huy động 20.000 lính cứu hỏa, cảnh sát, nhân viên cứu trợ và 800 binh lính tham gia chống lụt dọc sông Danube.
Tại Hungary, Thủ tướng Viktor Orban đã phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp và huy động hơn 20.000 nhân viên cứu trợ và binh lính để phòng chống lụt lội, do nước lũ trên sông Danube được dự báo là sẽ đạt đỉnh tại các khu vực miền Tây nước này vào ngày 45/6 và ở thủ đô Budapest vào cuối tuần này.
Tại Slovakia, chính quyền thủ đô Bratislava cũng đã phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp vào chiều ngày 3/6, do mực nước sông Danube tăng cao.
Theo các quan chức của thành phố này, dù hiện nay thành phố này chưa bị đe dọa nhưng cần thực hiện các biện pháp đề phòng.
Người dân trong trung tâm thành phố được yêu cầu kiểm tra các công trình ngầm và di dời các vật liệu quý và nguy hiểm, do mực nước sông Danube tăng cao sẽ làm cho mực nước ngầm cũng tăng lên./.
(TTXVN)