Theo tin từ Hiệp hội Mía đường Việt Nam: lượng đường tồn kho trong nước hiện còn khá nhiều (khoảng 90.000 tấn), chưa kể đường nhập chính ngạch và đường nhập lậu, do đó lượng đường dư thừa trong nước khá lớn, Hiệp hội ước tính lượng đường đang dư tối thiểu khoảng 200.000 tấn.
Trong khi đó, nhu cầu sử dụng đường trong nước đang chậm lại, ngay cả những nguồn tiêu thụ lớn như các nhà máy sản xuất bánh kẹo, sữa… nên Hiệp hội Mía đường Việt Nam dự báo lượng đường tiêu thụ tại thị trường nội địa trong năm nay chỉ tương đương mức 1,3 triệu tấn năm 2011.
Do vậy, Hiệp hội cam kết không thiếu đường phục vụ nhu cầu trong nước và đang tích cực đề nghị có cơ chế xuất nhập linh hoạt, tránh tình trạng đường tồn trong kho của các nhà máy.
Trong niên vụ mía 2011-2012, dự báo sản lượng mía của cả nước đạt trên 14,4 triệu tấn, nhiều hơn niên vụ trước khoảng 2 triệu tấn; sản lượng đường niên vụ này cũng tăng khoảng 300.000 tấn, đạt mức 1,43 triệu tấn.
Hiện khối doanh nghiệp thương mại đường trong nước không dám dự trữ đường do lãi suất cao, giá bấp bênh và tình trạng đường nhập lậu vẫn tiếp diễn.
Theo tính toán của các nhà máy chế biến, họ đang phải trữ đường trong kho với gánh nặng lãi suất cho mỗi kilôgam đường là 200 đồng/tháng; giá đường bán ra tại các nhà máy đã giảm liên tiếp và hiện chưa tới 17.000 đồng/kg./.
Trong khi đó, nhu cầu sử dụng đường trong nước đang chậm lại, ngay cả những nguồn tiêu thụ lớn như các nhà máy sản xuất bánh kẹo, sữa… nên Hiệp hội Mía đường Việt Nam dự báo lượng đường tiêu thụ tại thị trường nội địa trong năm nay chỉ tương đương mức 1,3 triệu tấn năm 2011.
Do vậy, Hiệp hội cam kết không thiếu đường phục vụ nhu cầu trong nước và đang tích cực đề nghị có cơ chế xuất nhập linh hoạt, tránh tình trạng đường tồn trong kho của các nhà máy.
Trong niên vụ mía 2011-2012, dự báo sản lượng mía của cả nước đạt trên 14,4 triệu tấn, nhiều hơn niên vụ trước khoảng 2 triệu tấn; sản lượng đường niên vụ này cũng tăng khoảng 300.000 tấn, đạt mức 1,43 triệu tấn.
Hiện khối doanh nghiệp thương mại đường trong nước không dám dự trữ đường do lãi suất cao, giá bấp bênh và tình trạng đường nhập lậu vẫn tiếp diễn.
Theo tính toán của các nhà máy chế biến, họ đang phải trữ đường trong kho với gánh nặng lãi suất cho mỗi kilôgam đường là 200 đồng/tháng; giá đường bán ra tại các nhà máy đã giảm liên tiếp và hiện chưa tới 17.000 đồng/kg./.
Liên Phương (TTXVN/Vietnam+)