Lưu ban ảnh hưởng xấu

Lưu ban không giúp học sinh có kết quả tốt hơn

Những học sinh bị lưu ban tại trường vì lý do tuổi tác hoặc kỹ năng xã hội thường không giàu có bằng các học sinh được lên lớp.
Tạp chí Nghiên cứu giáo dục Anh vừa công bố một nghiên cứu mới của các nhà khoahọc Australia cho thấy, những học sinh bị lưu ban tại trường vì lý do tuổi táchoặc kỹ năng xã hội thường không giàu có bằng những học sinh được lên lớp, bấtchấp những em này có vấn đề.

Kết quả này phù hợp với báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế(OECD) hồi đầu năm nay khi cho rằng bị lưu ban sẽ ảnh hưởng không tốt đến hiệuquả học tập của trẻ.

Giáo sư Andrew Martin, thuộc trường Đại học Sydney đã tiến hành cuộcnghiên cứu đối với hơn 3.000 học sinh thuộc sáu trường trung học, có xét đến kếtquả học tập và kỹ năng xã hội của những học sinh từng bị lưu ban.

Kết quả cho thấy việc bị lưu ban ảnh hưởng không tốt đến cả hai khía cạnhnói trên của học sinh.

Theo phân tích của giáo sư Martin, rất nhiều học sinh bị lưu ban vì nhữngvấn đề về xã hội, chứ không hẳn là do kết quả học tập không tốt.

Việc bị lưu bankhông giúp cải thiện kết quả học tập của học sinh, bất kể độ tuổi, giới tính,bậc học, ngôn ngữ gốc của học sinh là gì.

Những học sinh bị lưu ban trở nên kémtự tin và mối quan hệ của các em với các bạn đồng trang lứa khác cũng không đượccải thiện.

Kể cả về lĩnh vực học tập, thì những học sinh này cũng kém tự tin và khôngnắm bắt được chương trình học tập của mình. Trong khi đó, số liệu thống kê chothấy 8% học sinh lứa tuổi 15 ở Australia từng bị lưu ban ít nhất một lần.

Do đó, ông Martin cho rằng việc để học sinh lưu ban không phải là một biệnpháp tốt, mà cách tốt nhất là nên thúc đẩy quá trình học tập của học sinh, đồngthời đưa ra mục tiêu học tập cụ thể cho những học sinh có khó khăn để các em bắtkịp được với chương trình học tập./.

Đoàn Hùng/Sydney (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Thay vì ngồi xuống để tập trung vào công việc từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều, những mẹo như gõ bàn phím thật to, đeo tai nghe, liên tục ghi chép hay chăm chú nhìn máy tính với dáng vẻ "ngập trong deadline" được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội. (Nguồn: Vietnam+)

Trào lưu "giả vờ bận rộn" chốn công sở của gen Z

Thay vì ngồi xuống để tập trung vào công việc từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều, những mẹo như gõ bàn phím thật to, đeo tai nghe với dáng vẻ "ngập trong deadline" được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội.