Ngành công nghiệp ôtô của Malaysia dự kiến sẽ đóng góp 6-8% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này vào năm 2020 từ mức 2,4% hiện nay bằng cách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhằm gia tăng xuất khẩu và sức cạnh tranh.
M. Madani Sahari, Giám đốc điều hành Viện Ôtô Malaysia Automotive (MAI), cho biết Chính sách Ôtô Quốc gia (NAP) sắp được công bố, đặt mục tiêu biến Malaysia thành một trung tâm của các loại xe tiết kiệm năng lượng (EEV) trong khu vực, với việc thu hút công nghệ cao từ các nhà hoạt động trong lĩnh vực này cho thị trường trong nước và xuất khẩu ra khu vực và quốc tế.
Ông cho biết để thu hút các nhà sản xuất phụ tùng ôtô công nghệ cao đầu tư vào Malaysia, các giấy phép mới sẽ được trao cho các nhà sản xuất thiết bị gốc nước ngoài sử dụng Malaysia làm nơi sản xuất EEV. Điều này cũng sẽ khuyến khích đầu tư trực tiếp chiến lược trong nước và nâng cao khả năng cạnh tranh thông qua các liên doanh, sự hợp nhất và mua lại công nghệ.
Được biết NAP hiện đang trong giai đoạn hoàn tất, sau khi đã xem xét để giải quyết các vấn đề cấu trúc như thiếu hụt của chuỗi cung cấp, quy mô, công nghệ và phát triển nguồn nhân lực.
Madani cho biết NAP hiện hành, được sửa đổi vào tháng 10/2009, ngừng cấp giấy phép sản xuất mới cho các xe chở khách sang trọng với dung tích động cơ 1,8 lít trở xuống và giá đến tay khách hàng cao hơn 150.000 RM. Nhưng với NAP mới, chính phủ Malaysia sẽ bỏ việc dừng cấp giấy phép sản xuất trong tất cả các hạng mục của phân khúc EEV.
Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo người mua xe không nên mong đợi giá xe giảm xuống một khi NAP được công bố. Bởi vì, NAP là một mục tiêu dài hạn nên sẽ xem xét đến việc quản lý giá xe khi được triển khai.
Để giám sát việc thực hiện NAP, chính phủ Malaysia sẽ thành lập Hội đồng Ôtô Malaysia (MAC) bao gồm cả đại diện của chính phủ và khu vực tư nhân.
Theo Madani, NAP mới cũng được dự kiến sẽ tạo ra khoảng 180.000 việc làm trong sản xuất ôtô và dịch vụ sau bán hàng của Malaysia vào năm 2020./.
M. Madani Sahari, Giám đốc điều hành Viện Ôtô Malaysia Automotive (MAI), cho biết Chính sách Ôtô Quốc gia (NAP) sắp được công bố, đặt mục tiêu biến Malaysia thành một trung tâm của các loại xe tiết kiệm năng lượng (EEV) trong khu vực, với việc thu hút công nghệ cao từ các nhà hoạt động trong lĩnh vực này cho thị trường trong nước và xuất khẩu ra khu vực và quốc tế.
Ông cho biết để thu hút các nhà sản xuất phụ tùng ôtô công nghệ cao đầu tư vào Malaysia, các giấy phép mới sẽ được trao cho các nhà sản xuất thiết bị gốc nước ngoài sử dụng Malaysia làm nơi sản xuất EEV. Điều này cũng sẽ khuyến khích đầu tư trực tiếp chiến lược trong nước và nâng cao khả năng cạnh tranh thông qua các liên doanh, sự hợp nhất và mua lại công nghệ.
Được biết NAP hiện đang trong giai đoạn hoàn tất, sau khi đã xem xét để giải quyết các vấn đề cấu trúc như thiếu hụt của chuỗi cung cấp, quy mô, công nghệ và phát triển nguồn nhân lực.
Madani cho biết NAP hiện hành, được sửa đổi vào tháng 10/2009, ngừng cấp giấy phép sản xuất mới cho các xe chở khách sang trọng với dung tích động cơ 1,8 lít trở xuống và giá đến tay khách hàng cao hơn 150.000 RM. Nhưng với NAP mới, chính phủ Malaysia sẽ bỏ việc dừng cấp giấy phép sản xuất trong tất cả các hạng mục của phân khúc EEV.
Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo người mua xe không nên mong đợi giá xe giảm xuống một khi NAP được công bố. Bởi vì, NAP là một mục tiêu dài hạn nên sẽ xem xét đến việc quản lý giá xe khi được triển khai.
Để giám sát việc thực hiện NAP, chính phủ Malaysia sẽ thành lập Hội đồng Ôtô Malaysia (MAC) bao gồm cả đại diện của chính phủ và khu vực tư nhân.
Theo Madani, NAP mới cũng được dự kiến sẽ tạo ra khoảng 180.000 việc làm trong sản xuất ôtô và dịch vụ sau bán hàng của Malaysia vào năm 2020./.
Xuân Triển/Kuala Lumpur (Vietnam+)