Theo hãng an ninh mạng Symantec, người sử dụng Internet phải đối mặt với nguy cơ bị tấn công cao hơn và chiến trường mới đang hướng về Facebook cũng như các mạng xã hội khác.
Symantec cho biết vũ khí thường gặp nhất của các hacker là một thông điệp trên các mạng xã hội trong đó có một URL ngắn. Đây là những địa chỉ website chỉ có vài ký tự, dẫn tiếp người sử dụng Internet đến một website có địa chỉ dài hơn.
Một tài khoản trên mạng xã hội bị nhiễm virus sẽ tự động đăng tải thông điệp kèm URL độc hại trên. Bạn bè họ vô tình bấm vào đường dẫn đó sẽ bị chuyển đến một website giả, có thể được làm nhái như một website ngân hàng chẳng hạn. Khi gõ tên đăng nhập và mật khẩu vào đó, các thông tin sẽ bị đánh cắp và gửi đến hacker. Đồng thời, những tài khoản này cũng tự động phát tán URL độc hại, khiến bạn bè họ đối mặt với nguy cơ tương tự.
Michael Chue, Giám đốc điều hành của Symantec tại khu vực châu Á, nhận xét đây là một xu hướng nghiêm trọng, không chỉ trong năm ngoái mà đang tiếp diễn.
Năm 2010, Symantec thống kê thấy 73% những URL ngắn dẫn đến các website độc hại đã được bấm vào trung bình hơn 11 lần. Hơn 20% URL có số lần được bấm vào lên tới hơn 100 lần.
Thống kê trên đã được Symantec đưa vào Báo cáo thường niên về những mối đe dọa an ninh Internet, liệt kê chi tiết những nguy cơ trên mạng trực tuyến khắp toàn cầu trong năm ngoái. Nguy cơ bị hacker tấn công qua mạng xã hội được nhấn mạnh và đang tái diễn liên tục.
Theo báo cáo này, năm 2010, Trung Quốc đã nhảy lên vị trí thứ hai thế giới về số máy tính nhiễm virus (từ 9% tăng lên 16%), chỉ đứng sau Mỹ (19%).
Sau khi đánh cắp thông tin, các hacker bán với giá khá “bèo” trên thị trường chợ đen, ví dụ một thông tin thẻ tín dụng có thể chỉ rẻ khoảng 30 cent Mỹ. Các tài khoản thư điện tử có giá từ 1-18 USD còn thông tin về tài khoản ngân hàng có giá từ 10-900 USD.
Lawrence Li, một chuyên gia Symantec khuyên người dùng các mạng xã hội nên thận trọng khi kết bạn với những tài khoản xa lạ cũng như không bấm vào các đường dẫn đáng ngờ do người khác đăng tải.
Chuyên gia này nhận xét: “Đã qua rồi cái thời hacker dùng những địa chỉ email lạ, những thư mời mọc viết sai chính tả hay những đường dẫn nhìn rõ là độc hại. Một cuộc tấn công qua mạng xã hội giờ đây khó nhận diện hơn nhiều”./.
Symantec cho biết vũ khí thường gặp nhất của các hacker là một thông điệp trên các mạng xã hội trong đó có một URL ngắn. Đây là những địa chỉ website chỉ có vài ký tự, dẫn tiếp người sử dụng Internet đến một website có địa chỉ dài hơn.
Một tài khoản trên mạng xã hội bị nhiễm virus sẽ tự động đăng tải thông điệp kèm URL độc hại trên. Bạn bè họ vô tình bấm vào đường dẫn đó sẽ bị chuyển đến một website giả, có thể được làm nhái như một website ngân hàng chẳng hạn. Khi gõ tên đăng nhập và mật khẩu vào đó, các thông tin sẽ bị đánh cắp và gửi đến hacker. Đồng thời, những tài khoản này cũng tự động phát tán URL độc hại, khiến bạn bè họ đối mặt với nguy cơ tương tự.
Michael Chue, Giám đốc điều hành của Symantec tại khu vực châu Á, nhận xét đây là một xu hướng nghiêm trọng, không chỉ trong năm ngoái mà đang tiếp diễn.
Năm 2010, Symantec thống kê thấy 73% những URL ngắn dẫn đến các website độc hại đã được bấm vào trung bình hơn 11 lần. Hơn 20% URL có số lần được bấm vào lên tới hơn 100 lần.
Thống kê trên đã được Symantec đưa vào Báo cáo thường niên về những mối đe dọa an ninh Internet, liệt kê chi tiết những nguy cơ trên mạng trực tuyến khắp toàn cầu trong năm ngoái. Nguy cơ bị hacker tấn công qua mạng xã hội được nhấn mạnh và đang tái diễn liên tục.
Theo báo cáo này, năm 2010, Trung Quốc đã nhảy lên vị trí thứ hai thế giới về số máy tính nhiễm virus (từ 9% tăng lên 16%), chỉ đứng sau Mỹ (19%).
Sau khi đánh cắp thông tin, các hacker bán với giá khá “bèo” trên thị trường chợ đen, ví dụ một thông tin thẻ tín dụng có thể chỉ rẻ khoảng 30 cent Mỹ. Các tài khoản thư điện tử có giá từ 1-18 USD còn thông tin về tài khoản ngân hàng có giá từ 10-900 USD.
Lawrence Li, một chuyên gia Symantec khuyên người dùng các mạng xã hội nên thận trọng khi kết bạn với những tài khoản xa lạ cũng như không bấm vào các đường dẫn đáng ngờ do người khác đăng tải.
Chuyên gia này nhận xét: “Đã qua rồi cái thời hacker dùng những địa chỉ email lạ, những thư mời mọc viết sai chính tả hay những đường dẫn nhìn rõ là độc hại. Một cuộc tấn công qua mạng xã hội giờ đây khó nhận diện hơn nhiều”./.
Trung Sơn/Hong Kong (Vietnam+)