Công nghệ máy thu hình 3 chiều (TV 3D) không sử dụng kính thế hệ mới sẽ cung cấp hình ảnh sâu hơn và góc nhìn rộng hơn so với công nghệ hiện nay.
Phòng thí nghiệm Media Lab của Trường đại học MIT (Mỹ) đang phát triển hai nguyên mẫu TV 3D không dùng kính thế hệ mới, nhằm cung cấp hình ảnh sâu hơn và góc nhìn rộng hơn so với giải pháp hiện nay.
Nguyên mẫu thứ nhất kết hợp chồng hai tấm nền màn hình tinh thể lỏng (LCD) và dùng một thiết bị chiếu sáng nền định hướng BLU, trong khi nguyên mẫu thứ hai có đến 3 tấm nền được chiếu sáng bằng một BLU thông thường.
Công nghệ màn hình 3D mới này được đặt tên là Tensor Display. Hiệu ứng 3D sẽ được phần mềm xử lý đặc biệt phát ra và được nhanh chóng hiển thị hình ảnh xen kẽ nhau trên mỗi tấm nền.
Theo MIT Media Lab, công nghệ mới dựa trên sự phức tạp từ các tia quang học và tính toán kết hợp chúng với nhau.
Phòng thí nghiệm trên cũng cho biết, màn hình Tensor Display sẽ có mặt trên thị trường sau năm năm nữa và có giá rẻ hơn so với công nghệ hình ảnh lập thể dựa trên phần cứng như hiện nay.
Mặc dù công nghệ có vẻ hứa hẹn nhưng chất lượng hình ảnh vẫn hơi mờ chút ít trong quá trình trình diễn các nguyên mẫu TV.
Ngoài ra, tấm nền màn hình LCD là bộ phận đắt tiền nhất trong TV, và việc sử dụng nhiều tấm nền để mang lại hiệu ứng 3D có lẽ sẽ khá đắt để thực hiện.
Và nguyên nhân khiến các bộ kính 3D màn trập động có giá cao là do mỗi tròng kính được cấu tạo từ một tấm nền LCD “trần” mini./.
Phòng thí nghiệm Media Lab của Trường đại học MIT (Mỹ) đang phát triển hai nguyên mẫu TV 3D không dùng kính thế hệ mới, nhằm cung cấp hình ảnh sâu hơn và góc nhìn rộng hơn so với giải pháp hiện nay.
Nguyên mẫu thứ nhất kết hợp chồng hai tấm nền màn hình tinh thể lỏng (LCD) và dùng một thiết bị chiếu sáng nền định hướng BLU, trong khi nguyên mẫu thứ hai có đến 3 tấm nền được chiếu sáng bằng một BLU thông thường.
Công nghệ màn hình 3D mới này được đặt tên là Tensor Display. Hiệu ứng 3D sẽ được phần mềm xử lý đặc biệt phát ra và được nhanh chóng hiển thị hình ảnh xen kẽ nhau trên mỗi tấm nền.
Theo MIT Media Lab, công nghệ mới dựa trên sự phức tạp từ các tia quang học và tính toán kết hợp chúng với nhau.
Phòng thí nghiệm trên cũng cho biết, màn hình Tensor Display sẽ có mặt trên thị trường sau năm năm nữa và có giá rẻ hơn so với công nghệ hình ảnh lập thể dựa trên phần cứng như hiện nay.
Mặc dù công nghệ có vẻ hứa hẹn nhưng chất lượng hình ảnh vẫn hơi mờ chút ít trong quá trình trình diễn các nguyên mẫu TV.
Ngoài ra, tấm nền màn hình LCD là bộ phận đắt tiền nhất trong TV, và việc sử dụng nhiều tấm nền để mang lại hiệu ứng 3D có lẽ sẽ khá đắt để thực hiện.
Và nguyên nhân khiến các bộ kính 3D màn trập động có giá cao là do mỗi tròng kính được cấu tạo từ một tấm nền LCD “trần” mini./.
Anh Quân (TTXVN)