Chiều 2/11, thảo luận ở tổ về nội dung sửa đổi của Luật Phòng, chống tham nhũng, các đại biểu Quốc hội tiếp tục đóng góp nhiều ý kiến liên quan đến khái niệm hành vi tham nhũng; quy định về việc tổ chức kê khai tài sản; trách nhiệm người đứng đầu và vai trò, địa vị pháp lý của Ban Chỉ đạo Trung ương Phòng chống tham nhũng.
Quy định cụ thể hành vi tham nhũng
Chưa hài lòng với nhiều điểm trong dự thảo sửa đổi Luật Phòng chống tham nhũng tại Kỳ họp lần này, đại biểu Nguyễn Đình Quyền (Hà Nội) đề nghị trong Dự thảo Luật cần định nghĩa rõ thế nào là hành vi tham nhũng; xác định cụ thể như thế nào được xếp là hành vi tham nhũng, tránh nói chung chung...
Cũng liên quan đến giải thích hành vi tham nhũng, đại biểu Huỳnh Ngọc Ánh (Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng, tham nhũng có thể xảy ra ở mọi cấp, từ thôn, xã, phường đến đến cơ quan Trung ương. Đại biểu đề nghị Dự thảo Luật cần quy định chi tiết hành vi tham nhũng, mức độ tham để có cơ sở đối chiếu, xác định các hành vi vi phạm pháp luật xảy ra trong thực tế chứ không nên gộp tất cả các sai phạm của cán bộ các cấp là tham nhũng.
Đại biểu Huỳnh Ngọc Ánh kiến nghị Dự thảo Luật cần định nghĩa đầy đủ khái niệm “người có chức vụ, quyền hạn;” đề xuất các cơ quan, đơn vị công khai minh bạch nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ để người dân nắm rõ; kiểm tra và giám sát.
Công khai tài sản cán bộ, công chức trên mạng?
Tán thành với phương án chỉ cần kê khai tài sản đối với những người có chức vụ quyền hạn và đảng viên, đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Thanh (Hà Nội) cho rằng, việc công khai tài sản thu nhập như trong Dự thảo Luật tại nơi công tác, nơi ở là vẫn mang tính hình thức.
Đại biểu Thanh cho rằng, trên thực tế, cán bộ, nhân viên cấp dưới rất khó để phản ứng với việc kê khai chưa đúng, chưa đầy đủ của lãnh đạo cơ quan, đơn vị; đề xuất, việc niêm yết công khai tài sản, thu nhập không nên chỉ bó hẹp ở cơ quan, nơi cư trú mà có thể công khai trên mạng để mọi người theo dõi.
Xung quanh đề xuất này, có ý kiến của đại biểu cho rằng cần cân nhắc kỹ trước khi thực hiện phương án này để đảm bảo hiệu quả trong thực tế.
Góp ý về trách nhiệm kê khai tài sản trong dự thảo Luật, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng cần bổ sung quy định kê khai cả tài sản của cha mẹ và con của cán bộ, công chức tùy thuộc vào chức vụ đảm nhiệm.
Đề cập đến tính nhạy cảm trong quà biếu, đại biểu Nghĩa kiến nghị, Luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi cần quy định về quà biếu theo mức giá trị được nhận và phải khai báo quà biếu với tổ chức.
Cơ chế bảo vệ người tố cáo và trách nhiệm người đứng đầu
Cho rằng nếu thiếu cơ chế pháp luật bảo vệ, sẽ không còn người tố cáo tham nhũng, đại biểu Trương Trọng Nghĩa đề xuất Dự thảo Luật cần có chế tài đối với những đối tượng liên quan để quy trách nhiệm, nhằm bảo vệ người tố cáo. Nếu người nào cố tình để lộ thông tin ảnh hưởng tới người tố cáo thì cũng phải bị xử lý.
Nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của báo chí trong phát hiện, đấu tranh, phòng, chống tham nhũng, đại biểu Nghĩa đề nghị cần có cơ chế thích hợp để khuyến khích, tạo điều kiện cho báo chí tham gia tích cực vào công tác phòng chống tham nhũng, đồng thời bảo vệ nguồn tin của báo chí. Mạnh mẽ hơn, đại biểu Đỗ Văn Đương (Thành phố Hồ Chí Minh) đề nghị, cần đưa hành vi trù dập người tố cáo vào luật hình sự để bảo vệ.
Các đại biểu Nguyễn Đình Quyền, Nguyễn Thị Ngọc Thanh (Hà Nội) đều nhận định, Dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi lần này vẫn chưa quy định rõ ràng việc xác định vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu.
Không đồng tình với các quy định liên quan đến trách nhiệm người đứng đầu trong dự thảo, đại biểu Đỗ Văn Đương đưa quan điểm, Luật phải có quy định phù hợp để đảm bảo vừa phát huy trách nhiệm kiểm tra, giám sát đồng thời cũng nghiêm khắc xử lý người đứng đầu nếu có hành vi bao che, tạo điều kiện cho tham nhũng.
Ngược lại, người đứng đầu cũng cần phải được khen ngợi, biểu dương nếu kịp thời phát hiện hành vi tham nhũng trong đơn vị, cơ quan do mình phụ trách. Trong trường hợp, người đứng đầu tham gia hoặc có hành vi tham nhũng hoặc bao che, trù dập người tố cáo thì phải kiên quyết xử lý theo quy định của pháp luật.
Mô hình cơ quan phòng chống tham nhũng
Góp ý về việc thành lập Cơ quan điều tra độc lập chống tham nhũng, đại biểu Đỗ Văn Đương viện dẫn, thời gian qua, nhiều cơ quan như thanh tra, kiểm toán phát hiện các vụ tham nhũng nhưng do thiếu tính độc lập nên khả năng xử lý hình sự các trường hợp vi phạm bị phát hiện còn ít. Đại biểu Đương kiến nghị nên giao trách nhiệm điều tra chuyên trách phòng chống tham nhũng cho Cơ quan điều tra - Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao là hợp lý.
Góp ý với cơ quan soạn thảo dự án Luật về mô hình Ban Chỉ đạo trung ương về Phòng chống tham nhũng, các đại biểu cho rằng, trong thời gian qua, địa vị pháp lý của Ban chỉ đạo chưa thực sự rõ ràng, nhất là ở cấp tỉnh, thành phố. Hoạt động của Ban chỉ đạo các cấp chủ yếu là tổng hợp tình hình, góp một phần vào việc giám sát, chuyển một số vụ sang cơ quan điều tra để xử lý nên phần nào hạn chế hiệu quả hoạt động. Các đại biểu đề nghị cần quy định cụ thể thẩm quyền, vị trí pháp lý của Ban chỉ đạo để đảm bảo hiệu quả hoạt động nhất là trong công tác thanh tra, giám sát, điều tra, xử lý các vụ việc tham nhũng.
Các đại biểu cũng kiến nghị cơ quan soạn thảo xây dựng Luật Phòng chống tham nhũng theo hướng tạo điều kiện thuận lợi để quần chúng nhân dân tham gia vào công tác phòng, chống tham nhũng, không nên chỉ bó hẹp nhiệm vụ cho các cơ quan chuyên trách.
Đồng thời, Luật cũng phải quy định rõ trường hợp tiếp nhận và xử lý thông tin về hành vi tham nhũng do công dân phát hiện theo hướng người cung cấp thông tin phải chịu trách nhiệm về nội dung tố giác của mình đồng thời, phải được pháp luật bảo vệ./.
Quy định cụ thể hành vi tham nhũng
Chưa hài lòng với nhiều điểm trong dự thảo sửa đổi Luật Phòng chống tham nhũng tại Kỳ họp lần này, đại biểu Nguyễn Đình Quyền (Hà Nội) đề nghị trong Dự thảo Luật cần định nghĩa rõ thế nào là hành vi tham nhũng; xác định cụ thể như thế nào được xếp là hành vi tham nhũng, tránh nói chung chung...
Cũng liên quan đến giải thích hành vi tham nhũng, đại biểu Huỳnh Ngọc Ánh (Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng, tham nhũng có thể xảy ra ở mọi cấp, từ thôn, xã, phường đến đến cơ quan Trung ương. Đại biểu đề nghị Dự thảo Luật cần quy định chi tiết hành vi tham nhũng, mức độ tham để có cơ sở đối chiếu, xác định các hành vi vi phạm pháp luật xảy ra trong thực tế chứ không nên gộp tất cả các sai phạm của cán bộ các cấp là tham nhũng.
Đại biểu Huỳnh Ngọc Ánh kiến nghị Dự thảo Luật cần định nghĩa đầy đủ khái niệm “người có chức vụ, quyền hạn;” đề xuất các cơ quan, đơn vị công khai minh bạch nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ để người dân nắm rõ; kiểm tra và giám sát.
Công khai tài sản cán bộ, công chức trên mạng?
Tán thành với phương án chỉ cần kê khai tài sản đối với những người có chức vụ quyền hạn và đảng viên, đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Thanh (Hà Nội) cho rằng, việc công khai tài sản thu nhập như trong Dự thảo Luật tại nơi công tác, nơi ở là vẫn mang tính hình thức.
Đại biểu Thanh cho rằng, trên thực tế, cán bộ, nhân viên cấp dưới rất khó để phản ứng với việc kê khai chưa đúng, chưa đầy đủ của lãnh đạo cơ quan, đơn vị; đề xuất, việc niêm yết công khai tài sản, thu nhập không nên chỉ bó hẹp ở cơ quan, nơi cư trú mà có thể công khai trên mạng để mọi người theo dõi.
Xung quanh đề xuất này, có ý kiến của đại biểu cho rằng cần cân nhắc kỹ trước khi thực hiện phương án này để đảm bảo hiệu quả trong thực tế.
Góp ý về trách nhiệm kê khai tài sản trong dự thảo Luật, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng cần bổ sung quy định kê khai cả tài sản của cha mẹ và con của cán bộ, công chức tùy thuộc vào chức vụ đảm nhiệm.
Đề cập đến tính nhạy cảm trong quà biếu, đại biểu Nghĩa kiến nghị, Luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi cần quy định về quà biếu theo mức giá trị được nhận và phải khai báo quà biếu với tổ chức.
Cơ chế bảo vệ người tố cáo và trách nhiệm người đứng đầu
Cho rằng nếu thiếu cơ chế pháp luật bảo vệ, sẽ không còn người tố cáo tham nhũng, đại biểu Trương Trọng Nghĩa đề xuất Dự thảo Luật cần có chế tài đối với những đối tượng liên quan để quy trách nhiệm, nhằm bảo vệ người tố cáo. Nếu người nào cố tình để lộ thông tin ảnh hưởng tới người tố cáo thì cũng phải bị xử lý.
Nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của báo chí trong phát hiện, đấu tranh, phòng, chống tham nhũng, đại biểu Nghĩa đề nghị cần có cơ chế thích hợp để khuyến khích, tạo điều kiện cho báo chí tham gia tích cực vào công tác phòng chống tham nhũng, đồng thời bảo vệ nguồn tin của báo chí. Mạnh mẽ hơn, đại biểu Đỗ Văn Đương (Thành phố Hồ Chí Minh) đề nghị, cần đưa hành vi trù dập người tố cáo vào luật hình sự để bảo vệ.
Các đại biểu Nguyễn Đình Quyền, Nguyễn Thị Ngọc Thanh (Hà Nội) đều nhận định, Dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi lần này vẫn chưa quy định rõ ràng việc xác định vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu.
Không đồng tình với các quy định liên quan đến trách nhiệm người đứng đầu trong dự thảo, đại biểu Đỗ Văn Đương đưa quan điểm, Luật phải có quy định phù hợp để đảm bảo vừa phát huy trách nhiệm kiểm tra, giám sát đồng thời cũng nghiêm khắc xử lý người đứng đầu nếu có hành vi bao che, tạo điều kiện cho tham nhũng.
Ngược lại, người đứng đầu cũng cần phải được khen ngợi, biểu dương nếu kịp thời phát hiện hành vi tham nhũng trong đơn vị, cơ quan do mình phụ trách. Trong trường hợp, người đứng đầu tham gia hoặc có hành vi tham nhũng hoặc bao che, trù dập người tố cáo thì phải kiên quyết xử lý theo quy định của pháp luật.
Mô hình cơ quan phòng chống tham nhũng
Góp ý về việc thành lập Cơ quan điều tra độc lập chống tham nhũng, đại biểu Đỗ Văn Đương viện dẫn, thời gian qua, nhiều cơ quan như thanh tra, kiểm toán phát hiện các vụ tham nhũng nhưng do thiếu tính độc lập nên khả năng xử lý hình sự các trường hợp vi phạm bị phát hiện còn ít. Đại biểu Đương kiến nghị nên giao trách nhiệm điều tra chuyên trách phòng chống tham nhũng cho Cơ quan điều tra - Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao là hợp lý.
Góp ý với cơ quan soạn thảo dự án Luật về mô hình Ban Chỉ đạo trung ương về Phòng chống tham nhũng, các đại biểu cho rằng, trong thời gian qua, địa vị pháp lý của Ban chỉ đạo chưa thực sự rõ ràng, nhất là ở cấp tỉnh, thành phố. Hoạt động của Ban chỉ đạo các cấp chủ yếu là tổng hợp tình hình, góp một phần vào việc giám sát, chuyển một số vụ sang cơ quan điều tra để xử lý nên phần nào hạn chế hiệu quả hoạt động. Các đại biểu đề nghị cần quy định cụ thể thẩm quyền, vị trí pháp lý của Ban chỉ đạo để đảm bảo hiệu quả hoạt động nhất là trong công tác thanh tra, giám sát, điều tra, xử lý các vụ việc tham nhũng.
Các đại biểu cũng kiến nghị cơ quan soạn thảo xây dựng Luật Phòng chống tham nhũng theo hướng tạo điều kiện thuận lợi để quần chúng nhân dân tham gia vào công tác phòng, chống tham nhũng, không nên chỉ bó hẹp nhiệm vụ cho các cơ quan chuyên trách.
Đồng thời, Luật cũng phải quy định rõ trường hợp tiếp nhận và xử lý thông tin về hành vi tham nhũng do công dân phát hiện theo hướng người cung cấp thông tin phải chịu trách nhiệm về nội dung tố giác của mình đồng thời, phải được pháp luật bảo vệ./.
Quang Vũ (TTXVN)