Theo báo cáo của Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thoát nước Hà Nội, hiện nay, trên địa bàn thành phố còn khoảng 20 điểm úng ngập. Tuy nhiên, các “điểm đen” này cũng đang dần được cải thiện, nhiều khả năng, trong mùa mưa, bão 2013, Thủ đô sẽ không còn cảnh “phố bỗng thành sông.”
Trao đổi với phóng viên Vietnam+ chiều ngày 27/6, ông Lê Vũ Quảng Xương, Trưởng phòng Kế hoạch, Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thoát nước Hà Nội cho biết, trong tình huống mưa vừa (khoảng 50mm) các trục chính của thành phố sẽ không có điểm úng ngập, chỉ có một số khu vực trũng do hệ thống thoát nước chưa được cải tạo, hay khu vực có công trình thi công có thể xảy ra ứ đọng nước trên mặt đường.
Tuy nhiên, ông Xương cũng thừa nhận: “Đối với những trận mưa to (lượng mưa khoảng 50mm-100mm), khu vực nội thành Hà Nội có thể sẽ xuất hiện 20 điểm úng ngập, khi lượng mưa lên đến 100mm.”
Khổ lắm nói mãi!
Dù đã đưa ra nhiều phương án để đối phó với mưa, bão, nhưng thực tế, tình trạng ngập úng trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn chưa được cải thiện nhiều nên cứ mỗi khi có mưa lớn là hàng loạt tuyến đường lại chìm trong “biển nước."
Mới đây, vào rạng sáng ngày 24/6, do ảnh hưởng của cơn bão số 2, gây mưa kéo dài đã khiến nhiều tuyến phố Hà Nội như: Thợ Nhuộm, Ngọc Hồi, Nguyễn Tuân, Nguyễn Khuyến bị ngập úng cục bộ, giao thông đi lại của người dân gặp không ít khó khăn.
Theo đánh giá của Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thoát nước Hà Nội, từ 10 giờ sáng ngày 23/6 đến 6 giờ sáng 24/6, trên địa bàn thành phố đã diễn ra nhiều đợt mưa với tổng lượng mưa đo được không quá 50 mm. Cụ thể như: Vân Hồ có tổng lượng mưa là 44mm, Trúc Bạch 47mm, Hồ Tây A 20mm, Thanh Liệt 38mm, Yên Sở 36mm...
Tuy nhiên, qua thị sát của phóng viên Vietnam+, tình trạng ngập úng tại các “điểm đen” trên địa bàn Hà Nội vẫn chưa được cải thiện nhiều. Chính vì vậy, trong trận mưa sáng ngày 24/6, các phương tiện di chuyển trên tuyến đường Ngọc Hồi (Thanh Trì), Nguyễn Tuân (Thanh Xuân), Lĩnh Nam (Hoàng Mai) đã phải “bơi” theo dòng nước.
[Mưa kéo dài, đường phố Hà Nội lại biến thành sông]
Cùng với đó, tại các tuyến đường khác như Định Công, Nguyễn Xiển, Hoàng Quốc Việt, Phạm Hùng, do có nhiều hạng mục công trình đang thi công dở dang, nước không thoát được đã khiến nhiều điểm bị ngập diện rộng.
Thậm chí, ngay cả một số tuyến phố nằm ngay trong trung tâm thành phố như quận Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm cũng bị ngập, khiến các phương tiện phải bì bõm lội nước.
Thừa nhận thực tế trên, ông Xương cho biết, tuy cơn bão không đổ bộ vào Hà Nội nhưng cũng đã gây mưa lớn với lượng mưa đo được trong khu vực nội thành lên đến 96mm, thậm chí có khu vực đo được hơn 113mm. Dù vậy, toàn thành phố chỉ có một số điểm bị ngập úng trên các tuyến phố như: Phạm Văn Đồng, Lĩnh Nam, Nguyễn Xiển, Lê Trọng Tấn...
Cũng theo ông Xương, thành phố Hà Nội hiện còn 20 điểm ngập úng nhưng các điểm này tương đối khác so với trước kia. Hơn nữa, thời gian gần đây, khu vực nội thành cũng ít xảy ra tình trạng ngập úng sau mưa mà tập trung nhiều ở các tuyến đường vành đai mới mở như Vành đai 1 và 3.
Lý giải cho thực tế trên, ông Xương cho biết: “Sở dĩ có điều này là do một số dự án liên quan đến công tác thoát nước tiếp tục thi công trong mùa mưa, hoặc hoàn thành nhưng chưa được bàn giao vận hành như khu vực đường Nguyễn Xiển hệ thống thoát nước đang chứa đầy phế thải, bùn đất không có khả năng tiêu thoát nước...”
Trao đổi với phóng viên Vietnam+ chiều ngày 27/6, ông Lê Vũ Quảng Xương, Trưởng phòng Kế hoạch, Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thoát nước Hà Nội cho biết, trong tình huống mưa vừa (khoảng 50mm) các trục chính của thành phố sẽ không có điểm úng ngập, chỉ có một số khu vực trũng do hệ thống thoát nước chưa được cải tạo, hay khu vực có công trình thi công có thể xảy ra ứ đọng nước trên mặt đường.
Tuy nhiên, ông Xương cũng thừa nhận: “Đối với những trận mưa to (lượng mưa khoảng 50mm-100mm), khu vực nội thành Hà Nội có thể sẽ xuất hiện 20 điểm úng ngập, khi lượng mưa lên đến 100mm.”
Khổ lắm nói mãi!
Dù đã đưa ra nhiều phương án để đối phó với mưa, bão, nhưng thực tế, tình trạng ngập úng trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn chưa được cải thiện nhiều nên cứ mỗi khi có mưa lớn là hàng loạt tuyến đường lại chìm trong “biển nước."
Mới đây, vào rạng sáng ngày 24/6, do ảnh hưởng của cơn bão số 2, gây mưa kéo dài đã khiến nhiều tuyến phố Hà Nội như: Thợ Nhuộm, Ngọc Hồi, Nguyễn Tuân, Nguyễn Khuyến bị ngập úng cục bộ, giao thông đi lại của người dân gặp không ít khó khăn.
Theo đánh giá của Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thoát nước Hà Nội, từ 10 giờ sáng ngày 23/6 đến 6 giờ sáng 24/6, trên địa bàn thành phố đã diễn ra nhiều đợt mưa với tổng lượng mưa đo được không quá 50 mm. Cụ thể như: Vân Hồ có tổng lượng mưa là 44mm, Trúc Bạch 47mm, Hồ Tây A 20mm, Thanh Liệt 38mm, Yên Sở 36mm...
Tuy nhiên, qua thị sát của phóng viên Vietnam+, tình trạng ngập úng tại các “điểm đen” trên địa bàn Hà Nội vẫn chưa được cải thiện nhiều. Chính vì vậy, trong trận mưa sáng ngày 24/6, các phương tiện di chuyển trên tuyến đường Ngọc Hồi (Thanh Trì), Nguyễn Tuân (Thanh Xuân), Lĩnh Nam (Hoàng Mai) đã phải “bơi” theo dòng nước.
[Mưa kéo dài, đường phố Hà Nội lại biến thành sông]
Cùng với đó, tại các tuyến đường khác như Định Công, Nguyễn Xiển, Hoàng Quốc Việt, Phạm Hùng, do có nhiều hạng mục công trình đang thi công dở dang, nước không thoát được đã khiến nhiều điểm bị ngập diện rộng.
Thậm chí, ngay cả một số tuyến phố nằm ngay trong trung tâm thành phố như quận Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm cũng bị ngập, khiến các phương tiện phải bì bõm lội nước.
Thừa nhận thực tế trên, ông Xương cho biết, tuy cơn bão không đổ bộ vào Hà Nội nhưng cũng đã gây mưa lớn với lượng mưa đo được trong khu vực nội thành lên đến 96mm, thậm chí có khu vực đo được hơn 113mm. Dù vậy, toàn thành phố chỉ có một số điểm bị ngập úng trên các tuyến phố như: Phạm Văn Đồng, Lĩnh Nam, Nguyễn Xiển, Lê Trọng Tấn...
Cũng theo ông Xương, thành phố Hà Nội hiện còn 20 điểm ngập úng nhưng các điểm này tương đối khác so với trước kia. Hơn nữa, thời gian gần đây, khu vực nội thành cũng ít xảy ra tình trạng ngập úng sau mưa mà tập trung nhiều ở các tuyến đường vành đai mới mở như Vành đai 1 và 3.
Lý giải cho thực tế trên, ông Xương cho biết: “Sở dĩ có điều này là do một số dự án liên quan đến công tác thoát nước tiếp tục thi công trong mùa mưa, hoặc hoàn thành nhưng chưa được bàn giao vận hành như khu vực đường Nguyễn Xiển hệ thống thoát nước đang chứa đầy phế thải, bùn đất không có khả năng tiêu thoát nước...”
Mỗi khi mưa trút xuống, người đi đường lại phải bì bõm dắt xe. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Sẽ xóa dần các điểm úng ngập
Trước thực tế trên đồng thời để chủ động đối phó với tình trạng úng ngập trước mùa mưa, theo ông Xương, Công Ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thoát nước Hà Nội đã tiến hành nạo vét, thông dòng chảy các hệ thống tiêu thoát nước, giải toả vật cản, đăng chặn, khơi thông gầm cầu, cống, hố ga, nhằm đảm bảo thông dòng chảy.
Đối với các công trình, dự án đang thi công có liên quan đến tiêu thoát nước đô thị, Công ty cũng đã tiến hành kiểm tra, xử lý các vi phạm của các chủ đầu tư. Ngoài ra, Công ty cũng đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình chống ngập cục bộ, tăng cường kiểm tra thay thế đan ga bảo đảm an toàn.
Đến nay, “100% các trục mương tiêu thoát nước chính đã được nạo vét, đào mở đảm bảo độ dốc thuỷ lực và duy trì mực nước quản lý theo quy định. Ngoài ra, để việc quản lý các ống cống được tốt, công ty cũng đã thường xuyên kiểm tra các trọng điểm thoát nước bằng camera trong lòng cống, phát hiện và giải quyết ngay các ách tắc, vật cản,” vị Trưởng phòng Kế hoạch-Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thoát nước Hà Nội khẳng định.
Ngoài các biện pháp phòng ngừa tích cực trên, theo ông Xương, Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thoát nước Hà Nội cũng chuẩn bị sẵn sàng 72 xe hút, téc, phản lực; 2 xe bơm di động 1.800 m3/h; 20 máy bơm chìm công suất 100-150m3/h; 11 máy phát điện 5-30KVA, 1 tổ xe bơm di động 1.000m3; 8 tổ máy bơm di động 200-300m3/h và hơn 100 ôtô chuyên dùng để giải quyết kịp thời và hiệu quả các tình huống xảy ra khi có mưa lớn.
Đặc biệt, “trong trường hợp xảy ra mưa lớn trên điện rộng, gây úng ngập, Công ty sẽ huy động 100% quân số đến hiện trường khi có mưa trên khắp địa bàn, trong đó trọng tâm là các điểm úng ngập thuộc các trục đường giao thông chính, các đường phố có mật độ giao thông cao và địa hình trũng cục bộ dễ gây ách tắc giao thông,” ông Xương chia sẻ.
Mặt khác, để “xóa bỏ” các điểm úng ngập, theo ông Xương, nhiều hạng mục xây mới, cải tạo hệ thống thoát nước thuộc Dự án thoát nước giai đoạn 2 của thành phố cũng đã hoàn thành và đang được đưa vào sử dụng hiệu quả. Chính vì vậy, nhiều khả năng thành phố Hà Nội sẽ không còn cảnh "phố bỗng thành sông" trong mùa mưa bão.
“Đáng mừng là nhờ dự án này, một số tuyến phố của Hà Nội trước đây cứ mưa to là bị ngập nặng, nhưng nay tình trạng đã được cải thiện rõ rệt như phố Thái Thịnh, khu vực Nguyễn Công Trứ-Ngô Thì Nhậm,” ông Xương nhìn nhận.
Cùng với đó, để kịp thời ứng phó và xử lý các điểm úng ngập, theo ông Xương, Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thoát nước Hà Nội cũng đã thành lập đường dây nóng để người dân có thể gọi điện phản ánh các điểm úng ngập và các sự cố thoát nước khác khi mưa xuống.
Theo đó, người dân từng khu vực có thể thông báo điểm ngập úng theo số điện thoại sau: Công ty Thoát nước Hà Nội: 043.976.2245; Khu vực quận Ba Đình, Tây Hồ (043. 847.0180); Cầu Giấy (043. 563.1156); Hai Bà Trưng và Hoàng Mai (043.661.6290); Đống Đa (043. 577.1036); Thanh Xuân (043. 259.5003); Long Biên và Hoàn Kiếm (043. 872. 6228).
Trước thực tế trên đồng thời để chủ động đối phó với tình trạng úng ngập trước mùa mưa, theo ông Xương, Công Ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thoát nước Hà Nội đã tiến hành nạo vét, thông dòng chảy các hệ thống tiêu thoát nước, giải toả vật cản, đăng chặn, khơi thông gầm cầu, cống, hố ga, nhằm đảm bảo thông dòng chảy.
Đối với các công trình, dự án đang thi công có liên quan đến tiêu thoát nước đô thị, Công ty cũng đã tiến hành kiểm tra, xử lý các vi phạm của các chủ đầu tư. Ngoài ra, Công ty cũng đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình chống ngập cục bộ, tăng cường kiểm tra thay thế đan ga bảo đảm an toàn.
Đến nay, “100% các trục mương tiêu thoát nước chính đã được nạo vét, đào mở đảm bảo độ dốc thuỷ lực và duy trì mực nước quản lý theo quy định. Ngoài ra, để việc quản lý các ống cống được tốt, công ty cũng đã thường xuyên kiểm tra các trọng điểm thoát nước bằng camera trong lòng cống, phát hiện và giải quyết ngay các ách tắc, vật cản,” vị Trưởng phòng Kế hoạch-Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thoát nước Hà Nội khẳng định.
Ngoài các biện pháp phòng ngừa tích cực trên, theo ông Xương, Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thoát nước Hà Nội cũng chuẩn bị sẵn sàng 72 xe hút, téc, phản lực; 2 xe bơm di động 1.800 m3/h; 20 máy bơm chìm công suất 100-150m3/h; 11 máy phát điện 5-30KVA, 1 tổ xe bơm di động 1.000m3; 8 tổ máy bơm di động 200-300m3/h và hơn 100 ôtô chuyên dùng để giải quyết kịp thời và hiệu quả các tình huống xảy ra khi có mưa lớn.
Đặc biệt, “trong trường hợp xảy ra mưa lớn trên điện rộng, gây úng ngập, Công ty sẽ huy động 100% quân số đến hiện trường khi có mưa trên khắp địa bàn, trong đó trọng tâm là các điểm úng ngập thuộc các trục đường giao thông chính, các đường phố có mật độ giao thông cao và địa hình trũng cục bộ dễ gây ách tắc giao thông,” ông Xương chia sẻ.
Mặt khác, để “xóa bỏ” các điểm úng ngập, theo ông Xương, nhiều hạng mục xây mới, cải tạo hệ thống thoát nước thuộc Dự án thoát nước giai đoạn 2 của thành phố cũng đã hoàn thành và đang được đưa vào sử dụng hiệu quả. Chính vì vậy, nhiều khả năng thành phố Hà Nội sẽ không còn cảnh "phố bỗng thành sông" trong mùa mưa bão.
“Đáng mừng là nhờ dự án này, một số tuyến phố của Hà Nội trước đây cứ mưa to là bị ngập nặng, nhưng nay tình trạng đã được cải thiện rõ rệt như phố Thái Thịnh, khu vực Nguyễn Công Trứ-Ngô Thì Nhậm,” ông Xương nhìn nhận.
Cùng với đó, để kịp thời ứng phó và xử lý các điểm úng ngập, theo ông Xương, Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thoát nước Hà Nội cũng đã thành lập đường dây nóng để người dân có thể gọi điện phản ánh các điểm úng ngập và các sự cố thoát nước khác khi mưa xuống.
Theo đó, người dân từng khu vực có thể thông báo điểm ngập úng theo số điện thoại sau: Công ty Thoát nước Hà Nội: 043.976.2245; Khu vực quận Ba Đình, Tây Hồ (043. 847.0180); Cầu Giấy (043. 563.1156); Hai Bà Trưng và Hoàng Mai (043.661.6290); Đống Đa (043. 577.1036); Thanh Xuân (043. 259.5003); Long Biên và Hoàn Kiếm (043. 872. 6228).
Dự kiến 20 điểm có thể bị úng ngập khi mưa to (lượng mưa trên 100 mm) trong mùa mưa 2013 gồm: các điểm giao cắt Lý Thường Kiệt-Phan Bội Châu, Tôn Đản-Lê Lai, Trần Hưng Đạo-Phan Chu Trinh, Điện Biên-Nguyễn Tri Phương, Hàng Chuối-Phạm Đình Hổ, Thái Hà-Tây Sơn, Bà Triệu-Nguyễn Du, Văn Miếu-Quốc Tử Giám. Các phố Lê Duẩn (trước cửa ga Hà Nội), Đội Cấn, Trương Định (ngõ 521 đến cầu Sét), Lê Trọng Tấn, Trường Chinh, Giải Phóng, Nguyễn Khuyến, Quán Thánh, Ngọc Khánh, Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Xiển, Phạm Văn Đồng. |
Hùng Võ (Vietnam+)