Trả lời phỏng vấn tờ Yomiuri liên quan tới việc Iran đang đe dọa phong tỏa eo biển Hormuz, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Robert Willard, nói rằng "tình hình trước mắt rất nghiêm trọng, tất cả các nước, trong đó có Nhật Bản, phải chú ý" và cho rằng Nhật Bản cần thảo luận tới việc cử lực lượng phòng vệ tới khu vực này.
Ông Willard nhấn mạnh trong trường hợp có biến cố tại eo biển Hormuz, Nhật Bản cũng sẽ bị ảnh hưởng và sự ủng hộ của nước này đối với hành động của cộng đồng quốc tế nhằm kiềm chế Iran là rất quan trọng.
Theo ông Willard, việc Nhật Bản và Mỹ phối hợp đối phó với các nước như Iran thể hiện giá trị của quan hệ đồng minh Nhật - Mỹ, là "lửa thử vàng" đối với chính phủ hai nước.
Mỹ, Anh và Pháp đã phái tàu sân bay chạy bằng năn lượng hạt nhân đến eo biển Hormuz.
Trong cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991, lực lượng phòng vệ trên biển của Nhật Bản từng tiến hành hoạt động rà phá ngư lôi để đảm bảo an toàn cho tàu bè của nước này, hơn nữa khoảng 80% lượng dầu nhập khẩu của Nhật Bản đi qua eo biển Hormuz./.
Ông Willard nhấn mạnh trong trường hợp có biến cố tại eo biển Hormuz, Nhật Bản cũng sẽ bị ảnh hưởng và sự ủng hộ của nước này đối với hành động của cộng đồng quốc tế nhằm kiềm chế Iran là rất quan trọng.
Theo ông Willard, việc Nhật Bản và Mỹ phối hợp đối phó với các nước như Iran thể hiện giá trị của quan hệ đồng minh Nhật - Mỹ, là "lửa thử vàng" đối với chính phủ hai nước.
Mỹ, Anh và Pháp đã phái tàu sân bay chạy bằng năn lượng hạt nhân đến eo biển Hormuz.
Trong cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991, lực lượng phòng vệ trên biển của Nhật Bản từng tiến hành hoạt động rà phá ngư lôi để đảm bảo an toàn cho tàu bè của nước này, hơn nữa khoảng 80% lượng dầu nhập khẩu của Nhật Bản đi qua eo biển Hormuz./.
(Vietnam+)