An ninh năng lượng và đa dạng hóa các nguồn cung cấp năng lượng là những chủ đề chính trong cuộc hội đàm giữa Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đang ở thăm Bulgaria với Thủ tướng nước chủ nhà Boyko Borisov ngày 5/2 tại thủ đô Sofia.
Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh Chính phủ Bulgaria vừa rút giấy phép khai thác khí đá phiến của Công ty dầu mỏ Mỹ Chevron do lo ngại công nghệ khoan ngang (hydro-fracking) có thể gây ô nhiễm môi trường.
Phát biểu sau cuộc gặp, Ngoại trưởng Mỹ Clinton nói: "Chúng tôi là những đối tác trong việc giúp đỡ Bulgaria thúc đẩy sự độc lập về năng lượng và an ninh năng lượng, cũng như trong việc bảo vệ môi trường tươi đẹp của đất nước này."
Bà Clinton cho biết sẽ cử Đặc phái viên về năng lượng Âu-Á, ông Richard Morningstar tới Sofia trong tuần này để thảo luận những biện pháp nhằm đạt được những mục tiêu nói trên.
Về phần mình, Thủ tướng Borisov nhấn mạnh môi trường tự nhiên và việc bảo vệ môi trường cho các thế hệ mai sau luôn là ưu tiên hàng đầu của Bulgaria. Ông cũng hối thúc Mỹ cung cấp cho Bulgaria thêm thông tin về lợi ích cũng như tác hại của công nghệ khoan ngang.
Tháng trước, do sự phản đối mạnh mẽ của công luận, Chính phủ Bulgaria buộc phải rút giấy phép thăm dò khai thác khí đá phiến của công ty Chevron, đồng thời cấm sử dụng kỹ thuật khoan ngang trong các hoạt động kiểm tra và thăm dò dầu khí.
Hiện Bulgaria gần như phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung cấp khí đốt và dầu mỏ từ Nga. Trong năm 2012, đất nước ở khu vực Balkan này có kế hoạch kết nối hệ thống dẫn khí đốt của mình với các nước láng giềng như Hy Lạp, Romania và Thổ Nhĩ Kỳ, nhằm đa dạng hóa nguồn cung cấp khí./.
Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh Chính phủ Bulgaria vừa rút giấy phép khai thác khí đá phiến của Công ty dầu mỏ Mỹ Chevron do lo ngại công nghệ khoan ngang (hydro-fracking) có thể gây ô nhiễm môi trường.
Phát biểu sau cuộc gặp, Ngoại trưởng Mỹ Clinton nói: "Chúng tôi là những đối tác trong việc giúp đỡ Bulgaria thúc đẩy sự độc lập về năng lượng và an ninh năng lượng, cũng như trong việc bảo vệ môi trường tươi đẹp của đất nước này."
Bà Clinton cho biết sẽ cử Đặc phái viên về năng lượng Âu-Á, ông Richard Morningstar tới Sofia trong tuần này để thảo luận những biện pháp nhằm đạt được những mục tiêu nói trên.
Về phần mình, Thủ tướng Borisov nhấn mạnh môi trường tự nhiên và việc bảo vệ môi trường cho các thế hệ mai sau luôn là ưu tiên hàng đầu của Bulgaria. Ông cũng hối thúc Mỹ cung cấp cho Bulgaria thêm thông tin về lợi ích cũng như tác hại của công nghệ khoan ngang.
Tháng trước, do sự phản đối mạnh mẽ của công luận, Chính phủ Bulgaria buộc phải rút giấy phép thăm dò khai thác khí đá phiến của công ty Chevron, đồng thời cấm sử dụng kỹ thuật khoan ngang trong các hoạt động kiểm tra và thăm dò dầu khí.
Hiện Bulgaria gần như phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung cấp khí đốt và dầu mỏ từ Nga. Trong năm 2012, đất nước ở khu vực Balkan này có kế hoạch kết nối hệ thống dẫn khí đốt của mình với các nước láng giềng như Hy Lạp, Romania và Thổ Nhĩ Kỳ, nhằm đa dạng hóa nguồn cung cấp khí./.
(TTXVN/Vietnam+)