Trong nỗ lực tăng cường sức ép đối với Syria, ngày 30/5, Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Ngân hàng Hồi giáo quốc tế Syria (SIIB) vì cho rằng ngân hàng này đã giúp chính quyền Damascus tránh được những lệnh cấm vận nhằm vào Ngân hàng Thương mại Syria, ngân hàng lớn nhất nước này.
Trong một tuyên bố, Bộ Tài chính Mỹ cho biết SIIB hoạt động như một "tấm bình phong" của Ngân hàng Thương mại Syria, theo đó giúp thể chế này né tránh các lệnh trừng phạt do Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Liên đoàn Arập (AL) áp đặt trước đó.
Bộ trên nêu rõ theo lệnh trừng phạt mới nói trên, các doanh nghiệp và cá nhân Mỹ bị cấm giao dịch tài chính và thương mại với SIIB, đồng thời toàn bộ tài sản của ngân hàng này ở Mỹ cũng bị phong tỏa.
Quyết định tăng cường trừng phạt các thể chế ở Syria được đưa ra trong bối cảnh Mỹ và các đồng minh liên tục gia tăng sức ép lên chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad, trong đó có nỗ lực ngăn cản chính quyền Syria tiếp cận hệ thống tài chính quốc tế, nhằm phản đối tình trạng bạo lực leo thang ở Syria. Bộ Tài chính Mỹ cho biết Qatar ủng hộ và đang hợp tác với Mỹ để giúp thực thi các biện pháp trừng phạt này ở Syria.
Động thái trên của Mỹ được đưa ra vài ngày sau vụ thảm sát gây chấn động tại ngôi làng Houla gần thành phố Homs ở miền Trung Syria, khiến 92 người thiệt mạng, trong đó có 32 trẻ em dưới 10 tuổi.
Bạo lực vẫn tiếp tục leo thang ở Syria bất chấp đã có một thỏa thuận ngừng bắn do Liên hợp quốc bảo trợ và tính đến nay, hơn 13.000 người đã thiệt mạng vì bạo lực trong làn sóng biểu tình chống chính phủ kéo dài hơn một năm qua ở nước này./.
Trong một tuyên bố, Bộ Tài chính Mỹ cho biết SIIB hoạt động như một "tấm bình phong" của Ngân hàng Thương mại Syria, theo đó giúp thể chế này né tránh các lệnh trừng phạt do Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Liên đoàn Arập (AL) áp đặt trước đó.
Bộ trên nêu rõ theo lệnh trừng phạt mới nói trên, các doanh nghiệp và cá nhân Mỹ bị cấm giao dịch tài chính và thương mại với SIIB, đồng thời toàn bộ tài sản của ngân hàng này ở Mỹ cũng bị phong tỏa.
Quyết định tăng cường trừng phạt các thể chế ở Syria được đưa ra trong bối cảnh Mỹ và các đồng minh liên tục gia tăng sức ép lên chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad, trong đó có nỗ lực ngăn cản chính quyền Syria tiếp cận hệ thống tài chính quốc tế, nhằm phản đối tình trạng bạo lực leo thang ở Syria. Bộ Tài chính Mỹ cho biết Qatar ủng hộ và đang hợp tác với Mỹ để giúp thực thi các biện pháp trừng phạt này ở Syria.
Động thái trên của Mỹ được đưa ra vài ngày sau vụ thảm sát gây chấn động tại ngôi làng Houla gần thành phố Homs ở miền Trung Syria, khiến 92 người thiệt mạng, trong đó có 32 trẻ em dưới 10 tuổi.
Bạo lực vẫn tiếp tục leo thang ở Syria bất chấp đã có một thỏa thuận ngừng bắn do Liên hợp quốc bảo trợ và tính đến nay, hơn 13.000 người đã thiệt mạng vì bạo lực trong làn sóng biểu tình chống chính phủ kéo dài hơn một năm qua ở nước này./.
(TTXVN)