Tổng cục Thủy sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ đang gặp nhiều rào cản thương mại, nhưng trong tháng Một, Mỹ vẫn duy trì vị trí là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 19,15% thị phần, tiếp đến là thị trường Nhật Bản (17,81%) và Hàn Quốc (8,36%).
Trong tháng Một, kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước đạt khoảng 376 triệu USD tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2012.
Năm 2013 được đánh giá là năm thủy sản xuất khẩu sẽ gặp không ít khó khăn như thiếu vốn sản xuất, thiếu nguyên liệu và nhân công...
Tuy nhiên, cùng với tình hình sụt giảm nguồn cung cấp thủy sản khai thác và nuôi trồng ở một số nước, các chuyên gia ngành thủy sản lại dự báo xu hướng nhu cầu thủy sản thế giới vẫn tiếp tục tăng. Do vậy, năm 2013 xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vẫn có cơ hội đạt kim ngạch 6,4 tỷ USD.
[Đề nghị đình chỉ điều tra trợ cấp với ngành tôm VN]
Để tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn yêu cầu ngành thủy sản tiếp tục đầu tư cho sản xuất nguyên liệu, ưu tiên các sản phẩm chủ lực như tôm, cá tra, cá ngừ, nhuyễn thể… đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, dự báo thị trường, tổ chức các hoạt động quảng bá sản phẩm thủy sản của Việt Nam tại nước ngoài và tăng cường hơn nữa mối liên kết trong nuôi trồng thủy sản…
Cùng với đó, ngành thủy sản tiếp tục tăng cường cải tiến kỹ thuật, tổ chức sản xuất và tín dụng, kiểm tra giám sát chất lượng và an toàn thực phẩm.
Đặc biệt đối với thị trường Mỹ, trong thời điểm hiện nay, vụ kiện tôm đang gây áp lực lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu.
Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết VASEP đang chuẩn bị bằng chứng để chứng minh thủy sản trong nước không nhận sự trợ cấp từ Chính phủ như cáo buộc của Liên minh khai thác tôm Mỹ.
Kinh nghiệm từ cách ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam trước đơn kiện của nước ngoài cho thấy mỗi đơn vị nên chuẩn bị đầy đủ chứng cứ để chứng minh không vi phạm như nội dung cáo buộc, nhất là không nhận trợ cấp từ Chính phủ.
Ông Hòe cũng kiến nghị với kinh nghiệm qua các vụ kiện trước đây, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) chủ trì chương trình chống kiện, chủ động trong việc chọn và thuê luật sư nước ngoài và phối hợp cùng các bộ ngành liên quan đối phó thành công trong vụ kiện này.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng cần tiếp tục hỗ trợ các hoạt động vận động hành lang cần thiết cho các đợt xem xét hành chính của vụ kiện chống trợ cấp giá tôm./.
Trong tháng Một, kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước đạt khoảng 376 triệu USD tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2012.
Năm 2013 được đánh giá là năm thủy sản xuất khẩu sẽ gặp không ít khó khăn như thiếu vốn sản xuất, thiếu nguyên liệu và nhân công...
Tuy nhiên, cùng với tình hình sụt giảm nguồn cung cấp thủy sản khai thác và nuôi trồng ở một số nước, các chuyên gia ngành thủy sản lại dự báo xu hướng nhu cầu thủy sản thế giới vẫn tiếp tục tăng. Do vậy, năm 2013 xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vẫn có cơ hội đạt kim ngạch 6,4 tỷ USD.
[Đề nghị đình chỉ điều tra trợ cấp với ngành tôm VN]
Để tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn yêu cầu ngành thủy sản tiếp tục đầu tư cho sản xuất nguyên liệu, ưu tiên các sản phẩm chủ lực như tôm, cá tra, cá ngừ, nhuyễn thể… đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, dự báo thị trường, tổ chức các hoạt động quảng bá sản phẩm thủy sản của Việt Nam tại nước ngoài và tăng cường hơn nữa mối liên kết trong nuôi trồng thủy sản…
Cùng với đó, ngành thủy sản tiếp tục tăng cường cải tiến kỹ thuật, tổ chức sản xuất và tín dụng, kiểm tra giám sát chất lượng và an toàn thực phẩm.
Đặc biệt đối với thị trường Mỹ, trong thời điểm hiện nay, vụ kiện tôm đang gây áp lực lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu.
Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết VASEP đang chuẩn bị bằng chứng để chứng minh thủy sản trong nước không nhận sự trợ cấp từ Chính phủ như cáo buộc của Liên minh khai thác tôm Mỹ.
Kinh nghiệm từ cách ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam trước đơn kiện của nước ngoài cho thấy mỗi đơn vị nên chuẩn bị đầy đủ chứng cứ để chứng minh không vi phạm như nội dung cáo buộc, nhất là không nhận trợ cấp từ Chính phủ.
Ông Hòe cũng kiến nghị với kinh nghiệm qua các vụ kiện trước đây, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) chủ trì chương trình chống kiện, chủ động trong việc chọn và thuê luật sư nước ngoài và phối hợp cùng các bộ ngành liên quan đối phó thành công trong vụ kiện này.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng cần tiếp tục hỗ trợ các hoạt động vận động hành lang cần thiết cho các đợt xem xét hành chính của vụ kiện chống trợ cấp giá tôm./.
Thúy Hiền (TTXVN)