Hội thảo khoa học thực tiễn “Phòng chống tội phạm bảo vệ an ninh trật tự trên biển ở Việt Nam - Những vấn đề đặt ra đối với công tác đào tạo cán bộ trong tình hình hiện nay" đã diễn ra sáng 22/6.
Việt Nam là một trong số 10 quốc gia có chiều dài bờ biển lớn nhất trên thế giới (3.200km từ Móng Cái, Quảng Ninh đến Hà Tiên, Kiên Giang), mở ra ba hướng Đông, Nam và Tây.
Cùng với những ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế, biển Việt Nam còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng về an ninh-quốc phòng. Trong nhiều năm qua, các nước có chung vùng biển với Việt Nam đã không ngừng nỗ lực hướng tới những mục đích phục vụ cho lợi ích quốc gia và khu vực, trong đó có việc phối hợp hành động chung nhằm ngăn chặn các hoạt động của tội phạm.
Tuy nhiên, do tác động của tình hình kinh tế, tài chính, chính trị trên thế giới và khu vực nên hoạt động của các loại tội phạm hình sự, buôn lậu, mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, vũ khí, cướp biển có yếu tố nước ngoài tại vùng biển Việt Nam vẫn diễn biến phức tạp.
Tội phạm tại khu vực này hoạt động với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, nhiều khi rất trắng trợn và có sự liên kết chặt chẽ giữa các băng nhóm cả trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Với mục tiêu đề xuất các phương thức đấu tranh ngăn chặn và đẩy lùi tội phạm tại các vùng biển Việt Nam, hội thảo đã thu hút trên 50 báo cáo khoa học của các nhà nghiên cứu, các cán bộ trực tiếp làm công tác bảo vệ an ninh trật tự trên biển công tác tại Bộ Công an, Bộ đội Hải quân, Cảnh sát biển, Bộ Ngoại giao.
Các tham luận đã tập trung làm rõ tình hình tội phạm hình sự, thực trạng công tác đấu tranh phòng chống cũng như tính chất đặc điểm, phương thức hoạt động của các loại tội phạm này trên các vùng biển ở Việt Nam. Từ đó, đề xuất các gải pháp giúp nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, ngăn chặn và điều tra khám phá những hành vi vi phạm pháp luật, đồng thời tăng cường công tác tuần tra kiểm soát các hoạt động trên biển.
Cũng thông qua những tham luận tại hội thảo, các cơ quan Công an, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quân tổ chức rút kinh nghiệm công tác phối hợp, trao đổi, thống nhất các biện pháp nghiệp vụ trong điều tra và phân định thẩm quyền điều tra, hoàn thiện cơ chế phối hợp trong tình hình mới.
Các báo cáo khoa học cũng đặt ra vấn đề đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng lực lượng cán bộ, chiến sỹ làm nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm trên biển.
Với những thông tin phong phú, đa dạng, hội thảo còn tạo ra những cơ sở thực tiễn, tổng quát để tham mưu cho các cơ quan xây dựng chính sách, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan, các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh đối với vi phạm pháp luật và tội phạm trên biển, đồng thời, có những điều chỉnh phù hợp trong việc đào tạo cán bộ chuyên trách.
Hội thảo do Học viện Cảnh sát nhân dân (Bộ Công an), Học viện Biên phòng, Học viện Hải quân (Bộ Quốc phòng) và Học viện Ngoại giao (Bộ Ngoại giao) tổ chức./.
Việt Nam là một trong số 10 quốc gia có chiều dài bờ biển lớn nhất trên thế giới (3.200km từ Móng Cái, Quảng Ninh đến Hà Tiên, Kiên Giang), mở ra ba hướng Đông, Nam và Tây.
Cùng với những ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế, biển Việt Nam còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng về an ninh-quốc phòng. Trong nhiều năm qua, các nước có chung vùng biển với Việt Nam đã không ngừng nỗ lực hướng tới những mục đích phục vụ cho lợi ích quốc gia và khu vực, trong đó có việc phối hợp hành động chung nhằm ngăn chặn các hoạt động của tội phạm.
Tuy nhiên, do tác động của tình hình kinh tế, tài chính, chính trị trên thế giới và khu vực nên hoạt động của các loại tội phạm hình sự, buôn lậu, mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, vũ khí, cướp biển có yếu tố nước ngoài tại vùng biển Việt Nam vẫn diễn biến phức tạp.
Tội phạm tại khu vực này hoạt động với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, nhiều khi rất trắng trợn và có sự liên kết chặt chẽ giữa các băng nhóm cả trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Với mục tiêu đề xuất các phương thức đấu tranh ngăn chặn và đẩy lùi tội phạm tại các vùng biển Việt Nam, hội thảo đã thu hút trên 50 báo cáo khoa học của các nhà nghiên cứu, các cán bộ trực tiếp làm công tác bảo vệ an ninh trật tự trên biển công tác tại Bộ Công an, Bộ đội Hải quân, Cảnh sát biển, Bộ Ngoại giao.
Các tham luận đã tập trung làm rõ tình hình tội phạm hình sự, thực trạng công tác đấu tranh phòng chống cũng như tính chất đặc điểm, phương thức hoạt động của các loại tội phạm này trên các vùng biển ở Việt Nam. Từ đó, đề xuất các gải pháp giúp nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, ngăn chặn và điều tra khám phá những hành vi vi phạm pháp luật, đồng thời tăng cường công tác tuần tra kiểm soát các hoạt động trên biển.
Cũng thông qua những tham luận tại hội thảo, các cơ quan Công an, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quân tổ chức rút kinh nghiệm công tác phối hợp, trao đổi, thống nhất các biện pháp nghiệp vụ trong điều tra và phân định thẩm quyền điều tra, hoàn thiện cơ chế phối hợp trong tình hình mới.
Các báo cáo khoa học cũng đặt ra vấn đề đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng lực lượng cán bộ, chiến sỹ làm nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm trên biển.
Với những thông tin phong phú, đa dạng, hội thảo còn tạo ra những cơ sở thực tiễn, tổng quát để tham mưu cho các cơ quan xây dựng chính sách, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan, các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh đối với vi phạm pháp luật và tội phạm trên biển, đồng thời, có những điều chỉnh phù hợp trong việc đào tạo cán bộ chuyên trách.
Hội thảo do Học viện Cảnh sát nhân dân (Bộ Công an), Học viện Biên phòng, Học viện Hải quân (Bộ Quốc phòng) và Học viện Ngoại giao (Bộ Ngoại giao) tổ chức./.
Quang Vũ (TTXVN/Vietnam+)