Theo hãng Verizon Wireless, người dùng muốn nâng cấp Motorola Xoom lên mạng 4G thì sẽ phải gửi chiếc máy tính bảng của mình trở về nhà sản xuất và chờ trong khoảng...1 tuần.
Thiết bị đầu tiên chạy hệ điều hành Android Honeycomb này hoạt động trong mạng 3G của Verizon và đã "lên kệ" từ hôm 24/2.
Khi Motorola thông báo về "ưu điểm" của Xoom hồi tháng trước, hãng này chỉ nói chiếc máy tính bảng của mình có thể nâng cấp lên để dùng mạng 4G LTE của Verizon.
Lúc đó, Motorola không hề nói cụ thể về cách thức và thời gian cần thiết để tiến hành nâng cấp.
Verizon từng khẳng định mọi thứ sẽ được thực hiện "nhanh thôi," trong khi hãng sản xuất thì cho biết khả năng nâng cấp sẽ bắt đầu từ quý II.
Người dùng có thể đăng ký để nhận email thông tin từ phía Verizon khi quá trình "tiến lên 4G" đã sẵn sàng.
Để chuyển lên 4G, thì đầu tiên, người dùng cần phải lưu trữ lại toàn bộ dữ liệu của mình trong Xoom, sau đó gửi máy tới Motorola.
Verizon khéo léo bày tỏ rằng quá trình nâng cấp sẽ khiến "người dùng rời xa thiết bị trong 6 ngày làm việc của tuần." Điều này có nghĩa là thời gian trên hoàn toàn có thể lên tới 7 ngày hoặc hơn nữa, bởi sau "6 ngày làm việc của tuần" thì sẽ tới kỳ nghỉ cuối tuần, và khi đó chắc chắn người dùng vẫn chưa thể nhận lại được chiếc máy tính bảng của mình.
Việc nâng cấp này là hoàn toàn miễn phí. Chiếc Xoom có giá 600 USD với hợp đồng sử dụng Verizon trong 2 năm, nếu không thì giá Xoom là 800 USD.
Từ khi ra mắt, Motorola Xoom đã tạo ra một sức hút rất lớn bởi nó là chiếc máy tính bảng đầu tiên dùng hệ điều hành Android Honeycomb, vốn được thiết kế dành riêng cho loại thiết bị đặc thù này.
Còn những chiếc máy tính bảng chạy Android trước đây đều dùng phiên bản được ứng dụng chủ yếu cho smartphone./.
Thiết bị đầu tiên chạy hệ điều hành Android Honeycomb này hoạt động trong mạng 3G của Verizon và đã "lên kệ" từ hôm 24/2.
Khi Motorola thông báo về "ưu điểm" của Xoom hồi tháng trước, hãng này chỉ nói chiếc máy tính bảng của mình có thể nâng cấp lên để dùng mạng 4G LTE của Verizon.
Lúc đó, Motorola không hề nói cụ thể về cách thức và thời gian cần thiết để tiến hành nâng cấp.
Verizon từng khẳng định mọi thứ sẽ được thực hiện "nhanh thôi," trong khi hãng sản xuất thì cho biết khả năng nâng cấp sẽ bắt đầu từ quý II.
Người dùng có thể đăng ký để nhận email thông tin từ phía Verizon khi quá trình "tiến lên 4G" đã sẵn sàng.
Để chuyển lên 4G, thì đầu tiên, người dùng cần phải lưu trữ lại toàn bộ dữ liệu của mình trong Xoom, sau đó gửi máy tới Motorola.
Verizon khéo léo bày tỏ rằng quá trình nâng cấp sẽ khiến "người dùng rời xa thiết bị trong 6 ngày làm việc của tuần." Điều này có nghĩa là thời gian trên hoàn toàn có thể lên tới 7 ngày hoặc hơn nữa, bởi sau "6 ngày làm việc của tuần" thì sẽ tới kỳ nghỉ cuối tuần, và khi đó chắc chắn người dùng vẫn chưa thể nhận lại được chiếc máy tính bảng của mình.
Việc nâng cấp này là hoàn toàn miễn phí. Chiếc Xoom có giá 600 USD với hợp đồng sử dụng Verizon trong 2 năm, nếu không thì giá Xoom là 800 USD.
Từ khi ra mắt, Motorola Xoom đã tạo ra một sức hút rất lớn bởi nó là chiếc máy tính bảng đầu tiên dùng hệ điều hành Android Honeycomb, vốn được thiết kế dành riêng cho loại thiết bị đặc thù này.
Còn những chiếc máy tính bảng chạy Android trước đây đều dùng phiên bản được ứng dụng chủ yếu cho smartphone./.
Văn Hưng (Vietnam+)