Bộ Quốc phòng Nga ngày 1/2 cho biết Cơ quan vũ trụ Nga đã mất liên lạc với vệ tinh quân sự Geo-IK-2 vừa được phóng lên quỹ đạo và hiện đang tìm kiếm dấu vết của vệ tinh này.
Theo ông Alexei Zolotukhin, người phát ngôn Cơ quan vũ trụ Nga, vệ tinh quân sự Geo-IK-2 đã không gửi tín hiệu liên lạc với trung tâm kiểm soát dưới mặt đất theo đúng thời gian quy định.
Giới chức quân sự và Cơ quan vũ trụ Nga cho rằng vệ tinh Geo-IK-2 dường như đã không đi vào quỹ đạo như dự kiến sau khi được phóng đi từ trung tâm vũ trụ Plesetsk ở khu vực Arkhangelsk, Tây Bắc nước Nga.
Theo suy đoán, vệ tinh này đã đi vào quỹ đạo êlíp thay vì quỹ đạo tròn như kế hoạch ban đầu. Hiện Bộ Quốc phòng Nga đã thành lập lực lượng đặc biệt khẩn cấp phối hợp với Cơ quan vũ trụ Nga để tìm kiếm vệ tinh này.
Vụ việc trên xảy ra sau vụ phóng thất bại ba vệ tinh Glonass-M hồi tháng 12/2010, khiến hai quan chức ngành vũ trụ Nga bị sa thải.
Vệ tinh Geo-IK-2 được thiết kế tại Nga nhằm mục đích hỗ trợ quân đội khảo sát đất đai và lập bản đồ chi tiết bề mặt Trái Đất. Dự kiến, vệ tinh này quay quanh quỹ đạo tròn cách Trái Đất 1.000km./.
Theo ông Alexei Zolotukhin, người phát ngôn Cơ quan vũ trụ Nga, vệ tinh quân sự Geo-IK-2 đã không gửi tín hiệu liên lạc với trung tâm kiểm soát dưới mặt đất theo đúng thời gian quy định.
Giới chức quân sự và Cơ quan vũ trụ Nga cho rằng vệ tinh Geo-IK-2 dường như đã không đi vào quỹ đạo như dự kiến sau khi được phóng đi từ trung tâm vũ trụ Plesetsk ở khu vực Arkhangelsk, Tây Bắc nước Nga.
Theo suy đoán, vệ tinh này đã đi vào quỹ đạo êlíp thay vì quỹ đạo tròn như kế hoạch ban đầu. Hiện Bộ Quốc phòng Nga đã thành lập lực lượng đặc biệt khẩn cấp phối hợp với Cơ quan vũ trụ Nga để tìm kiếm vệ tinh này.
Vụ việc trên xảy ra sau vụ phóng thất bại ba vệ tinh Glonass-M hồi tháng 12/2010, khiến hai quan chức ngành vũ trụ Nga bị sa thải.
Vệ tinh Geo-IK-2 được thiết kế tại Nga nhằm mục đích hỗ trợ quân đội khảo sát đất đai và lập bản đồ chi tiết bề mặt Trái Đất. Dự kiến, vệ tinh này quay quanh quỹ đạo tròn cách Trái Đất 1.000km./.
(TTXVN/Vietnam+)