Ngày 22/3, Nga và Mỹ đã tiến hành cuộc trao đổi thông tin đầu tiên về tình trạng kho dự trữ vũ khí chiến lược của mỗi bên theo tinh thần Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (START-3).
Theo đó các bên cung cấp cho nhau bằng văn bản thông tin về vị trí của căn cứ tên lửa chiến lược, sân bay có máy bay ném bom hạng nặng và không quân chiến lược, các căn cứ tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo tầm xa.
Ngoài ra, hai bên còn trao đổi thông tin về thành phần các tổ hợp tên lửa, số lượng tên lửa và số lượng đầu đạn hạt nhân tại mỗi tổ hợp, địa điểm bố trí các bệ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa và tên lửa trên tàu ngầm chưa được triển khai.
Sau khi trao đổi thông tin, hai nước sẽ tiến hành kiểm tra lẫn nhau với tần suất 10 lần/năm. Đối tượng kiểm tra do mỗi nước tự quyết định.
Để thực hiện START-3, Nga và Mỹ đã thành lập Ủy ban hỗn hợp trực thuộc tổng thống hai nước, chuyên trách theo dõi việc thực hiện nghĩa vụ của các bên và giải quyết các vấn đề nảy sinh.
Cơ quan chuyên trách của phía Nga là Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang và phía Mỹ là Bộ Ngoại giao.
START-3 chính thức có hiệu lực từ ngày 5/2/2011 và có hiệu lực trong 10 năm.
Hiệp ước này quy định cắt giảm số lượng đầu đạn hạt nhân của mỗi bên xuống còn 1.550 đơn vị, số lượng tên lửa đạn đạo liên lục địa, tên lửa đạn đạo trên tàu ngầm và máy bay ném bom hạng nặng xuống còn 700 đơn vị./.
Theo đó các bên cung cấp cho nhau bằng văn bản thông tin về vị trí của căn cứ tên lửa chiến lược, sân bay có máy bay ném bom hạng nặng và không quân chiến lược, các căn cứ tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo tầm xa.
Ngoài ra, hai bên còn trao đổi thông tin về thành phần các tổ hợp tên lửa, số lượng tên lửa và số lượng đầu đạn hạt nhân tại mỗi tổ hợp, địa điểm bố trí các bệ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa và tên lửa trên tàu ngầm chưa được triển khai.
Sau khi trao đổi thông tin, hai nước sẽ tiến hành kiểm tra lẫn nhau với tần suất 10 lần/năm. Đối tượng kiểm tra do mỗi nước tự quyết định.
Để thực hiện START-3, Nga và Mỹ đã thành lập Ủy ban hỗn hợp trực thuộc tổng thống hai nước, chuyên trách theo dõi việc thực hiện nghĩa vụ của các bên và giải quyết các vấn đề nảy sinh.
Cơ quan chuyên trách của phía Nga là Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang và phía Mỹ là Bộ Ngoại giao.
START-3 chính thức có hiệu lực từ ngày 5/2/2011 và có hiệu lực trong 10 năm.
Hiệp ước này quy định cắt giảm số lượng đầu đạn hạt nhân của mỗi bên xuống còn 1.550 đơn vị, số lượng tên lửa đạn đạo liên lục địa, tên lửa đạn đạo trên tàu ngầm và máy bay ném bom hạng nặng xuống còn 700 đơn vị./.
(TTXVN/Vietnam+)