Sau thành công đầu tiên vào năm 2010, triển lãm Điêu khắc Sài Gòn-Hà Nội lần thứ hai tiếp tục trở lại với thủ đô Hà Nội từ ngày 15-25/11 tại Nhà triển lãm Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, 418 La Thành.
Thông tin từ ban tổ chức cho biết năm nay 16 tác giả (chín tác giả ở Hà Nội, 7 tác giả đến từ Thành phố Hồ Chí Minh), trong đó tác giả nhiều tuổi nhất sinh năm 1955 và trẻ nhất sinh năm 1984 sẽ giới thiệu đến công chúng 30 tác phẩm tâm đắc nhất của mình.
Sự phong phú về lứa tuổi sẽ cho thấy nhiều cách nhìn cá tính và “phản ứng nghệ thuật” trước đời sống xã hội hiện đại, trải dài từ những vùng quê khác nhau của phương Bắc và phương Nam, hội tụ nhiều văn hóa vùng với những đặc sắc riêng trong các tác phẩm.
“Điêu khắc đang có cơ hội mà hội họa tự làm mất đi, trước tiên vì nó không có một cơ hội thương mại, sau vì sự kiên trì theo đuổi của các nhà điêu khắc từ trẻ đến trung niên... Đôi khi họ phải đi bằng hai chân, vừa làm thuê cho những tượng đài nhăng nhít, vừa làm và nuôi nghệ thuật cho chính mình, cốt yếu làm sao khỏi lạc hậu và thoát ra những ràng buộc truyền thống về ngôn ngữ và chất liệu,” nhà nghiên cứu mỹ thuật Phan Cẩm Thượng nhận định.
Vì thế nhà nghiên cứu này đánh giá, những gì các nhà điêu khắc Hà Nội và Sài Gòn làm được thật đáng quý. Họ là những người tiên phong trong nền nghệ thuật điêu khắc hiện nay, gần gũi với những trăn trở về nhân tình thế thái, gần gũi với thế giới đồ vật đang lan tràn bởi sự dư thừa của xã hội công nghiệp và sự biến mất hàng ngày của tự nhiên cây cỏ…/.
Thông tin từ ban tổ chức cho biết năm nay 16 tác giả (chín tác giả ở Hà Nội, 7 tác giả đến từ Thành phố Hồ Chí Minh), trong đó tác giả nhiều tuổi nhất sinh năm 1955 và trẻ nhất sinh năm 1984 sẽ giới thiệu đến công chúng 30 tác phẩm tâm đắc nhất của mình.
Sự phong phú về lứa tuổi sẽ cho thấy nhiều cách nhìn cá tính và “phản ứng nghệ thuật” trước đời sống xã hội hiện đại, trải dài từ những vùng quê khác nhau của phương Bắc và phương Nam, hội tụ nhiều văn hóa vùng với những đặc sắc riêng trong các tác phẩm.
“Điêu khắc đang có cơ hội mà hội họa tự làm mất đi, trước tiên vì nó không có một cơ hội thương mại, sau vì sự kiên trì theo đuổi của các nhà điêu khắc từ trẻ đến trung niên... Đôi khi họ phải đi bằng hai chân, vừa làm thuê cho những tượng đài nhăng nhít, vừa làm và nuôi nghệ thuật cho chính mình, cốt yếu làm sao khỏi lạc hậu và thoát ra những ràng buộc truyền thống về ngôn ngữ và chất liệu,” nhà nghiên cứu mỹ thuật Phan Cẩm Thượng nhận định.
Vì thế nhà nghiên cứu này đánh giá, những gì các nhà điêu khắc Hà Nội và Sài Gòn làm được thật đáng quý. Họ là những người tiên phong trong nền nghệ thuật điêu khắc hiện nay, gần gũi với những trăn trở về nhân tình thế thái, gần gũi với thế giới đồ vật đang lan tràn bởi sự dư thừa của xã hội công nghiệp và sự biến mất hàng ngày của tự nhiên cây cỏ…/.
Xuân Mai (Vietnam+)