Chiều 2/10, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ công bố kết quả chương trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước “Nghiên cứu phát huy điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và giá trị lịch sử-văn hóa 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội phục vụ phát triển toàn diện Thủ đô” (mã số KX.09).
Với mục tiêu tổng kết toàn bộ lịch sử nghìn năm Thăng Long-Hà Nội, định hướng phát triển Thủ đô trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Chương trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước KX.09 do Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội là cơ quan chủ trì, giáo sư-tiến sỹ Phùng Hữu Phú làm chủ nhiệm, đã được triển khai từ đầu năm 2005.
Chương trình gồm 11 đề tài nghiên cứu từng lĩnh vực cụ thể của đời sống Thăng Long-Hà Nội và một đề tài có tính tổng kết.
Đó là các đề tài như phân tích đánh giá điều kiện tự nhiên, địa lý, địa chất, môi trường góp phần định hướng phát triển không gian của Thủ đô Hà Nội trong nửa đầu thế kỷ XX; Quá trình đô thị hóa ở Thăng Long-Hà Nội; Kinh nghiệm lịch sử và định hướng quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Phát triển khoa học và trọng dụng nhân tài của Thăng Long-Hà Nội; Bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa phi vật thể của Thăng Long-Hà Nội....
Thứ trưởng thường trực Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân cho biết, báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu của đề tài tập trung làm rõ tiềm năng và thực trạng sử dụng các nguồn lực (tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội) của Thủ đô; những bài học lịch sử trong xác định đúng vị trí, vai trò của Thăng Long-Hà Nội, trong khai thác gắn với bồi đắp các nguồn lực, trong xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý; những thời cơ, thách thức và tầm nhìn đến năm 2015; định hướng phát triển Thủ đô bền vững với 5 quan điểm, 8 định hướng và 9 giải pháp lớn.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo khẳng định, đây là chương trình nghiên cứu khoa học lớn nhất về Thăng Long-Hà Nội từ trước đến nay, giải quyết một cách toàn diện những vấn đề cơ bản liên quan đến đời sống đô thị này qua mười thế kỷ, xác định những tiềm lực tích hợp từ truyền thống, ngưng đọng trong hiện tại, đề xuất quan điểm, định hướng và giải pháp nhằm phát huy hiệu quả tiềm lực đó phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững Thủ đô.
Kết quả cuối cùng của các đề tài đều là các công trình nghiên cứu khoa học có giá trị và được xuất bản trong “Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến”./.
Với mục tiêu tổng kết toàn bộ lịch sử nghìn năm Thăng Long-Hà Nội, định hướng phát triển Thủ đô trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Chương trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước KX.09 do Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội là cơ quan chủ trì, giáo sư-tiến sỹ Phùng Hữu Phú làm chủ nhiệm, đã được triển khai từ đầu năm 2005.
Chương trình gồm 11 đề tài nghiên cứu từng lĩnh vực cụ thể của đời sống Thăng Long-Hà Nội và một đề tài có tính tổng kết.
Đó là các đề tài như phân tích đánh giá điều kiện tự nhiên, địa lý, địa chất, môi trường góp phần định hướng phát triển không gian của Thủ đô Hà Nội trong nửa đầu thế kỷ XX; Quá trình đô thị hóa ở Thăng Long-Hà Nội; Kinh nghiệm lịch sử và định hướng quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Phát triển khoa học và trọng dụng nhân tài của Thăng Long-Hà Nội; Bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa phi vật thể của Thăng Long-Hà Nội....
Thứ trưởng thường trực Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân cho biết, báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu của đề tài tập trung làm rõ tiềm năng và thực trạng sử dụng các nguồn lực (tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội) của Thủ đô; những bài học lịch sử trong xác định đúng vị trí, vai trò của Thăng Long-Hà Nội, trong khai thác gắn với bồi đắp các nguồn lực, trong xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý; những thời cơ, thách thức và tầm nhìn đến năm 2015; định hướng phát triển Thủ đô bền vững với 5 quan điểm, 8 định hướng và 9 giải pháp lớn.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo khẳng định, đây là chương trình nghiên cứu khoa học lớn nhất về Thăng Long-Hà Nội từ trước đến nay, giải quyết một cách toàn diện những vấn đề cơ bản liên quan đến đời sống đô thị này qua mười thế kỷ, xác định những tiềm lực tích hợp từ truyền thống, ngưng đọng trong hiện tại, đề xuất quan điểm, định hướng và giải pháp nhằm phát huy hiệu quả tiềm lực đó phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững Thủ đô.
Kết quả cuối cùng của các đề tài đều là các công trình nghiên cứu khoa học có giá trị và được xuất bản trong “Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến”./.
Thanh Bình (TTXVN/Vietnam+)