Ngày 16/7, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Trưởng Ban Chỉ đạo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã thăm và làm việc tại tỉnh Nam Định về công tác xây dựng nông thôn mới.
Cùng tham gia đoàn công tác có Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát; Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng; Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Quốc Cường; lãnh đạo một số bộ, ngành liên quan là thành viên Ban Chỉ đạo
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Đoàn công tác đã trực tiếp đi thăm dọc 30km đường giao thông liên xã, qua 9 xã của huyện Hải Hậu - địa phương được Trung ương chọn là 1 trong 5 điểm xây dựng nông thôn mới của cả nước với nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp thành công.
Đoàn đã đi thăm đường nội đồng, một số công trình được xây dựng từ nguồn vốn từ Chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện, xã; thăm quan Phân xưởng sản xuất của Công ty may Sông Hồng, thuộc Khu Công nghiệp Hải Phương, xã Hải Phương; thăm trại sinh cảnh của hộ gia đình Nghệ nhân Vũ Văn Tuynh tại xóm 5, xã Hải Sơn, huyện Hải Hậu - một điển hình về làm kinh tế giỏi của huyện. Cũng tại xã Hải Sơn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã tới thăm hỏi, trò chuyện với người dân tại Nhà văn hóa xóm 5.
Với phương châm “Làm từ đồng vào nhà, từ xóm lên xã,” thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Hải Hậu đã chọn khâu đột phá; ban hành 12 tiêu chí xóm nông thôn mới, 8 tiêu chí gia đình nông thôn mới nhằm phát huy nội lực của mảnh đất, con người địa phương. Đặc biệt, hưởng ứng phong trào của địa phương, người dân trong huyện đã hiến hàng triệu ngày công, gần 400ha đất làm đường giao thông nội đồng, giao thông xóm.
Đời sống của người dân từng bước được nâng lên, thu nhập bình quân đầu người năm 2012 đạt 17,58 triệu đồng/người, tăng 8,38 triệu so với năm 2008 - thời điểm trước khi triển khai xây dựng nông thôn mới. Huyện đang từng bước chuyển dịch từ sản xuất nông nghiệp sản lượng sang sản xuất nông nghiệp có giá trị kinh tế cao.
Kinh nghiệm và bài học từ kết quả bước đầu trong xây dựng nông thôn mới ở Hải Hậu trong thời gian qua là địa phương đã phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị; xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của Đảng bộ và các tầng lớp nhân dân. Huyện cũng đã xây dựng đề án nông thôn mới sát với tình hình thực tế của địa phương, đảm bảo tính khả thi và khả năng huy động nguồn lực của địa phương; triển khai thực hiện đề án đảm bảo công khai, dân chủ, minh bạch.
Vui mừng về thăm và làm việc tại huyện Hải Hậu - địa phương hai lần được phong tặng Danh hiệu Anh hùng trong kháng chiến và trong lao động, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Đoàn công tác đã lắng nghe và đối thoại cởi mở với đội ngũ lãnh đạo các địa phương của huyện; trao đổi về các tiêu chí, chính sách của Trung ương trong xây dựng nông thôn mới cũng như thuận lợi và khó khăn của chính quyền cấp cơ sở khi triển khai Nghị quyết; từ đó, đánh giá hiệu quả thực tế cũng như mức độ thích hợp của từng tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của người nông dân trong thực hiện phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, là lực lượng chủ chốt trong xây dựng kinh tế tại địa phương, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị các cấp chính quyền Nam Định, huyện Hải Hậu cần phát huy vai trò chủ thể của người nông dân và cộng đồng thôn xóm trong xây dựng nông thôn mới. Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ mục tiêu xây dựng nông thôn mới phải vì mục đích cao nhất là đem lại lợi ích vật chất và tinh thần của người dân.
“Phải không ngừng phấn đấu nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất nông nghiệp; chú trọng đào tạo cho người nông dân từ sản xuất đến tiêu thụ hàng hóa, tiếp thu khoa học kỹ thuật. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là vấn đề hàng đầu trong tiến trình hiện đại hóa đất nước,” Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh.
Chiều cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã làm việc với Lãnh đạo chủ chốt của tỉnh Nam Định, đánh giá tổng thể kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 trên địa bàn tỉnh.
Với 150 cánh đồng mẫu lớn (8.725ha); giá trị sản phẩm trên 1ha đất canh tác năm 2012 đạt 95 triệu đồng (gấp 1,5 lần năm 2008), sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 và 3 năm triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, Nam Định luôn là tỉnh đứng đầu về sản xuất lúa ở đồng bằng sông Hồng.
Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh đã quyết định chọn 96 xã, thị trấn tham gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2015. Đến tháng 6/2013, đã có 3 xã đạt 18 tiêu chí, 9 xã đạt đạt 17 tiêu chí; không còn xã dưới 8 tiêu chí. Sản xuất nông nghiệp và bộ mặt nông thôn có bước chuyển biến tích cực. Đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn được cải thiện rõ rệt. Thu nhập bình quân khu vực nông thôn tăng từ 10,6 triệu người năm 2008 lên 20,7 triệu/người năm 2012; ước năm 2013 đạt 24 triệu/người. Tỷ lệ hộ nghèo đến 2012 chỉ còn 6,72%.
Toàn tỉnh đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo. Tiêu biểu như các huyện Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Giao Thủy, Trực Ninh... Triển khai công tác dồn điền, đổi thửa, các hộ nông dân trong tỉnh đã góp 2.361,3ha đất (tương đương 4.723 tỷ đồng) để xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn.
Năm 2012, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt gần 147 ngàn tấn, tăng 30,68% so với năm 2008. Kinh tế thủy sản đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 15%/năm. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, thực hiện các chính sách an sinh xã hội được đảm bảo; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Ngoài khó khăn chung về vốn đầu tư, tồn tại dễ nhận thấy của Nam Định trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 và Chương trình xây dựng nông thôn mới là hiệu quả chưa đồng đều, do một bộ phận cán bộ và người dân còn chưa nắm vững và coi trọng ý nghĩa, mục đích của Nghị quyết.
Bên cạnh đó, việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động còn chậm; chất lượng, sức cạnh tranh của các sản phẩm nông sản chưa cao; dồn điền đổi thửa ở một số xã chưa gắn với chỉnh trang đồng ruộng và phát triển sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch.
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp còn khó khăn, chưa thu hút được nhiều đầu tư của doanh nghiệp. Công tác tổ chức thu mua, chế biến sản phẩm sau thu hoạch chưa được chú trọng đúng mức, sản phẩm chủ yếu ở dạng thô, thị trường nhỏ lẻ, ở dạng thấp. Hạ tầng phục vụ sản xuất, công trình thủy lợi còn bất cập.
Đóng góp nhiều ý kiến với tỉnh về kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, các thành viên trong Đoàn công tác cho rằng cần tập trung tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết từ cơ sở trở lên; thậm chí là tham khảo ý kiến từ mỗi người dân để có được những thông tin chính xác, cụ thể nhất.
Đánh giá cao thành tích nổi bật của Nam Định so với các địa phương trên toàn quốc, các thành viên trong Đoàn cũng đề nghị tỉnh chú trọng những nội dung quan trọng của việc sơ kết Nghị quyết; đánh giá kỹ hiệu quả của các mô hình sản xuất mới, nhất là cánh đồng mẫu lớn; công tác dồn điền đổi thửa; phân tích, dự báo xu thế tăng sản cây trồng, vật nuôi; cơ cấu thu nhập của người dân cả nông nghiệp và phi nông nghiệp.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát cho biết Nam Định nằm trong top 10 tỉnh dẫn đầu cả nước về xây dựng nông thôn mới, đồng thời đề nghị lãnh đạo tỉnh căn cứ nội dung Nghị quyết Trung ương 7 để rà soát, đánh giá kết quả thực hiện; nhất là kết quả nhóm các giải pháp về tam nông; việc đổi mới quan hệ sản xuất.
Chủ tịch Hội Nông dân Nguyễn Quốc Cường đề nghị trong các tiêu chí, Nam Định cần hết sức chú ý tiêu chí nâng cao mức thu nhập của người nông dân, đây là mục tiêu hàng đầu của Nghị quyết Trung ương 7. Xây dựng nông thôn mới phải phụ thuộc đặc thù từng địa phương, vì vậy không nên dàn trải, mà phải tùy điều kiện cụ thể. Việc thực hiện các tiêu chí phải mang tính vững chắc, tránh tình trạng đạt tiêu chí rồi lại bị tụt hậu trở lại, duy trì kết quả xây dựng nông thôn mới bền vững.
Chủ tịch Hội Nông dân cũng đề nghị các bộ, ngành liên quan khẩn trương sửa đổi, bổ sung những chính sách còn bất cập, tác động tới sự phát triển kinh tế của người nông dân; ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu của Chương trình xây dựng nông thôn mới.
Tán thành và tiếp thu các góp ý của Đoàn công tác, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Phạm Hồng Hà thẳng thắn cho rằng, tỉnh cũng có trách nhiệm trong việc chưa thực sự làm tốt vấn đề nông dân trong tổng thể chương trình nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
Nhưng theo Bí thư Tỉnh ủy, cũng do việc thiếu hướng dẫn từ các cơ quan trung ương trong việc xây dựng người nông dân với vai trò là trung tâm, dẫn đến những lúng túng của địa phương khi triển khai thực hiện.
Phát biểu với Lãnh đạo chủ chốt của Nam Định, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đánh giá tỉnh đã quán triệt rất tốt tinh thần và ý nghĩa của Nghị quyết Trung ương 7; tạo được sự đồng thuận cao, sự hưởng ứng và tham gia tích cực của nhân dân. Tỉnh cũng có cách làm bài bản, có trọng tâm, phương châm cụ thể, hiệu quả. Nhờ đó, kết quả thực hiện Nghị quyết đã tác động rõ rệt đến đời sống nhân dân trên địa bàn.
Nhấn mạnh, việc tổng kết Nghị quyết Trung ương 7 có ý nghĩa hết sức quan trọng, là dịp kiểm điểm lại quá trình triển khai trên phạm vi toàn quốc công tác xây dựng nông thôn mới, Chủ tịch Quốc hội cũng cho rằng, đây là dịp để tổng kết, bổ sung hoàn chỉnh chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, phát huy thành tích, khắc phục tồn tại để nâng cao hiệu quả thực hiện Nghị quyết trong thực tế.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị Nam Định kiên định mục tiêu hoàn thành xây dựng quy hoạch ngành nông nghiệp gắn với quy hoạch các địa phương: xã, huyện, tỉnh, vùng; gắn với quy hoạch các ngành nghề khác. Từ đó, xây dựng lộ trình thích hợp để triển khai thực hiện. Song song với đó, tiến hành mạnh mẽ tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, lựa chọn kỹ sản phẩm nông nghiệp, mở rộng thị trường tiêu thụ trên cơ sở thế mạnh của địa phương. Không ngừng hoàn thiện mô hình sản xuất; tích cực hơn nữa trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào các khâu của quy trình sản xuất nông nghiệp cả trồng trọt, chăn nuôi, cây cảnh, thủy hải sản…
Tỉnh cũng cần tiếp tục chú trọng công tác đào tạo, dạy nghề cho người nông dân địa phương để hình thành nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu tại chỗ; tiếp tục đẩy mạnh phong trào xây dựng nông thôn mới; chủ động liên kết với các địa phương lân cận để có chiến lược phát triển nông thôn mới lâu dài, bền vững.
Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý Nam Định tập trung huy động mọi nguồn lực trong quá trình thực hiện để không ngừng nâng cao hiệu quả của Nghị quyết. Làm tốt công tác tuyên truyền, quán triệt trong toàn đảng bộ, chính quyền, cán bộ và nhân dân để thống nhất về nhận thức; tạo được sự đồng thuận, sự chung sức đồng lòng của mọi người dân để xây dựng nông thôn mới./.
Cùng tham gia đoàn công tác có Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát; Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng; Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Quốc Cường; lãnh đạo một số bộ, ngành liên quan là thành viên Ban Chỉ đạo
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Đoàn công tác đã trực tiếp đi thăm dọc 30km đường giao thông liên xã, qua 9 xã của huyện Hải Hậu - địa phương được Trung ương chọn là 1 trong 5 điểm xây dựng nông thôn mới của cả nước với nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp thành công.
Đoàn đã đi thăm đường nội đồng, một số công trình được xây dựng từ nguồn vốn từ Chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện, xã; thăm quan Phân xưởng sản xuất của Công ty may Sông Hồng, thuộc Khu Công nghiệp Hải Phương, xã Hải Phương; thăm trại sinh cảnh của hộ gia đình Nghệ nhân Vũ Văn Tuynh tại xóm 5, xã Hải Sơn, huyện Hải Hậu - một điển hình về làm kinh tế giỏi của huyện. Cũng tại xã Hải Sơn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã tới thăm hỏi, trò chuyện với người dân tại Nhà văn hóa xóm 5.
Với phương châm “Làm từ đồng vào nhà, từ xóm lên xã,” thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Hải Hậu đã chọn khâu đột phá; ban hành 12 tiêu chí xóm nông thôn mới, 8 tiêu chí gia đình nông thôn mới nhằm phát huy nội lực của mảnh đất, con người địa phương. Đặc biệt, hưởng ứng phong trào của địa phương, người dân trong huyện đã hiến hàng triệu ngày công, gần 400ha đất làm đường giao thông nội đồng, giao thông xóm.
Đời sống của người dân từng bước được nâng lên, thu nhập bình quân đầu người năm 2012 đạt 17,58 triệu đồng/người, tăng 8,38 triệu so với năm 2008 - thời điểm trước khi triển khai xây dựng nông thôn mới. Huyện đang từng bước chuyển dịch từ sản xuất nông nghiệp sản lượng sang sản xuất nông nghiệp có giá trị kinh tế cao.
Kinh nghiệm và bài học từ kết quả bước đầu trong xây dựng nông thôn mới ở Hải Hậu trong thời gian qua là địa phương đã phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị; xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của Đảng bộ và các tầng lớp nhân dân. Huyện cũng đã xây dựng đề án nông thôn mới sát với tình hình thực tế của địa phương, đảm bảo tính khả thi và khả năng huy động nguồn lực của địa phương; triển khai thực hiện đề án đảm bảo công khai, dân chủ, minh bạch.
Vui mừng về thăm và làm việc tại huyện Hải Hậu - địa phương hai lần được phong tặng Danh hiệu Anh hùng trong kháng chiến và trong lao động, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Đoàn công tác đã lắng nghe và đối thoại cởi mở với đội ngũ lãnh đạo các địa phương của huyện; trao đổi về các tiêu chí, chính sách của Trung ương trong xây dựng nông thôn mới cũng như thuận lợi và khó khăn của chính quyền cấp cơ sở khi triển khai Nghị quyết; từ đó, đánh giá hiệu quả thực tế cũng như mức độ thích hợp của từng tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của người nông dân trong thực hiện phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, là lực lượng chủ chốt trong xây dựng kinh tế tại địa phương, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị các cấp chính quyền Nam Định, huyện Hải Hậu cần phát huy vai trò chủ thể của người nông dân và cộng đồng thôn xóm trong xây dựng nông thôn mới. Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ mục tiêu xây dựng nông thôn mới phải vì mục đích cao nhất là đem lại lợi ích vật chất và tinh thần của người dân.
“Phải không ngừng phấn đấu nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất nông nghiệp; chú trọng đào tạo cho người nông dân từ sản xuất đến tiêu thụ hàng hóa, tiếp thu khoa học kỹ thuật. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là vấn đề hàng đầu trong tiến trình hiện đại hóa đất nước,” Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh.
Chiều cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã làm việc với Lãnh đạo chủ chốt của tỉnh Nam Định, đánh giá tổng thể kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 trên địa bàn tỉnh.
Với 150 cánh đồng mẫu lớn (8.725ha); giá trị sản phẩm trên 1ha đất canh tác năm 2012 đạt 95 triệu đồng (gấp 1,5 lần năm 2008), sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 và 3 năm triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, Nam Định luôn là tỉnh đứng đầu về sản xuất lúa ở đồng bằng sông Hồng.
Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh đã quyết định chọn 96 xã, thị trấn tham gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2015. Đến tháng 6/2013, đã có 3 xã đạt 18 tiêu chí, 9 xã đạt đạt 17 tiêu chí; không còn xã dưới 8 tiêu chí. Sản xuất nông nghiệp và bộ mặt nông thôn có bước chuyển biến tích cực. Đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn được cải thiện rõ rệt. Thu nhập bình quân khu vực nông thôn tăng từ 10,6 triệu người năm 2008 lên 20,7 triệu/người năm 2012; ước năm 2013 đạt 24 triệu/người. Tỷ lệ hộ nghèo đến 2012 chỉ còn 6,72%.
Toàn tỉnh đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo. Tiêu biểu như các huyện Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Giao Thủy, Trực Ninh... Triển khai công tác dồn điền, đổi thửa, các hộ nông dân trong tỉnh đã góp 2.361,3ha đất (tương đương 4.723 tỷ đồng) để xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn.
Năm 2012, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt gần 147 ngàn tấn, tăng 30,68% so với năm 2008. Kinh tế thủy sản đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 15%/năm. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, thực hiện các chính sách an sinh xã hội được đảm bảo; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Ngoài khó khăn chung về vốn đầu tư, tồn tại dễ nhận thấy của Nam Định trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 và Chương trình xây dựng nông thôn mới là hiệu quả chưa đồng đều, do một bộ phận cán bộ và người dân còn chưa nắm vững và coi trọng ý nghĩa, mục đích của Nghị quyết.
Bên cạnh đó, việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động còn chậm; chất lượng, sức cạnh tranh của các sản phẩm nông sản chưa cao; dồn điền đổi thửa ở một số xã chưa gắn với chỉnh trang đồng ruộng và phát triển sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch.
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp còn khó khăn, chưa thu hút được nhiều đầu tư của doanh nghiệp. Công tác tổ chức thu mua, chế biến sản phẩm sau thu hoạch chưa được chú trọng đúng mức, sản phẩm chủ yếu ở dạng thô, thị trường nhỏ lẻ, ở dạng thấp. Hạ tầng phục vụ sản xuất, công trình thủy lợi còn bất cập.
Đóng góp nhiều ý kiến với tỉnh về kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, các thành viên trong Đoàn công tác cho rằng cần tập trung tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết từ cơ sở trở lên; thậm chí là tham khảo ý kiến từ mỗi người dân để có được những thông tin chính xác, cụ thể nhất.
Đánh giá cao thành tích nổi bật của Nam Định so với các địa phương trên toàn quốc, các thành viên trong Đoàn cũng đề nghị tỉnh chú trọng những nội dung quan trọng của việc sơ kết Nghị quyết; đánh giá kỹ hiệu quả của các mô hình sản xuất mới, nhất là cánh đồng mẫu lớn; công tác dồn điền đổi thửa; phân tích, dự báo xu thế tăng sản cây trồng, vật nuôi; cơ cấu thu nhập của người dân cả nông nghiệp và phi nông nghiệp.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát cho biết Nam Định nằm trong top 10 tỉnh dẫn đầu cả nước về xây dựng nông thôn mới, đồng thời đề nghị lãnh đạo tỉnh căn cứ nội dung Nghị quyết Trung ương 7 để rà soát, đánh giá kết quả thực hiện; nhất là kết quả nhóm các giải pháp về tam nông; việc đổi mới quan hệ sản xuất.
Chủ tịch Hội Nông dân Nguyễn Quốc Cường đề nghị trong các tiêu chí, Nam Định cần hết sức chú ý tiêu chí nâng cao mức thu nhập của người nông dân, đây là mục tiêu hàng đầu của Nghị quyết Trung ương 7. Xây dựng nông thôn mới phải phụ thuộc đặc thù từng địa phương, vì vậy không nên dàn trải, mà phải tùy điều kiện cụ thể. Việc thực hiện các tiêu chí phải mang tính vững chắc, tránh tình trạng đạt tiêu chí rồi lại bị tụt hậu trở lại, duy trì kết quả xây dựng nông thôn mới bền vững.
Chủ tịch Hội Nông dân cũng đề nghị các bộ, ngành liên quan khẩn trương sửa đổi, bổ sung những chính sách còn bất cập, tác động tới sự phát triển kinh tế của người nông dân; ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu của Chương trình xây dựng nông thôn mới.
Tán thành và tiếp thu các góp ý của Đoàn công tác, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Phạm Hồng Hà thẳng thắn cho rằng, tỉnh cũng có trách nhiệm trong việc chưa thực sự làm tốt vấn đề nông dân trong tổng thể chương trình nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
Nhưng theo Bí thư Tỉnh ủy, cũng do việc thiếu hướng dẫn từ các cơ quan trung ương trong việc xây dựng người nông dân với vai trò là trung tâm, dẫn đến những lúng túng của địa phương khi triển khai thực hiện.
Phát biểu với Lãnh đạo chủ chốt của Nam Định, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đánh giá tỉnh đã quán triệt rất tốt tinh thần và ý nghĩa của Nghị quyết Trung ương 7; tạo được sự đồng thuận cao, sự hưởng ứng và tham gia tích cực của nhân dân. Tỉnh cũng có cách làm bài bản, có trọng tâm, phương châm cụ thể, hiệu quả. Nhờ đó, kết quả thực hiện Nghị quyết đã tác động rõ rệt đến đời sống nhân dân trên địa bàn.
Nhấn mạnh, việc tổng kết Nghị quyết Trung ương 7 có ý nghĩa hết sức quan trọng, là dịp kiểm điểm lại quá trình triển khai trên phạm vi toàn quốc công tác xây dựng nông thôn mới, Chủ tịch Quốc hội cũng cho rằng, đây là dịp để tổng kết, bổ sung hoàn chỉnh chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, phát huy thành tích, khắc phục tồn tại để nâng cao hiệu quả thực hiện Nghị quyết trong thực tế.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị Nam Định kiên định mục tiêu hoàn thành xây dựng quy hoạch ngành nông nghiệp gắn với quy hoạch các địa phương: xã, huyện, tỉnh, vùng; gắn với quy hoạch các ngành nghề khác. Từ đó, xây dựng lộ trình thích hợp để triển khai thực hiện. Song song với đó, tiến hành mạnh mẽ tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, lựa chọn kỹ sản phẩm nông nghiệp, mở rộng thị trường tiêu thụ trên cơ sở thế mạnh của địa phương. Không ngừng hoàn thiện mô hình sản xuất; tích cực hơn nữa trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào các khâu của quy trình sản xuất nông nghiệp cả trồng trọt, chăn nuôi, cây cảnh, thủy hải sản…
Tỉnh cũng cần tiếp tục chú trọng công tác đào tạo, dạy nghề cho người nông dân địa phương để hình thành nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu tại chỗ; tiếp tục đẩy mạnh phong trào xây dựng nông thôn mới; chủ động liên kết với các địa phương lân cận để có chiến lược phát triển nông thôn mới lâu dài, bền vững.
Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý Nam Định tập trung huy động mọi nguồn lực trong quá trình thực hiện để không ngừng nâng cao hiệu quả của Nghị quyết. Làm tốt công tác tuyên truyền, quán triệt trong toàn đảng bộ, chính quyền, cán bộ và nhân dân để thống nhất về nhận thức; tạo được sự đồng thuận, sự chung sức đồng lòng của mọi người dân để xây dựng nông thôn mới./.
Quang Vũ (TTXVN)