Sau 35 năm từ ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, chiều ngày 26/4, cuộc gặp mặt của thế hệ phóng viên chiến trường trứ danh của Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) như Đỗ Phượng, Trần Mai Hưởng, Dương Đức Quảng... đã diễn ra đầy xúc cảm.
Quân ta lại bắt phóng viên mình...
Ngày 27 tháng 5 năm 1965, một đại đội bộ đội địa phương Quân giải phóng miền Nam tấn công Đại đội 2, Sư đoàn 3, Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ tại địa bàn huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam.Trận đánh diễn ra gần 30 phút.
Trong buổi gặp mặt thân mật chiều ngày 26/4 có một người đàn ông biết rất rõ về trận đánh này. Chính ông là người tham gia cùng Quân Giải phóng loại khỏi vòng chiến đấu 180 lính Mỹ. Ông là Võ Thế Ái, cựu phóng viên chiến trường của TTXVN.
Bốn lăm năm sau ngày trận đánh lịch sử này, ông Ái nhớ lại: Ngày đó tin chiến thắng của TTXVN được Trung ương cục miền Nam biết tới đầu tiên, trước cả tin báo thắng của bộ đội giải phóng đánh trận Núi Thành.
Khi nghe xong câu chuyện, nhà báo Đỗ Phượng-nguyên Tổng giám đốc TTXVN đưa ra một kết luận rằng: Quyền lực đặc biệt của TTXVN là cứ có tin là báo cáo ngay lên Bộ Chính trị và Trung ương Cục. Đó là quyền lực và cũng là trách nhiệm lớn lao của những phóng viên chiến trường thuộc TTXVN.
Còn rất nhiều câu chuyện khác nữa đã được những cựu phóng viên chiến trường kể ra, có chuyện, dù đã qua trên dưới bốn thập kỷ, vẫn còn lôi cuốn đến kỳ lạ.
Thời chiến, mỗi phóng viên của TTXVN vào Nam đều được cấp một chiếc thẻ có ghi dòng chữ tiếng Anh xác nhận nghề nghiệp phóng viên để phòng trường hợp bị địch bắt thì theo thông lệ quốc tế có thể bảo toàn được tính mạng.
Nhưng sự cố nguy hiểm mà miền Bắc phòng xa đã không xảy ra. Trái lại, chính phóng viên chiến trường TTXVN lại bị quân ta bắt. Du kích Đông Hà, Quảng Trị cứ khăng khăng cho rằng phóng viên là nội gián của địch. Bằng chứng rõ ràng là trên chiếc thẻ có dòng chữ tiếng nước ngoài mà không ai hiểu nổi.
Người phóng viên đó bị giam ba ngày và chỉ được thả khi có một đồng nghiệp khác đứng ra bảo lãnh.
Ông Nguyễn Dĩnh, người phóng viên chiến trường năm xưa bị du kích địa phương bắt, sau này nhớ lại bảo rằng: “Khổ vì mấy dòng chữ tiếng Anh của bác Phượng." [Đỗ Phượng, người ký giấy quyết định đi Nam của ông Dĩnh-PV]
Và còn rất nhiều câu chuyện vui buồn nữa diễn ra trong những giây phút nín lặng hoặc râm ran trong tiếng vỗ tay của hội trường.
Nơi ý nghĩa nhất cuộc đời
Nổi bật với lối kể chuyện hào sảng đầy phấn kích là cựu phóng viên chiến trường Dương Đức Quảng. Ông Quảng kể về quãng thời gian cuối năm 60 của thế kỷ trước. Khi đó, chàng trai Dương Quảng đang học năm thứ 4 của Đại học Tổng hợp thì được chọn về TTXVN để làm phóng viên chiến trường.
Ông Quảng tâm sự: “TTXVN chính là nơi tôi về công tác đầu tiên, nơi tôi đã sống cuộc sống có ý nghĩa nhất trong cuộc đời của mình và cũng là nơi mang đến hạnh phúc cho tôi, kể cả hạnh phúc gia đình."
Kể về ngày lên đường đi chiến trường, ông Quảng nói: "Tôi còn nhớ như in tại sân ga Hàng Cỏ, anh Đỗ Phượng, chị Sáu tiễn chúng tôi đi. Tôi ôm anh Đỗ Phượng, tôi nghĩ có lẽ mình không quay về nữa. Một chiến trường vô cùng ác liệt với biết bao chiến sĩ đã hy sinh. Khi nhắc lại các anh các chị đã nằm xuống, không thể cầm được nước mắt."
Kỷ niệm tác nghiệp đáng nhớ nhất với ông là ngày Bác Hồ mất. Ông được lãnh đạo cấp trên điện vào bảo ngày mồng 2 đạp xe vào ngay Vĩnh Linh có việc rất quan trọng. Đến nơi, ông mới biết nhiệm vụ TTXVN giao là đưa tin Bác mất để quân và dân Vĩnh Linh cùng hướng về Hà Nội sẻ chia mất mát đau thương này.
Và ông đã viết: “Về Vĩnh Linh ngày Bác mất, đứng trên cầu Hiền Lương, tôi nhìn lá cờ rủ xuống.”
Chính những câu chữ đớn đau đó đã có sức lay động và lan tỏa ghê gớm, thể hiện nỗi đau khôn cùng của quân dân Quảng Trị khi hay tin Bác ra đi.
Sau này ông Quảng được cử lên làm công tác báo chí ở Văn phòng Chính phủ. Mười hai năm làm Vụ trưởng vụ Báo chí Văn phòng Chính phủ nhưng lúc nào ông cũng nghĩ mình là người của TTXVN, mọi công việc, kể cả tinh thần cũng cũng nghĩ đến TTXVN.
Điều lạ kỳ nhất mà nghiệp phóng viên chiến trường mang đến cho ông là một cuộc hôn nhân. Tại chiến trường, miền Nam, ông Quảng đã gặp và yêu thương một phóng viên TTXVN.
Sau giải phóng, cả hai về Đà Nẵng và tổ chức đám cưới. Hôn lễ của ông là đám cưới đầu tiên sau giải phóng của hai "chiến sỹ Việt Cộng" tại thành phố này.
Sau này, vào Nha Trang, ông bà có với nhau một con trai và lấy hai tên đầu của Đà Nẵng và Nha Trang để đặt tên con trai là Đà Trang.
Ông và vợ đã gửi gắm tất cả niềm tin và tình cảm gắn bó trong những năm chiến trường vào đứa con trai. Câu chuyện riêng tư của vị cựu phóng viên chiến trường trở nên lôi cuốn khi ông Quảng đọc bài thơ tặng con trai cũng như thay lời muốn nói của thế hệ đi trước trải lòng những năm kháng chiến với thế hệ sau.
Bài thơ có tên “Đôi điều với con”: Cha mẹ hẹn nhau sẽ đưa con về thăm lại Quảng Đà/ Nơi con sinh giữa ngày vui toàn thắng/ Cờ Tổ quốc bay rợp trời Đà Nẵng/ Tên đất này cha mẹ đặt tên con/ Gửi vào con tất cả vui buồn...
Vĩ thanh
Trong khuôn khổ một cuộc hội ngộ không thể đủ thời gian cho những câu chuyện về những ngày tháng làm báo hào hùng nhưng không kém phần khốc liệt của những phóng viên TTXVN đi chiến trường. Những ký ức của thời gian 35 năm về trước và đã ngấm sâu, trở thành máu thịt của chính họ từ bấy đến nay không bút nào, lời nào truyền tải cho đủ, cho đầy.
Như thống kê buồn được đưa ra bởi nhà báo Đỗ Phượng: “Sáng nay, khi xem trưng bày triển lãm ảnh về giải phóng miền Nam thì ½ tác giả ảnh trong số đó không còn nữa. Nhiều người ra đi không phải vì bom đạn mà vì tuổi cao sức yếu.”
Chỉ cách khán phòng số 11 Trần Hưng Đạo đang diễn ra cuộc hội ngộ lịch sử không xa là số 5 Lý Thường Kiệt, chính tại địa điểm này năm xưa, trong chiến tranh đã có gần 450 lượt cán bộ, phóng viên TTXVN chi viện liên tục cho chiến trường miền Nam.
Và trong số đó, đã có 260 người mãi mãi nằm lại chiến trường.
Những câu chuyện về họ, những tác phẩm mà họ đã đóng góp cho cuộc kháng chiến hùng vĩ của dân tộc, cho nền báo chí cách mạng Việt Nam, cho Thông tấn xã Việt Nam không bao giờ bị quên lãng, mãi mãi là tấm gương cho các thế hệ cầm bút sau.../.
Quân ta lại bắt phóng viên mình...
Ngày 27 tháng 5 năm 1965, một đại đội bộ đội địa phương Quân giải phóng miền Nam tấn công Đại đội 2, Sư đoàn 3, Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ tại địa bàn huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam.Trận đánh diễn ra gần 30 phút.
Trong buổi gặp mặt thân mật chiều ngày 26/4 có một người đàn ông biết rất rõ về trận đánh này. Chính ông là người tham gia cùng Quân Giải phóng loại khỏi vòng chiến đấu 180 lính Mỹ. Ông là Võ Thế Ái, cựu phóng viên chiến trường của TTXVN.
Bốn lăm năm sau ngày trận đánh lịch sử này, ông Ái nhớ lại: Ngày đó tin chiến thắng của TTXVN được Trung ương cục miền Nam biết tới đầu tiên, trước cả tin báo thắng của bộ đội giải phóng đánh trận Núi Thành.
Khi nghe xong câu chuyện, nhà báo Đỗ Phượng-nguyên Tổng giám đốc TTXVN đưa ra một kết luận rằng: Quyền lực đặc biệt của TTXVN là cứ có tin là báo cáo ngay lên Bộ Chính trị và Trung ương Cục. Đó là quyền lực và cũng là trách nhiệm lớn lao của những phóng viên chiến trường thuộc TTXVN.
Còn rất nhiều câu chuyện khác nữa đã được những cựu phóng viên chiến trường kể ra, có chuyện, dù đã qua trên dưới bốn thập kỷ, vẫn còn lôi cuốn đến kỳ lạ.
Thời chiến, mỗi phóng viên của TTXVN vào Nam đều được cấp một chiếc thẻ có ghi dòng chữ tiếng Anh xác nhận nghề nghiệp phóng viên để phòng trường hợp bị địch bắt thì theo thông lệ quốc tế có thể bảo toàn được tính mạng.
Nhưng sự cố nguy hiểm mà miền Bắc phòng xa đã không xảy ra. Trái lại, chính phóng viên chiến trường TTXVN lại bị quân ta bắt. Du kích Đông Hà, Quảng Trị cứ khăng khăng cho rằng phóng viên là nội gián của địch. Bằng chứng rõ ràng là trên chiếc thẻ có dòng chữ tiếng nước ngoài mà không ai hiểu nổi.
Người phóng viên đó bị giam ba ngày và chỉ được thả khi có một đồng nghiệp khác đứng ra bảo lãnh.
Ông Nguyễn Dĩnh, người phóng viên chiến trường năm xưa bị du kích địa phương bắt, sau này nhớ lại bảo rằng: “Khổ vì mấy dòng chữ tiếng Anh của bác Phượng." [Đỗ Phượng, người ký giấy quyết định đi Nam của ông Dĩnh-PV]
Và còn rất nhiều câu chuyện vui buồn nữa diễn ra trong những giây phút nín lặng hoặc râm ran trong tiếng vỗ tay của hội trường.
Nơi ý nghĩa nhất cuộc đời
Nổi bật với lối kể chuyện hào sảng đầy phấn kích là cựu phóng viên chiến trường Dương Đức Quảng. Ông Quảng kể về quãng thời gian cuối năm 60 của thế kỷ trước. Khi đó, chàng trai Dương Quảng đang học năm thứ 4 của Đại học Tổng hợp thì được chọn về TTXVN để làm phóng viên chiến trường.
Ông Quảng tâm sự: “TTXVN chính là nơi tôi về công tác đầu tiên, nơi tôi đã sống cuộc sống có ý nghĩa nhất trong cuộc đời của mình và cũng là nơi mang đến hạnh phúc cho tôi, kể cả hạnh phúc gia đình."
Kể về ngày lên đường đi chiến trường, ông Quảng nói: "Tôi còn nhớ như in tại sân ga Hàng Cỏ, anh Đỗ Phượng, chị Sáu tiễn chúng tôi đi. Tôi ôm anh Đỗ Phượng, tôi nghĩ có lẽ mình không quay về nữa. Một chiến trường vô cùng ác liệt với biết bao chiến sĩ đã hy sinh. Khi nhắc lại các anh các chị đã nằm xuống, không thể cầm được nước mắt."
Kỷ niệm tác nghiệp đáng nhớ nhất với ông là ngày Bác Hồ mất. Ông được lãnh đạo cấp trên điện vào bảo ngày mồng 2 đạp xe vào ngay Vĩnh Linh có việc rất quan trọng. Đến nơi, ông mới biết nhiệm vụ TTXVN giao là đưa tin Bác mất để quân và dân Vĩnh Linh cùng hướng về Hà Nội sẻ chia mất mát đau thương này.
Và ông đã viết: “Về Vĩnh Linh ngày Bác mất, đứng trên cầu Hiền Lương, tôi nhìn lá cờ rủ xuống.”
Chính những câu chữ đớn đau đó đã có sức lay động và lan tỏa ghê gớm, thể hiện nỗi đau khôn cùng của quân dân Quảng Trị khi hay tin Bác ra đi.
Sau này ông Quảng được cử lên làm công tác báo chí ở Văn phòng Chính phủ. Mười hai năm làm Vụ trưởng vụ Báo chí Văn phòng Chính phủ nhưng lúc nào ông cũng nghĩ mình là người của TTXVN, mọi công việc, kể cả tinh thần cũng cũng nghĩ đến TTXVN.
Điều lạ kỳ nhất mà nghiệp phóng viên chiến trường mang đến cho ông là một cuộc hôn nhân. Tại chiến trường, miền Nam, ông Quảng đã gặp và yêu thương một phóng viên TTXVN.
Sau giải phóng, cả hai về Đà Nẵng và tổ chức đám cưới. Hôn lễ của ông là đám cưới đầu tiên sau giải phóng của hai "chiến sỹ Việt Cộng" tại thành phố này.
Sau này, vào Nha Trang, ông bà có với nhau một con trai và lấy hai tên đầu của Đà Nẵng và Nha Trang để đặt tên con trai là Đà Trang.
Ông và vợ đã gửi gắm tất cả niềm tin và tình cảm gắn bó trong những năm chiến trường vào đứa con trai. Câu chuyện riêng tư của vị cựu phóng viên chiến trường trở nên lôi cuốn khi ông Quảng đọc bài thơ tặng con trai cũng như thay lời muốn nói của thế hệ đi trước trải lòng những năm kháng chiến với thế hệ sau.
Bài thơ có tên “Đôi điều với con”: Cha mẹ hẹn nhau sẽ đưa con về thăm lại Quảng Đà/ Nơi con sinh giữa ngày vui toàn thắng/ Cờ Tổ quốc bay rợp trời Đà Nẵng/ Tên đất này cha mẹ đặt tên con/ Gửi vào con tất cả vui buồn...
Vĩ thanh
Trong khuôn khổ một cuộc hội ngộ không thể đủ thời gian cho những câu chuyện về những ngày tháng làm báo hào hùng nhưng không kém phần khốc liệt của những phóng viên TTXVN đi chiến trường. Những ký ức của thời gian 35 năm về trước và đã ngấm sâu, trở thành máu thịt của chính họ từ bấy đến nay không bút nào, lời nào truyền tải cho đủ, cho đầy.
Như thống kê buồn được đưa ra bởi nhà báo Đỗ Phượng: “Sáng nay, khi xem trưng bày triển lãm ảnh về giải phóng miền Nam thì ½ tác giả ảnh trong số đó không còn nữa. Nhiều người ra đi không phải vì bom đạn mà vì tuổi cao sức yếu.”
Chỉ cách khán phòng số 11 Trần Hưng Đạo đang diễn ra cuộc hội ngộ lịch sử không xa là số 5 Lý Thường Kiệt, chính tại địa điểm này năm xưa, trong chiến tranh đã có gần 450 lượt cán bộ, phóng viên TTXVN chi viện liên tục cho chiến trường miền Nam.
Và trong số đó, đã có 260 người mãi mãi nằm lại chiến trường.
Những câu chuyện về họ, những tác phẩm mà họ đã đóng góp cho cuộc kháng chiến hùng vĩ của dân tộc, cho nền báo chí cách mạng Việt Nam, cho Thông tấn xã Việt Nam không bao giờ bị quên lãng, mãi mãi là tấm gương cho các thế hệ cầm bút sau.../.
Thông Chí (Vietnam+)