Theo dữ liệu của Chính phủ Nhật Bản ra ngày 21/11, Nhật Bản đánh dấu mức thâm hụt thương mại kỷ lục 549 tỷ yen trong tháng 10/2012, mức tồi tệ nhất đối với tháng này.
Trong bối cảnh xuất khẩu sang Trung Quốc và châu Âu vẫn còn yếu liên quan đến mối quan hệ lạnh nhạt với nước láng giềng châu Á này và cuộc khủng hoảng nợ công ở khu vực đồng tiền chung.
Báo cáo sơ bộ của Bộ Tài chính Nhật Bản có đoạn nêu, tổng kim ngạch xuất khẩu giảm 6,5% so với cùng kỳ năm trước, xuống mức 5.150 tỷ yen, lần giảm đầu tiên trong vòng hai tháng.
Thâm hụt thương mại, đánh dấu tháng thứ tư liên tiếp, ở mức lớn nhất đối với thống kê tháng 10 hàng năm kể từ khi Chính phủ thu thập dữ liệu so sánh lần đầu tiên hồi năm 1979.
Trung Quốc - bạn hàng thương mại lớn nhất của Nhật Bản - đang chứng kiến phong trào tẩy chay hàng hóa Nhật trên diện rộng nhằm phản đối việc Chính phủ Nhật Bản quốc hữu hoá quần đảo Senkaku mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư trên biển Hoa Đông từ một chủ sở hữu người Nhật.
Kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản sang nền kinh tế lớn nhất châu Á này giảm 11,6% xuống mức 947,8 tỷ yên trong tháng thứ 5 liên tiếp, đặc biệt là mặt hàng xe hơi giảm 82%, mức giảm mạnh nhất trong vòng 11 năm qua.
Suy thoái kinh tế toàn cầu sau các vấn đề tài chính và ngân hàng ở khu vực đồng euro cũng nối dài thêm chuỗi ngày ảm đạm của ngành sản xuất và xuất khẩu của Nhật Bản. Sức tiêu dùng và hoạt động kinh doanh suy giảm ở châu Âu khiến xuất khẩu của Nhật vào Liên minh châu Âu (EU) mất đi 20,1% còn 508,8 tỷ yen, mức giảm tháng thứ 14 liên tiếp./.
Trong bối cảnh xuất khẩu sang Trung Quốc và châu Âu vẫn còn yếu liên quan đến mối quan hệ lạnh nhạt với nước láng giềng châu Á này và cuộc khủng hoảng nợ công ở khu vực đồng tiền chung.
Báo cáo sơ bộ của Bộ Tài chính Nhật Bản có đoạn nêu, tổng kim ngạch xuất khẩu giảm 6,5% so với cùng kỳ năm trước, xuống mức 5.150 tỷ yen, lần giảm đầu tiên trong vòng hai tháng.
Thâm hụt thương mại, đánh dấu tháng thứ tư liên tiếp, ở mức lớn nhất đối với thống kê tháng 10 hàng năm kể từ khi Chính phủ thu thập dữ liệu so sánh lần đầu tiên hồi năm 1979.
Trung Quốc - bạn hàng thương mại lớn nhất của Nhật Bản - đang chứng kiến phong trào tẩy chay hàng hóa Nhật trên diện rộng nhằm phản đối việc Chính phủ Nhật Bản quốc hữu hoá quần đảo Senkaku mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư trên biển Hoa Đông từ một chủ sở hữu người Nhật.
Kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản sang nền kinh tế lớn nhất châu Á này giảm 11,6% xuống mức 947,8 tỷ yên trong tháng thứ 5 liên tiếp, đặc biệt là mặt hàng xe hơi giảm 82%, mức giảm mạnh nhất trong vòng 11 năm qua.
Suy thoái kinh tế toàn cầu sau các vấn đề tài chính và ngân hàng ở khu vực đồng euro cũng nối dài thêm chuỗi ngày ảm đạm của ngành sản xuất và xuất khẩu của Nhật Bản. Sức tiêu dùng và hoạt động kinh doanh suy giảm ở châu Âu khiến xuất khẩu của Nhật vào Liên minh châu Âu (EU) mất đi 20,1% còn 508,8 tỷ yen, mức giảm tháng thứ 14 liên tiếp./.
Hữu Thắng/Tokyo (Vietnam+)