Lễ công bố Ngày sân khấu Việt Nam lần thứ nhất - 12/8 âm lịch hàng năm - sẽ diễn ra vào ngày 18/9 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Đây cũng là cuộc gặp mặt của đại diện các thế hệ nghệ sỹ khu vực phía Bắc để cùng dâng hương Giỗ tổ sân khấu kịch hát dân tộc truyền thống từ nhiều năm nay.
Tại cuộc họp diễn ra ngày 16/9 ở Hà Nội, Chủ tịch Hội nghệ sỹ sân khấu Việt Nam, nghệ sỹ Nhân dân Lê Tiến Thọ cho biết Ngày Sân khấu Việt Nam giúp ngành sân khấu Việt Nam có một ngày lễ để tôn vinh; đồng thời động viên, đoàn kết đội ngũ văn nghệ sỹ trên lĩnh vực sân khấu, phát huy các giá trị tốt đẹp của sân khấu truyền thống; phấn đấu để có nhiều tác phẩm nghệ thuật chất lượng cao...
Hoạt động Ngày sân khấu Việt Nam sẽ được duy trì thường niên. Tại một số địa phương, các Liên chi hội, Chi hội sân khấu của Hội cũng sẽ tổ chức các hoạt động tuyên truyền và hưởng ứng Ngày sân khấu Việt Nam và Giỗ tổ sân khấu. Ngày sân khấu Việt Nam không chỉ dành riêng cho hát bội, cải lương, tuồng, chèo mà còn cho cả kịch nói, xiếc...
Sau lễ công bố ở Hà Nội, ngày 19/9, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam sẽ cùng phối hợp với Hội Nghệ sỹ sân khấu Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Ngày sân khấu Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh với nhiều hoạt động phong phú.
Sau sự kiện Ngày Sân khấu Việt Nam, Hội nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam sẽ tổ chức nhiều hoạt động tiếp theo để chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội và Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ XI, gồm Liên hoan các vở diễn sân khấu về đề tài cách mạng, hình tượng Bác Hồ; Liên hoan giọng hát trẻ sân khấu kịch hát dân tộc toàn quốc; Liên hoan diễn tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc.../.
Đây cũng là cuộc gặp mặt của đại diện các thế hệ nghệ sỹ khu vực phía Bắc để cùng dâng hương Giỗ tổ sân khấu kịch hát dân tộc truyền thống từ nhiều năm nay.
Tại cuộc họp diễn ra ngày 16/9 ở Hà Nội, Chủ tịch Hội nghệ sỹ sân khấu Việt Nam, nghệ sỹ Nhân dân Lê Tiến Thọ cho biết Ngày Sân khấu Việt Nam giúp ngành sân khấu Việt Nam có một ngày lễ để tôn vinh; đồng thời động viên, đoàn kết đội ngũ văn nghệ sỹ trên lĩnh vực sân khấu, phát huy các giá trị tốt đẹp của sân khấu truyền thống; phấn đấu để có nhiều tác phẩm nghệ thuật chất lượng cao...
Hoạt động Ngày sân khấu Việt Nam sẽ được duy trì thường niên. Tại một số địa phương, các Liên chi hội, Chi hội sân khấu của Hội cũng sẽ tổ chức các hoạt động tuyên truyền và hưởng ứng Ngày sân khấu Việt Nam và Giỗ tổ sân khấu. Ngày sân khấu Việt Nam không chỉ dành riêng cho hát bội, cải lương, tuồng, chèo mà còn cho cả kịch nói, xiếc...
Sau lễ công bố ở Hà Nội, ngày 19/9, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam sẽ cùng phối hợp với Hội Nghệ sỹ sân khấu Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Ngày sân khấu Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh với nhiều hoạt động phong phú.
Sau sự kiện Ngày Sân khấu Việt Nam, Hội nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam sẽ tổ chức nhiều hoạt động tiếp theo để chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội và Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ XI, gồm Liên hoan các vở diễn sân khấu về đề tài cách mạng, hình tượng Bác Hồ; Liên hoan giọng hát trẻ sân khấu kịch hát dân tộc toàn quốc; Liên hoan diễn tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc.../.
Thanh Giang (TTXVN/Vietnam+)