Lâu nay, mọi người biết đến nghệ nhân dân gian Lê Văn Kinh ở số 82, đường Phan Đăng Lưu, thành phố Huế, nổi tiếng với nghề thêu.
Ông cũng vừa được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam (Vietking) trao chứng nhận kỷ lục Việt Nam năm 2011 cho bộ tranh thêu bài thơ "Cáo tật thị chúng" của Mãn Giác thiền sư bằng nhiều thứ tiếng nhất (14 thứ tiếng).
Ít ai biết rằng, ông Lê Văn Kinh còn là chủ sở hữu của những bảo vật gia truyền "Cành vàng lá ngọc" (Kim chi ngọc diệp) do chính vua Khải Định ban tặng cho người thân trong gia đình, mà đến nay ông vẫn lưu giữ; cùng một bộ ấm trà có đến vài trăm năm tuổi.
Ông Lê Văn Kinh cho biết những cổ vật này vẫn còn nguyên vẹn đến gần 100% với đầy đủ các chi tiết của một cổ vật xưa trong cung cấm. Tác phẩm "Cành vàng lá ngọc" có thân cây bằng vàng mạ đặc tả theo dáng cây mai, chiều cao hơn 40cm, gồm hơn 20 cành vàng, hơn 10 lá ngọc... được kết nối xuyên qua thân cây, hoặc treo lên cành bằng những sợi chỉ vàng.
Cùng với cành vàng lá ngọc, tác phẩm còn có hàng chục "hạt" mai bằng hồng ngọc, huyền ngọc, thanh ngọc, bích ngọc và những "trái cây" cách điệu tạo thành những khối ngọc hoàn chỉnh móc dọc theo thân cây.
Toàn bộ tác phẩm "Cành vàng lá ngọc" này được đặt trong chiếc chậu lung cao hơn 50cm dưới dạng bonsai. Theo các nhà chuyên môn, tác phẩm "Cành vàng lá ngọc" này là tác phẩm thứ ba đang có ở Huế, sau hai cổ vật khác đang được trưng bày tại Đại nội Huế (do Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế quản lý).
Cổ vật này có tuổi đời hơn 100 năm, do ông ngoại của ông Lê Văn Kinh là Tham tri bộ lễ Nguyễn Văn Giáo (hiệu Chí Thành, một vị quan triều Nguyễn) tặng từ lúc ông còn nhỏ. Đây là món quà do chính vua Khải Định ban tặng cho vị quan này khi ông còn tại vị trên ngai vàng.
Riêng chiếc ấm trà chất liệu bằng đất nung, hình dạng trông giống như lá gan của gà, nên còn có tên gọi nôm na là ấm gan gà. Dưới đáy có khắc 4 chữ: Tuyên Đức tinh chế. Ông Kinh cho biết đây là một trong 12 chiếc ấm được sản xuất dưới triều vua Tuyên Đức, một vị vua đời Đường ở Trung Quốc, được đưa đến Việt Nam cách đây trên 500 năm. Tồn tại với khoảng thời gian dài như vậy và đã qua bao đời sử dụng, nhưng chiếc ấm không hề bị sứt mẻ, hoặc có vết xước nào. Đây cũng chính là những báu vật được vua Khải Định ban tặng cho ông ngoại, mà ông là người cháu được tin tưởng và trao gửi lại...
Ngoài nghề thêu, ở thành phố Huế hiện nay còn có nghề mà ngày xưa từng được các vua Nguyễn ban tặng ân tứ, sắc phong, đó là nghề kim hoàn.
Từ bấy đến nay nhiều nghệ nhân đã có công giữ gìn, phát huy nghề truyền thống và khẳng định vị trí xứng đáng trong đời sống xã hội và di sản của cố đô Huế, nổi bật là nghệ nhân Trần Hữu Nhơn.
Ông Nhơn rất giỏi nghề "đậu," chính điều này giúp ông nổi tiếng ở thành phố Huế, bởi ông có thể làm được những thứ hàng có độ tinh xảo trên một món đồ trang sức nhỏ, mà người khác khó làm được...
Tác phẩm tượng "Quán Thế Âm" làm bằng 6 lượng bạc, cao 0,7m bằng kỹ thuật "đậu" của nghệ nhân Trần Hữu Nhơn đến nay được xem là "của hiếm" không chỉ ở Huế mà trên phạm vi cả nước. Đó là một tác phẩm được làm bằng kim loại bạc với những đường nét như đồ họa. Tượng đạt đến độ hoàn hảo, có thể nhìn bức tượng từ nhiều phía mà không thấy sự khác biệt, bởi người làm đã sử dụng tay nghề và kỹ thuật tinh xảo kéo kim loại ra từng sợi mảnh như tơ để tạo ra một tác phẩm nghệ thuật bằng kim hoàn.
Đối với người thợ kim hoàn, theo ông Nhơn có 3 công đoạn khác nhau để làm nên sản phẩm, đó là tạo hình trơn, một kiểu tạo hình có tính cơ bản mà người thợ chạm bạc nào cũng trải qua và làm được; tiếp đến là chạm, tức là dùng vật nhọn để khắc, vẽ lên sản phẩm; sau cùng là "đậu," tức dùng vàng bạc dát mỏng, kéo thành chỉ để tạo hình.../.
Ông cũng vừa được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam (Vietking) trao chứng nhận kỷ lục Việt Nam năm 2011 cho bộ tranh thêu bài thơ "Cáo tật thị chúng" của Mãn Giác thiền sư bằng nhiều thứ tiếng nhất (14 thứ tiếng).
Ít ai biết rằng, ông Lê Văn Kinh còn là chủ sở hữu của những bảo vật gia truyền "Cành vàng lá ngọc" (Kim chi ngọc diệp) do chính vua Khải Định ban tặng cho người thân trong gia đình, mà đến nay ông vẫn lưu giữ; cùng một bộ ấm trà có đến vài trăm năm tuổi.
Ông Lê Văn Kinh cho biết những cổ vật này vẫn còn nguyên vẹn đến gần 100% với đầy đủ các chi tiết của một cổ vật xưa trong cung cấm. Tác phẩm "Cành vàng lá ngọc" có thân cây bằng vàng mạ đặc tả theo dáng cây mai, chiều cao hơn 40cm, gồm hơn 20 cành vàng, hơn 10 lá ngọc... được kết nối xuyên qua thân cây, hoặc treo lên cành bằng những sợi chỉ vàng.
Cùng với cành vàng lá ngọc, tác phẩm còn có hàng chục "hạt" mai bằng hồng ngọc, huyền ngọc, thanh ngọc, bích ngọc và những "trái cây" cách điệu tạo thành những khối ngọc hoàn chỉnh móc dọc theo thân cây.
Toàn bộ tác phẩm "Cành vàng lá ngọc" này được đặt trong chiếc chậu lung cao hơn 50cm dưới dạng bonsai. Theo các nhà chuyên môn, tác phẩm "Cành vàng lá ngọc" này là tác phẩm thứ ba đang có ở Huế, sau hai cổ vật khác đang được trưng bày tại Đại nội Huế (do Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế quản lý).
Cổ vật này có tuổi đời hơn 100 năm, do ông ngoại của ông Lê Văn Kinh là Tham tri bộ lễ Nguyễn Văn Giáo (hiệu Chí Thành, một vị quan triều Nguyễn) tặng từ lúc ông còn nhỏ. Đây là món quà do chính vua Khải Định ban tặng cho vị quan này khi ông còn tại vị trên ngai vàng.
Riêng chiếc ấm trà chất liệu bằng đất nung, hình dạng trông giống như lá gan của gà, nên còn có tên gọi nôm na là ấm gan gà. Dưới đáy có khắc 4 chữ: Tuyên Đức tinh chế. Ông Kinh cho biết đây là một trong 12 chiếc ấm được sản xuất dưới triều vua Tuyên Đức, một vị vua đời Đường ở Trung Quốc, được đưa đến Việt Nam cách đây trên 500 năm. Tồn tại với khoảng thời gian dài như vậy và đã qua bao đời sử dụng, nhưng chiếc ấm không hề bị sứt mẻ, hoặc có vết xước nào. Đây cũng chính là những báu vật được vua Khải Định ban tặng cho ông ngoại, mà ông là người cháu được tin tưởng và trao gửi lại...
Ngoài nghề thêu, ở thành phố Huế hiện nay còn có nghề mà ngày xưa từng được các vua Nguyễn ban tặng ân tứ, sắc phong, đó là nghề kim hoàn.
Từ bấy đến nay nhiều nghệ nhân đã có công giữ gìn, phát huy nghề truyền thống và khẳng định vị trí xứng đáng trong đời sống xã hội và di sản của cố đô Huế, nổi bật là nghệ nhân Trần Hữu Nhơn.
Ông Nhơn rất giỏi nghề "đậu," chính điều này giúp ông nổi tiếng ở thành phố Huế, bởi ông có thể làm được những thứ hàng có độ tinh xảo trên một món đồ trang sức nhỏ, mà người khác khó làm được...
Tác phẩm tượng "Quán Thế Âm" làm bằng 6 lượng bạc, cao 0,7m bằng kỹ thuật "đậu" của nghệ nhân Trần Hữu Nhơn đến nay được xem là "của hiếm" không chỉ ở Huế mà trên phạm vi cả nước. Đó là một tác phẩm được làm bằng kim loại bạc với những đường nét như đồ họa. Tượng đạt đến độ hoàn hảo, có thể nhìn bức tượng từ nhiều phía mà không thấy sự khác biệt, bởi người làm đã sử dụng tay nghề và kỹ thuật tinh xảo kéo kim loại ra từng sợi mảnh như tơ để tạo ra một tác phẩm nghệ thuật bằng kim hoàn.
Đối với người thợ kim hoàn, theo ông Nhơn có 3 công đoạn khác nhau để làm nên sản phẩm, đó là tạo hình trơn, một kiểu tạo hình có tính cơ bản mà người thợ chạm bạc nào cũng trải qua và làm được; tiếp đến là chạm, tức là dùng vật nhọn để khắc, vẽ lên sản phẩm; sau cùng là "đậu," tức dùng vàng bạc dát mỏng, kéo thành chỉ để tạo hình.../.
Quốc Việt (TTXVN/Vietnam+)