Ngành công nghiệp khai khoáng của Việt Nam đã và đang có sự phát triển đáng kể với gần 1.500 doanh nghiệp, cùng khoảng 100 sản phẩm được khai thác, chế biến và 500 cơ sở chế biến có quy mô công nghiệp.
Nhưng do công tác quản lý hoạt động này còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập, dẫn đến tình trạng khai thác một số loại khoáng sản vượt quá quy hoạch, gây lãng phí lớn, mất an toàn lao động và tác động xấu đến môi trường.
Theo phân tích của phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Cảnh Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam, công tác quản lý hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam đang bộc lộ rõ những bất cập cần khắc phục. Trước hết, trữ lượng khoáng sản đã được thăm dò, phê duyệt bởi các cơ quan có thẩm quyền còn rất hạn chế, độ tin cậy thấp (có trường hợp sai số có thể lên tới 100%), dẫn đến nhiều mỏ, nhiều khu vực đầu tư đào lò mở mỏ rất tốn kém nhưng không gặp khoáng sản.
Theo quy định của pháp luật, chính quyền địa phương quản lý lãnh thổ nói chung và quản lý tài nguyên khoáng sản nói riêng, nhưng một số nơi không thực hiện đầy đủ chức năng quản lý để xảy ra tình trạng khai thác trái phép, vi phạm quy định về bảo vệ môi trường... và không giải quyết dứt điểm.
Một số địa phương cấp phép khai thác, nhưng không thực hiện việc giám sát các hoạt động khoáng sản trên địa bàn, không đủ năng lực giám sát về hành chính, kỹ thuật, đặc biệt là về môi trường và tổn thất tài nguyên.
Bên cạnh đó, bộ máy thanh tra chuyên ngành khoáng sản còn phân tán, thiếu và yếu về chuyên môn, nghiệp vụ nên công tác này chưa phát hiện kịp thời những bất cập trong quản lý và hoạt động khoáng sản, chưa thực sự giúp cho ngành khai khoáng phát triển bền vững, còn để xảy ra nhiều tiêu cực trong hoạt động và quản lý. Cụ thể như nạn khai thác khoáng sản không phép, khai thác tự do, nhất là đối với khai thác vàng, đá quý, chì, kẽm, đồng, than... chưa được ngăn chặn hoặc ngăn chặn chưa triệt để.
Tổn thất tài nguyên trong quá trình khai thác, chế biến ở hầu hết các loại khoáng sản còn rất cao, đặc biệt là trong quá trình khai thác trái phép theo kiểu dễ làm khó bỏ, triệt hại tài nguyên và môi trường. Một số điều tra nghiên cứu cho thấy, tổn thất khai thác khoáng sản như khai thác hầm lò từ 40%-60%; apatit 26%-43%; quặng kim loại 15%-30%; vật liệu xây dựng 15%-20%; dầu khí 50%-60%.
Công tác quản lý an toàn lao động và bảo vệ môi trường cũng còn nhiều hạn chế, nhiều địa phương chưa thực hiện hoặc không thực hiện đầy đủ việc công khai thông tin và dữ liệu về môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường. Đây là những nguyên nhân chính để xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động nghiêm trọng. Việc ngăn ngừa, xử lý ô nhiễm môi trường, đóng cửa mỏ, cải tạo phục hồi đất đai sau khi kết thúc khai thác mỏ còn nhiều yếu kém, thực hiện chưa nghiêm, thậm chí mang tính hình thức, đối phó.
Công tác thống kê sản lượng khai thác các loại khoáng sản; kiểm kê trữ lượng; xác định theo dõi và thống kê tổn thất tài nguyên chưa được thực hiện và nếu thực hiện cũng chưa nghiêm túc. Vì vậy, tuy số liệu thống kê về ngành khai khoáng hiện nay tuy có nhưng không thống nhất, không chính xác và không đảm bảo sự tin cậy.
Nguyên nhân là do việc theo dõi ở các mỏ gặp rất nhiều khó khăn, vì số lượng mỏ đang khai thác quá nhiều. Đồng thời cũng có quá nhiều cơ quan quản lý đòi hỏi doanh nghiệp phải báo cáo, nhưng lại không quy định, hướng dẫn cụ thể và thiếu kiểm tra, giám sát chặt chẽ.
Do đó, những cơ quan chức năng từ Trung ương đến địa phương cần tiến hành tổng kết, đánh giá những tác động của việc khai thác tài nguyên khoáng sản đối với kinh tế-xã hội và môi trường trong những năm qua, qua đó có cơ sở thực tiễn để xác định tầm nhìn chiến lược trong khai thác sử dụng lâu dài, bảo vệ nguồn tài nguyên quốc gia một cách hiệu quả nhất./.
Nhưng do công tác quản lý hoạt động này còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập, dẫn đến tình trạng khai thác một số loại khoáng sản vượt quá quy hoạch, gây lãng phí lớn, mất an toàn lao động và tác động xấu đến môi trường.
Theo phân tích của phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Cảnh Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam, công tác quản lý hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam đang bộc lộ rõ những bất cập cần khắc phục. Trước hết, trữ lượng khoáng sản đã được thăm dò, phê duyệt bởi các cơ quan có thẩm quyền còn rất hạn chế, độ tin cậy thấp (có trường hợp sai số có thể lên tới 100%), dẫn đến nhiều mỏ, nhiều khu vực đầu tư đào lò mở mỏ rất tốn kém nhưng không gặp khoáng sản.
Theo quy định của pháp luật, chính quyền địa phương quản lý lãnh thổ nói chung và quản lý tài nguyên khoáng sản nói riêng, nhưng một số nơi không thực hiện đầy đủ chức năng quản lý để xảy ra tình trạng khai thác trái phép, vi phạm quy định về bảo vệ môi trường... và không giải quyết dứt điểm.
Một số địa phương cấp phép khai thác, nhưng không thực hiện việc giám sát các hoạt động khoáng sản trên địa bàn, không đủ năng lực giám sát về hành chính, kỹ thuật, đặc biệt là về môi trường và tổn thất tài nguyên.
Bên cạnh đó, bộ máy thanh tra chuyên ngành khoáng sản còn phân tán, thiếu và yếu về chuyên môn, nghiệp vụ nên công tác này chưa phát hiện kịp thời những bất cập trong quản lý và hoạt động khoáng sản, chưa thực sự giúp cho ngành khai khoáng phát triển bền vững, còn để xảy ra nhiều tiêu cực trong hoạt động và quản lý. Cụ thể như nạn khai thác khoáng sản không phép, khai thác tự do, nhất là đối với khai thác vàng, đá quý, chì, kẽm, đồng, than... chưa được ngăn chặn hoặc ngăn chặn chưa triệt để.
Tổn thất tài nguyên trong quá trình khai thác, chế biến ở hầu hết các loại khoáng sản còn rất cao, đặc biệt là trong quá trình khai thác trái phép theo kiểu dễ làm khó bỏ, triệt hại tài nguyên và môi trường. Một số điều tra nghiên cứu cho thấy, tổn thất khai thác khoáng sản như khai thác hầm lò từ 40%-60%; apatit 26%-43%; quặng kim loại 15%-30%; vật liệu xây dựng 15%-20%; dầu khí 50%-60%.
Công tác quản lý an toàn lao động và bảo vệ môi trường cũng còn nhiều hạn chế, nhiều địa phương chưa thực hiện hoặc không thực hiện đầy đủ việc công khai thông tin và dữ liệu về môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường. Đây là những nguyên nhân chính để xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động nghiêm trọng. Việc ngăn ngừa, xử lý ô nhiễm môi trường, đóng cửa mỏ, cải tạo phục hồi đất đai sau khi kết thúc khai thác mỏ còn nhiều yếu kém, thực hiện chưa nghiêm, thậm chí mang tính hình thức, đối phó.
Công tác thống kê sản lượng khai thác các loại khoáng sản; kiểm kê trữ lượng; xác định theo dõi và thống kê tổn thất tài nguyên chưa được thực hiện và nếu thực hiện cũng chưa nghiêm túc. Vì vậy, tuy số liệu thống kê về ngành khai khoáng hiện nay tuy có nhưng không thống nhất, không chính xác và không đảm bảo sự tin cậy.
Nguyên nhân là do việc theo dõi ở các mỏ gặp rất nhiều khó khăn, vì số lượng mỏ đang khai thác quá nhiều. Đồng thời cũng có quá nhiều cơ quan quản lý đòi hỏi doanh nghiệp phải báo cáo, nhưng lại không quy định, hướng dẫn cụ thể và thiếu kiểm tra, giám sát chặt chẽ.
Do đó, những cơ quan chức năng từ Trung ương đến địa phương cần tiến hành tổng kết, đánh giá những tác động của việc khai thác tài nguyên khoáng sản đối với kinh tế-xã hội và môi trường trong những năm qua, qua đó có cơ sở thực tiễn để xác định tầm nhìn chiến lược trong khai thác sử dụng lâu dài, bảo vệ nguồn tài nguyên quốc gia một cách hiệu quả nhất./.
Văn Hào (TTXVN)