Theo dự báo của Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường, đến năm 2015, khối lượng chất thải rắn phát sinh trên toàn quốc lên tới 44 triệu tấn/năm, đặc biệt là chất thải rắn đô thị và chất thải rắn công nghiệp.
Trong khi đó, công nghệ xử lý chất thải rắn của Việt Nam còn nhiều vấn đề gây bức xúc. Chẳng hạn, việc lựa chọn các bãi chôn lấp, khu trung chuyển, thu gom chưa đủ căn cứ khoa học và thực tiễn có tính thuyết phục, công nghệ xử lý chất thải chưa đảm bảo kỹ thuật vệ sinh môi trường nên chưa tạo ra sự ủng hộ của người dân địa phương. Thêm vào đó, các công trình xử lý còn manh mún, phân tán theo đơn vị hành chính, do đó công tác quản lý kém hiệu quả, suất đầu tư cao nhưng sử dụng thấp, gây lãng phí đất.
Hiện công tác xử lý chất thải rắn đô thị ở Việt Nam chủ yếu vẫn là chôn lấp, với số lượng trung bình 1 bãi chôn lấp/một đô thị, riêng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh mỗi đô thị có từ 4-5 bãi chôn lấp và khu xử lý. Có tới 85% đô thị từ thị xã trở lên sử dụng phương pháp chôn lấp chất thải không hợp vệ sinh. Cụ thể là toàn quốc có có 98 bãi chôn lấp chất thải tập trung đang vận hành, nhưng mới có 16 bãi được coi là chôn lấp hợp vệ sinh.
Cho đến nay, hầu hết các công ty môi trường đô thị đều chưa có khả năng xử lý chất thải rắn công nghiệp, đặc biệt là chất thải rắn nguy hại phát sinh trên địa bàn. Do đó, các công ty này mới chỉ thu gom, vận chuyển được chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong các cơ sở sản xuất, các khu công nghiệp hoặc thu gom chất thải rắn công nghiệp lẫn với chất thải rắn sinh hoạt và đưa tới khu xử lý, bãi chôn lấp chung của đô thị.
Thành phố Hà Nội hiện cũng mới có 3 lò đốt chất thải rắn công nghiệp và chất thải rắn nguy hại, đặt tại Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Nam Sơn-Sóc Sơn với công suất 200kg/giờ; Khu xử lý chất thải rắn y tế Cầu Diễn công suất 120kg/giờ và tỉnh Hưng Yên chuyên xử lý chất thải rắn công nghiệp công suất 1.000kg/giờ.
Vài năm gần đây, nhiều doanh nghiệp tư nhân đã tham gia vào hoạt động xử lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải rắn nguy hại với 48 cơ sở. Tuy vậy, cơ sở vật chất để tiêu hủy, xử lý chất thải, năng lực xử lý, tính trung thực trong hiệu suất xử lý vẫn cần được các cơ quan chức năng nghiêm túc kiểm tra, giám sát thường xuyên việc thực hiện của các cơ sở này.
Đối với chất thải y tế, hiện có 612 bệnh viện đã có biện pháp xử lý chất thải nguy hại bằng lò đốt tại chỗ, hoặc bằng lò đốt tập trung cho toàn thành phố như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, cụm bệnh viện hay cơ sở tiêu hủy chất thải trên địa bàn. Song các lò đốt hiện đại, đạt tiêu chuẩn môi trường cũng chỉ xử lý được chất thải cho khoảng 40% số bệnh viện, còn 30% bệnh viện phải sử dụng lò đốt thủ công gây phát thải chất độc dioxin/furan.
Chưa kể, 30% số bệnh viện chủ yếu ở tuyến huyện tự chôn lấp chất thải y tế nguy hại ngay trong khuôn viên bệnh viện.
Trong công tác quản lý chất thải rắn, các bệnh viện vẫn còn để xảy ra hiện tượng phân loại nhầm lẫn chất thải thông thường với chất thải nguy hại, gây tốn kém thêm trong việc xử lý.
Để đảm bảo an toàn cho người bệnh và môi trường, các bệnh viện bắt buộc phải sử dụng xe có nắp đậy để vận chuyển chất thải y tế nguy hại, cũng như có mái che để lưu giữ chất thải rắn, nhưng hiện mới có 53% số bệnh viện sử dụng xe có nắp đậy khi vận chuyển và 53,4% bệnh viện có mái che lưu giữ chất thải rắn.
Bên cạnh đó, việc quản lý chất thải bệnh viện nếu thiếu kiểm soát chặt chẽ sẽ dẫn đến thất thoát và gây ra những hậu quả nguy hại rất khó lường, nhất là những vật dụng bằng nhựa chỉ dùng một lần trong y tế./.
Trong khi đó, công nghệ xử lý chất thải rắn của Việt Nam còn nhiều vấn đề gây bức xúc. Chẳng hạn, việc lựa chọn các bãi chôn lấp, khu trung chuyển, thu gom chưa đủ căn cứ khoa học và thực tiễn có tính thuyết phục, công nghệ xử lý chất thải chưa đảm bảo kỹ thuật vệ sinh môi trường nên chưa tạo ra sự ủng hộ của người dân địa phương. Thêm vào đó, các công trình xử lý còn manh mún, phân tán theo đơn vị hành chính, do đó công tác quản lý kém hiệu quả, suất đầu tư cao nhưng sử dụng thấp, gây lãng phí đất.
Hiện công tác xử lý chất thải rắn đô thị ở Việt Nam chủ yếu vẫn là chôn lấp, với số lượng trung bình 1 bãi chôn lấp/một đô thị, riêng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh mỗi đô thị có từ 4-5 bãi chôn lấp và khu xử lý. Có tới 85% đô thị từ thị xã trở lên sử dụng phương pháp chôn lấp chất thải không hợp vệ sinh. Cụ thể là toàn quốc có có 98 bãi chôn lấp chất thải tập trung đang vận hành, nhưng mới có 16 bãi được coi là chôn lấp hợp vệ sinh.
Cho đến nay, hầu hết các công ty môi trường đô thị đều chưa có khả năng xử lý chất thải rắn công nghiệp, đặc biệt là chất thải rắn nguy hại phát sinh trên địa bàn. Do đó, các công ty này mới chỉ thu gom, vận chuyển được chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong các cơ sở sản xuất, các khu công nghiệp hoặc thu gom chất thải rắn công nghiệp lẫn với chất thải rắn sinh hoạt và đưa tới khu xử lý, bãi chôn lấp chung của đô thị.
Thành phố Hà Nội hiện cũng mới có 3 lò đốt chất thải rắn công nghiệp và chất thải rắn nguy hại, đặt tại Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Nam Sơn-Sóc Sơn với công suất 200kg/giờ; Khu xử lý chất thải rắn y tế Cầu Diễn công suất 120kg/giờ và tỉnh Hưng Yên chuyên xử lý chất thải rắn công nghiệp công suất 1.000kg/giờ.
Vài năm gần đây, nhiều doanh nghiệp tư nhân đã tham gia vào hoạt động xử lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải rắn nguy hại với 48 cơ sở. Tuy vậy, cơ sở vật chất để tiêu hủy, xử lý chất thải, năng lực xử lý, tính trung thực trong hiệu suất xử lý vẫn cần được các cơ quan chức năng nghiêm túc kiểm tra, giám sát thường xuyên việc thực hiện của các cơ sở này.
Đối với chất thải y tế, hiện có 612 bệnh viện đã có biện pháp xử lý chất thải nguy hại bằng lò đốt tại chỗ, hoặc bằng lò đốt tập trung cho toàn thành phố như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, cụm bệnh viện hay cơ sở tiêu hủy chất thải trên địa bàn. Song các lò đốt hiện đại, đạt tiêu chuẩn môi trường cũng chỉ xử lý được chất thải cho khoảng 40% số bệnh viện, còn 30% bệnh viện phải sử dụng lò đốt thủ công gây phát thải chất độc dioxin/furan.
Chưa kể, 30% số bệnh viện chủ yếu ở tuyến huyện tự chôn lấp chất thải y tế nguy hại ngay trong khuôn viên bệnh viện.
Trong công tác quản lý chất thải rắn, các bệnh viện vẫn còn để xảy ra hiện tượng phân loại nhầm lẫn chất thải thông thường với chất thải nguy hại, gây tốn kém thêm trong việc xử lý.
Để đảm bảo an toàn cho người bệnh và môi trường, các bệnh viện bắt buộc phải sử dụng xe có nắp đậy để vận chuyển chất thải y tế nguy hại, cũng như có mái che để lưu giữ chất thải rắn, nhưng hiện mới có 53% số bệnh viện sử dụng xe có nắp đậy khi vận chuyển và 53,4% bệnh viện có mái che lưu giữ chất thải rắn.
Bên cạnh đó, việc quản lý chất thải bệnh viện nếu thiếu kiểm soát chặt chẽ sẽ dẫn đến thất thoát và gây ra những hậu quả nguy hại rất khó lường, nhất là những vật dụng bằng nhựa chỉ dùng một lần trong y tế./.
Văn Hào (TTXVN)