Những điểm mấu chốt trong chiến lược của Iran đối với các nước Arab

Việc Iran mở rộng ảnh hưởng tại khu vực là kết quả của một khoảng trống quyền lực xảy ra sau khi Iraq bị chiếm đóng và làn sóng Mùa Xuân Arab.
Những điểm mấu chốt trong chiến lược của Iran đối với các nước Arab ảnh 1(Nguồn: BBC)

Theo mạng tin asiatimes, quan hệ của Iran với các nước Arab từ lâu đã luôn thay đổi, căng thẳng, khủng hoảng, và thậm chí là chiến tranh.

Trước khi Cách mạng Hồi giáo thành công, quan hệ của Iran với các nước Arab - đặc biệt là với các nước láng giềng, cụ thể là Iraq - dựa trên các chỉ dấu đe dọa.

Trong Chiến tranh Lạnh, Iran thuộc phe phương Tây do Mỹ đứng đầu, và là một phần trong hệ thống liên minh phương Tây chống lại Liên Xô, trong khi Iraq thuộc phe phía Đông do Liên Xô đứng đầu. Khi đó, Iran là trung tâm của một sứ mệnh khu vực, vốn bị đối trọng bởi sự mở rộng ảnh hướng xuống phía Nam của Liên Xô, trái ngược với Iraq. Vì lý do đó, quan hệ đối địch tại khu vực giữa Tehran và Baghdad rất nghiêm trọng, đôi khi rất căng thẳng, và thậm chí xảy ra các vụ đụng độ ở biên giới.

Sự đối đầu này tiếp tục diễn ra cho tới tận khi Cách mạng Hồi giáo bùng nổ năm 1979.

Với chiến thắng của Cách mạng Hồi giáo, địa chính trị của khu vực đã thay đổi, đặc biệt là trong quan điểm của các nhà chiến lược phương Tây. Tuy nhiên, căng thẳng trong mối quan hệ của Iran với các nước Arab vẫn không chấm dứt. Bản chất của sự cạnh tranh này đã thay đổi, và ngày càng nhiều nước Arab bị lôi kéo vào hàng ngũ của Iran.

Cuộc chiến tranh do Iraq phát động kéo dài 8 năm chống lại Iran và việc Liên đoàn Arab tìm cách lật đổ Saddam Hussein là những dấu hiệu cho thấy rõ ràng nhất cuộc cạnh tranh này.

Chiến tranh Iran-Iraq kết thúc cũng như sự sụp đổ của Liên Xô và sự chấm dứt Chiến tranh Lạnh cũng không thể làm thay đổi tình thế đối đầu trong quan hệ của Iran với các nước Arab.

Kể từ đó, do thiếu sự cân bằng về sức mạnh chủ nghĩa dân tộc trong thế giới Arab, quan hệ thù địch giữa Iran và các nước Arab đã chuyển từ cạnh tranh dựa trên việc là thành viên của các phe phái quyền lực trên thế giới, sang cạnh tranh vì các vấn đề của khu vực và tôn giáo.

Iran tiếp tục mở rộng ảnh hưởng tôn giáo của mình tại khu vực bằng chiến lược chống lại Chủ nghĩa phục quốc Do Thái, và các quốc gia Arab hùng mạnh như Saudi Arabia đã hết sức nỗ lực để chống lại ảnh hưởng của Iran nhằm duy trì vị thế của họ tại khu vực.

Việc Mỹ chiếm đóng Iraq năm 2003 không chỉ chấm dứt tình thế này, mà một mặt còn cho phép Iran mở rộng ảnh hưởng địa lý của mình tới tận các đường biên giới lịch sử của Palestine ở Đông Địa Trung Hải, và mặt khác khiến đối thủ chính của Iran là Saudi Arabia thành lập các liên minh khu vực và xuyên khu vực để chống lại sự bành trướng ảnh hưởng của Iran.

Câu hỏi chính đặt ra là liệu tình hình này có bền vững hay không. Câu trả lời là không. Câu hỏi quan trọng hơn tiếp theo: Đâu sẽ là giải pháp đúng đắn?

Những điểm dưới đây sẽ giúp trả lời cho câu hỏi then chốt này.

Liên minh Arab gồm 22 nước thành viên, với dân số hơn 240 triệu người. Sơ đồ địa lý của thế giới Arab mở rộng từ Tây Nam Á tới Bắc Phi. Khoảng một nửa các nước Arab nằm ở châu Á và nửa còn lại nằm ở lục địa châu Phi. Tuy nhiên, khoảng 70% dân số Arab sinh sống ở các nước châu Phi.

Thế giới Arab không phải là một khu vực tổng thể thống nhất về mặt chính trị, và sự đa dạng về chế độ, các khuynh hướng chính trị, cũng như các mối quan hệ quốc tế của các nước Arab là rất rõ ràng.

[Làn sóng mới đang làm rung chuyển thế giới Arab]

Chức năng của Liên minh Arab rất hạn chế, và mặc dù có lịch sử lâu đời (hơn một nửa thế kỷ), Liên minh Arab vẫn thiếu tính cố kết và sự liên kết. Sự thống nhất giữa các nước Arab, ngoại trừ vấn đề Palestine, đều không bền vững trong bất kỳ vấn đề nào của khu vực và toàn cầu.

Khoảng 90% của cải của các nước Arab nằm trong tay của 10% dân số Arab, và nhiều nước Arab đang phải chịu đựng tình trạng đói nghèo kinh niên.

Trước khi Mỹ chiếm đóng Iraq năm 2003 và trước khi xảy ra làn sóng Mùa Xuân Arab, kể từ năm 2010, bốn nước Arab có ảnh hưởng lớn về chính trị là Ai Cập, Syria, Iraq và Saudi Arabia. Việc Iraq bị chiếm đóng và Mùa Xuân Arab đã làm suy yếu thế giới Arab, với việc Ai Cập, Iraq và Syria từng nước dần đánh mất ảnh hưởng tại khu vực, và chỉ có duy nhất Saudi Arabia không bị tác động bởi cuộc khủng hoảng này.

Sự phát triển ở thế giới Arab đã dẫn tới cuộc cạnh tranh ở khu vực giữa Iran và Saudi Arabia.

Việc Iran mở rộng ảnh hưởng tại khu vực là kết quả của một khoảng trống quyền lực xảy ra sau khi Iraq bị chiếm đóng và làn sóng Mùa Xuân Arab.

Một mặt là sự hiện diện lớn của Iran tại Syria, tính nhạy cảm đã bị kích động của Israel, và mặt khác là ảnh hưởng của Iran tại Bán đảo Arab, Yemen, trong những "địa hạt" truyền thống của Saudi Arabia, thông qua việc hỗ trợ tinh thần đối với lực lượng Houthis, cho thấy rằng an ninh của Riyadh đang rất dễ bị tổn thương. Kết quả, hai cường quốc khu vực là Israel và Saudi Arabia trở thành một liên minh thống nhất khá mong manh để có thể chống lại ảnh hưởng tại khu vực của Iran.

Giải pháp để giảm căng thẳng khu vực

Iran có thể tổ chức các mối quan hệ của mình với thế giới Arab theo ba mức dưới đây.

Mức đầu tiên: Việc phân chia các vòng ảnh hưởng và phạm vi ảnh hưởng tại Trung Đông giữa các cường quốc là điều không thể tránh khỏi. Iran và Saudi Arabia, với tư cách là hai cường quốc lớn của khu vực, phải đạt được một thỏa thuận phân chia ảnh hưởng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với Iran.

Ngoài ra, sức mạnh phối hợp giữa Saudi Arabia và Israel tại khu vực, nếu cân nhắc tới tầm vóc của hai cường quốc này trên thế giới, sẽ khiến Iran gặp khó khăn và tốn kém khi duy trì tình thế đối đầu hiện nay.

Iran cần tránh để Saudi Arabia rơi vào vòng dây của Israel và hai nước này phối hợp sức mạnh.

Mức thứ hai: Mở rộng các hoạt động ngoại giao nhân dân của Iran bằng cách cắt giảm các quy định đi lại đối với công dân Arab muốn tới Iran du lịch là điều rất quan trọng. Điều này sẽ tạo ra những kết quả tích cực đối với những người Iraq, cho dù họ luôn mang tâm lý chiến tranh với Iran.

Các số liệu thống kê hiện nay của Iran cho thấy rằng nước này đang trở thành trung tâm điều trị y tế mà các công dân Iraq lựa chọn. Việc người Arab xuất hiện nhiều ở Iran và tạo ra một sự hòa trộn về tín ngưỡng, cũng như việc quan sát các tiến bộ của Iran, một mặt sẽ giúp làm giảm bớt ảnh hưởng của Iran tại khu vực, và mặt khác giúp ngăn chặn các nước Arab ôn hòa trở thành đối thủ trong khu vực của Iran. Việc nới lỏng để cho các công dân Arab có thể tới Iran sẽ đem lại rất nhiều lợi ích kinh tế.

Mức thứ ba: Quan hệ của Iran với các thể chế chính thức của thế giới Arab, đặc biệt là Liên đoàn Arab, cần được mở rộng./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục