Những điều rút ra từ chính sách đối ngoại dân túy của N.Modi

Chính sách ngoại giao chủ động của ông Modi là một nét đặc trưng giống như các chính phủ dân túy khác ở Phương Nam: mong muốn đa dạng hóa các quan hệ đối tác quốc tế.
Những điều rút ra từ chính sách đối ngoại dân túy của N.Modi ảnh 1Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. (Nguồn: Bloomberg)

Theo trang mạng eastasiaforum.org, từ Tổng thống Mỹ Donald Trump cho tới liên minh cầm quyền theo chủ nghĩa dân túy ở Italy, các nhà chính trị theo chủ nghĩa dân túy đang tạo ra một dấu ấn sâu sắc trong chính sách đối ngoại trên khắp thế giới.

Nhưng thay vì báo hiệu một sự khởi đầu mới mẻ, các biện pháp tiến cận dân túy đối với chính sách đối ngoại ở Phương Nam phản ánh những xu hướng lớn hơn đang diễn ra trong quá độ sang một kỷ nguyên đa cực, hậu phương Tây.

Chính sách đối ngoại của Ấn Độ dưới thời Thủ tướng Narendra Modi là một ví dụ điển hình.

Với lý do chống đa nguyên và chống tinh hoa, chủ nghĩa dân túy kêu gọi đoạn tuyệt với quá khứ và khinh thường bất kỳ thể chế nào làm trung gian hòa giải giữa lãnh đạo và người dân của họ, chẳng hạn như phương tiện truyền thống.

Chủ nghĩa dân túy tuyên bố ủng hộ “những người trung thực”, bảo vệ những người bị giới tinh hoa chèn ép.

Những đặc tính này có thể có những hàm ý cho chính sách đối ngoại của những người theo chủ nghĩa dân túy, hướng nội hơn hướng ngoại.

Sự khinh bỉ của những người theo chủ nghĩa dân túy đối với các thể chế trung gian có thể làm xói mòn sự ủng hộ cho các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc hoặc các tổ chức khu vực.

Điều này dẫn tới việc ưu tiên chủ nghĩa song phương hơn là đa phương vốn gần như là con đường hiệu quả nhất để giải quyết các vấn đề toàn cầu.

Việc tuyên bố thể hiện ý trí của người dân có thể cản trở sự sẵn sàng của những người theo chủ nghĩa dân túy đóng góp vào những thách thức toàn cầu, chẳng hạn như biến đổi khí hậu.

Các tiến trình ra quyết định trong chính sách đối ngoại sẽ trở nên cá nhân hơn với ít các cơ hội cho các quan điểm thay thế.

Chính sách ngoại giao dân túy gần đây đi theo mô hình này đã được ghi nhận. Phó Thủ tướng Italy Matteo Salvini nhiều lần chỉ trích nặng nề các quan chức châu Âu.

Trump thì phá hủy thành tích ngoại giao của Mỹ, từ Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương cho tới việc nối lại quan hệ với Cuba.

Với việc ủng hộ biện pháp không đối đầu với Trung Quốc, Tổng thống Rodrigo Duterte đã không thúc đẩy phán quyết năm 2016 của Tòa trọng tài quốc tế ở Hague khẳng định chủ quyền của Philippines ở Biển Đông.

Đoán trước sự sụp đổ hơn nữa trong hợp tác quốc tế, các quốc gia như Đức, Canada và Nhật Bản nhiều khả năng sẽ hình thành một “liên minh đa phương.”

Tuy nhiên, thực tế một số nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa dân túy cơ bản không theo đuổi các chính sách ngoại giao khác nhau khi so sánh với những người tiền nhiệm không theo chủ nghĩa dân túy của họ.

[Chủ nghĩa dân túy trên toàn cầu giống như 'Quả tên lửa đẩy có 3 tầng']

Và nếu họ chấp nhận thay đổi, thì điều này có thể không phản ánh tính cách của họ như những người dân túy mà phản ánh những xu hướng sâu sắc hơn nhấn mạnh đến hoạt động chính trị toàn cầu trong một thế kỷ 21 đa cực, hậu phương Tây.

Chủ nghĩa dân túy tác động như thế nào khi chính sách ngoại giao của một nước dựa vào vị thế của nước đó trong hệ thống quốc tế.

Tại Mỹ, Trump có thể thực hiện những biện pháp “điên rồ” để làm hài lòng cử tri của mình, nhưng các quốc gia khác thì không thể làm được.

Tương tự như vậy, các thể chế quốc tế không có ý nghĩa gì ở những nước nơi sự can thiệp chính trị và đóng góp tài chính cho các thể chế quốc tế là không rõ ràng - đó là hầu hết các nước ở Phương Nam, trong đó có Ấn Độ.

Bất kỳ ai quen thuộc với chính sách đối ngoại của Ấn Độ sẽ thấy sự ấn tượng của nó trong nhiều thập kỷ qua.

Trong khi hoạt động chính trị theo chủ nghĩa dân túy của Modi ở trong nước khác hẳn với người tiền nhiệm không theo chủ nghĩa dân túy Manmohan Singh, những thay đổi thực chất trong chính sách đối ngoại của chính phủ Modi là khá khiêm tốn.

So với ông Singh, ông Modi sẵn sàng hơn trong việc đóng góp vào phân chia hàng hóa công toàn cầu. Chẳng hạn, ông đã thực hiện một biện pháp tiếp cận mang tính xây dựng vào Hiệp ước Paris về chống biến đổi khí hậu.

Chính sách ngoại giao chủ động của ông Modi là một nét đặc trưng giống như các chính phủ dân túy khác ở Phương Nam: mong muốn đa dạng hóa các quan hệ đối tác quốc tế.

Trong khi ông Duterte xoay sang Trung Quốc, ông vẫn duy trì quan hệ liên minh an ninh của Philippines với Mỹ. Thổ Nhĩ Kỳ của ông Erdogan đang quay lưng lại với phương Tây mà không hoài nghi về tư cách thành viên NATO của mình trong thập kỷ qua.

Đầu tư của Ấn Độ vào đời sống chính trị dưới thời ông Modi là một kết quả trực tiếp thể hiện nét đặc trưng dân túy của ông.

Những bài phát biểu trước cộng đồng người Ấn Độ ở nước ngoài luôn là nội dung chính trong các chuyến công du nước ngoài của ông Modi và chính phủ cung cấp ngân quỹ cho các đại sứ quán Ấn Độ để thắt chặt các mối quan hệ với cộng đồng người Ấn Độ ở nước ngoài. 

Một đặc tính khác trong chính sách đối ngoại của ông Modi là sự tập trung của các tiến trình ra quyết định. Do vậy, chính sách đối ngoại của Ấn Độ ngày càng không phải là lĩnh vực của các nhà ngoại giao chuyên nghiệp - một xu hướng chung của các chính phủ dân túy khác.

Chính phủ Modi và bộ máy chính sách đối ngoại cũng tích cực sử dụng phương tiện truyền thông xã hội, phản ánh sự mất lòng tin sâu sắc của truyền thông chính thống.

Hoạt động chính trị cộng đồng và ngoại giao Twitter là đặc biệt hữu ích cho Ấn Độ trong việc thúc đẩy các mối quan hệ với Mỹ (ngôi nhà lớn nhất của cộng đồng người Ấn Độ bên ngoài khu vực Nam Á) và cuộc di tản của người Ấn Độ bị mắc kẹt trong các cuộc nội chiến ở Trung Đông.

Ngược lại, sự hành xử hung hăng của ông Erdogan đối với cộng đồng người Thổ Nhĩ Kỳ ở châu Âu và chính sách ngoại giao Twitter của Trump không tạo ra những kết quả tích cực.

Ấn Độ của ông Modi cho thấy rằng chủ nghĩa dân túy không tác động thực chất nhưng có ảnh hưởng đến phong cách hoạch định chính sách đối ngoại. Tuy nhiên, về lâu dài, phong cách và cách thức hoạt động của chính sách đối ngoại cũng sẽ tác động thực chất.

Chính sách đối ngoại của Modi, tương tự như của các chính phủ dân túy khác ở Phương Nam thể hiện một số xu hướng có thể thấy trong đời sống chính trị thế giới ngày nay.

Trên hết đó là sự sụp đổ quyền bá chủ của phương Tây trong lĩnh vực chính trị và kinh tế.

Thay vì thay đổi hoàn toàn tiến trình của các hoạt động chính trị nước ngoài, sự gia tăng toàn cầu của chủ nghĩa dân túy đang củng cố các xu hướng hiện tại, đặc biệt là khuynh hướng đa dạng hóa các quan hệ đối tác quốc tế./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục