Trước thực trạng dân số thế giới ngày càng đông và mật độ dân cư tại các đô thị tăng nhanh, việc xây dựng các hòn đảo nhân tạo ven biển có thể là giải pháp cho tình trạng thiếu đất trong tương lai.
Ông McKinley Conway, một thành viên của Tổ chức Xã hội Thế giới Tương lai (World Future Society- WFS) có trụ sở tại Mỹ, cho biết các hòn đảo nhân tạo tương lai sẽ gồm những nhà máy lớn chế biến nước biển thành nước ngọt, các trạm phát điện, sân bay, cảng biển và các vùng đô thị phát triển mới.
Đặc biệt, các hòn đảo này còn có thể trở thành những "quốc gia siêu nhỏ", thế giới sòng bạc, những nơi có kiểu sống khác lạ, một số hòn đảo sẽ có cuộc sống xa hoa, tươi đẹp, thu hút đông dân cư trên thế giới đến sinh sống.
Dự kiến các dự án đảo nhân tạo sẽ được thực hiện trên diện rộng trong những năm tới, sau khi Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất cho ra đời khu đảo nhân tạo hình cây cọ ngoài khơi vịnh Dubai và Nhật Bản xây dựng sân bay quốc tế Kansai trên một hòn đảo nhân tạo ở vịnh Osaka.
"The Palm" - Đôi cọ vàng Dubai
The Palm là tên gọi chung của 2 hòn đảo nhân tạo lớn nhất thế giới: The Palm Jumeirah và The Palm Jebel Ali.
The Palm được xây dựng từ năm 2001, tại bờ biển thành phố Dubai, thuộc Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE).
Mang hình dáng của 2 cây cọ, The Palm góp phần khẳng định vị trí của Dubai là điểm đến du lịch hàng đầu trên thế giới. Dự kiến The Palm hoàn thành năm 2010, với khoảng 60 khách sạn sang trọng, 4.000 vila cao cấp, hơn 5.000 căn hộ và nhiều nhà hàng, khu mua sắm, dịch vụ vui chơi giải trí khác.
The Palm cũng được vinh dự mệnh danh là "Kỳ quan thứ 8 của thế giới".
"Hulhumale" - Điểm tựa của người Maldives
Tình trạng trái đất nóng dần lên đang là mối đe dọa thực sự cho Cộng hòa Maldives, thiên đường nhiệt đới tại vùng biển Ấn Độ Dương. Đây chính là lý do giúp đảo nhân tạo Hulhumale ra đời.
Nằm không xa thủ đô Male, Hulhumale là một dự án khổng lồ được khởi công từ năm 1997 với chi phí dự tính hàng trăm triệu USD, được chia làm 3 giai đoạn và sẽ hoàn thành vào năm 2020.
Chính quyền Maldives hy vọng hòn đảo nhân tạo trên sẽ chào đón khoảng 45.000 dân đến sinh sống trong 15 năm tới đây.
“Pearl-Qatar” – Viên ngọc của vùng Vịnh
Cách bờ biển Doha, Qatar khoảng 350m thuộc vịnh West Bay Lagoon, đảo nhân tạo Pearl-Qatar là dự án đầu tư bất động sản quốc tế đầu tiên của Qatar.
Pearl-Qatar trải rộng trên diện tích 400ha với tổng trị giá 2,5tỷ USD.
Dự kiến đảo nhân tạo Pearl-Qatar hoàn thành vào cuối năm 2010, sẽ tiếp đón khoảng 30.000 dân cư thượng lưu đến sinh sống./.
Ông McKinley Conway, một thành viên của Tổ chức Xã hội Thế giới Tương lai (World Future Society- WFS) có trụ sở tại Mỹ, cho biết các hòn đảo nhân tạo tương lai sẽ gồm những nhà máy lớn chế biến nước biển thành nước ngọt, các trạm phát điện, sân bay, cảng biển và các vùng đô thị phát triển mới.
Đặc biệt, các hòn đảo này còn có thể trở thành những "quốc gia siêu nhỏ", thế giới sòng bạc, những nơi có kiểu sống khác lạ, một số hòn đảo sẽ có cuộc sống xa hoa, tươi đẹp, thu hút đông dân cư trên thế giới đến sinh sống.
Dự kiến các dự án đảo nhân tạo sẽ được thực hiện trên diện rộng trong những năm tới, sau khi Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất cho ra đời khu đảo nhân tạo hình cây cọ ngoài khơi vịnh Dubai và Nhật Bản xây dựng sân bay quốc tế Kansai trên một hòn đảo nhân tạo ở vịnh Osaka.
"The Palm" - Đôi cọ vàng Dubai
The Palm là tên gọi chung của 2 hòn đảo nhân tạo lớn nhất thế giới: The Palm Jumeirah và The Palm Jebel Ali.
The Palm được xây dựng từ năm 2001, tại bờ biển thành phố Dubai, thuộc Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE).
Mang hình dáng của 2 cây cọ, The Palm góp phần khẳng định vị trí của Dubai là điểm đến du lịch hàng đầu trên thế giới. Dự kiến The Palm hoàn thành năm 2010, với khoảng 60 khách sạn sang trọng, 4.000 vila cao cấp, hơn 5.000 căn hộ và nhiều nhà hàng, khu mua sắm, dịch vụ vui chơi giải trí khác.
The Palm cũng được vinh dự mệnh danh là "Kỳ quan thứ 8 của thế giới".
"Hulhumale" - Điểm tựa của người Maldives
Tình trạng trái đất nóng dần lên đang là mối đe dọa thực sự cho Cộng hòa Maldives, thiên đường nhiệt đới tại vùng biển Ấn Độ Dương. Đây chính là lý do giúp đảo nhân tạo Hulhumale ra đời.
Nằm không xa thủ đô Male, Hulhumale là một dự án khổng lồ được khởi công từ năm 1997 với chi phí dự tính hàng trăm triệu USD, được chia làm 3 giai đoạn và sẽ hoàn thành vào năm 2020.
Chính quyền Maldives hy vọng hòn đảo nhân tạo trên sẽ chào đón khoảng 45.000 dân đến sinh sống trong 15 năm tới đây.
“Pearl-Qatar” – Viên ngọc của vùng Vịnh
Cách bờ biển Doha, Qatar khoảng 350m thuộc vịnh West Bay Lagoon, đảo nhân tạo Pearl-Qatar là dự án đầu tư bất động sản quốc tế đầu tiên của Qatar.
Pearl-Qatar trải rộng trên diện tích 400ha với tổng trị giá 2,5tỷ USD.
Dự kiến đảo nhân tạo Pearl-Qatar hoàn thành vào cuối năm 2010, sẽ tiếp đón khoảng 30.000 dân cư thượng lưu đến sinh sống./.
Phương Nga (Vietnam+)